Phân phối chương trình và Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình và Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phan_phoi_chuong_trinh_va_giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop.docx
Nội dung text: Phân phối chương trình và Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 6
- nhóm giới thiệu kĩ hơn về nghề Nước (Đà Nẵng), làng dệt chiếu Định Yên (Đồng truyền thống đó theo gợi ý: Tháp), + Địa danh (nơi có nghề/làng nghề – Tìm hiểu về những làng nghề này giúp HS chúng đó); ta hiểu thêm về quê hương, đất nước, biết trân trọng + Lịch sử hình thành của nghề giá trị của những nghề truyền thống cha ông đã để hoặc làng nghề đó; lại. +Sản phẩm của làng nghề (điểm nổi bật, điều đặc biệt, độc đáo của sản phẩm, ). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét, hỏi đáp làm rõ thêm thông tin về mỗi làng nghề. - Mời HS chia sẻ cảm nhận sau khi nghe các phần giới thiệu về nghề truyền thống của đất nước. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: TUẦN 29 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Tìm hiểu nghề truyền thống qua thơ, ca, hò, vè a. Mục tiêu: - HS cảm nhận được vẻ đẹp của nghề truyền thống dân tộc thông qua một số câu thơ, bài hát, điệu hỏ, bài vẻ, phổ biến. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè, nói về nghề truyền thống của Việt Nam. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- - Tổ chức cho các nhóm thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè, nói về nghề truyền thống của Việt Nam. - Từng nhóm phải nêu được đúng tên của nghề truyền thống (hoặc sản phẩm của nghề đó) đã được đề cập trong câu thơ/ca dao/tục ngữ mà nhóm mình tìm được. Khi HS tìm hiểu xem có câu thơ, ca dao, tục ngữ, nào nói về nghề truyền thống của địa phương mình hay không. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tham gia thi tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điệu hò, bài vè, nói về nghề truyền thống của Việt Nam. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Những câu thơ, ca dao, tục ngữ, hò, vè, thể hiện một cách sinh động, gần gũi. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / TUẦN 30 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Giao lưu với người làm nghề truyền thống Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Giao lưu với người làm nghề truyền thống
- a. Mục tiêu: HS có cơ hội trực tiếp trao đổi, giao lưu với người làm nghề truyền thống để hiểu rõ hơn về công việc của họ. b. Nội dung: tổ chức giao lưu với nghệ nhân c. Sản phẩm: kết quả cuộc giao lưu của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV phối hợp với Ban giám hiệu để tìm khách mời phù hợp cho buổi giao lưu. - GV thống nhất kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm, giao lưu với khách mời. - Hướng dẫn HS chuẩn bị câu hỏi cho khách mời theo các gợi ý: + Lí do dẫn họ đến với nghề truyền thống; + Những khó khăn, thách thức họ đã từng gặp khi làm nghề; + Những yêu cầu về phẩm chất, kĩ năng đối với nghề; + Tình cảm của họ đối với nghề và với sản phẩm làm ra. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do (nói về đặc điểm nghề truyền thống) và mục tiêu tổ chức hoạt động (để HS biết giữ gìn nghề truyền thống của gia đình hoặc địa phương) - Người dẫn chương trình giới thiệu người làm nghề truyền thống để giới thiệu các nghề nghiệp truyền thống của địa phương (xen kẽ các tiết mục văn nghệ). - TPT chốt lại những biện pháp phát triển và giữ gìn nghề nghiệp truyền thống. - Người dẫn chương trình tặng hoa và cảm ơn người làm nghề truyền thống đã đến với buổi giao lưu, - TPT phân chia khu vực cho các lớp tổ chức trò chơi hoặc biểu diễn dân vũ. TUẦN 30 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Khám phá sự phù hợp của cá nhân với nghề truyền thống a. Mục tiêu: - HS bước đầu tìm hiểu được mối liên hệ giữa một số đặc điểm về tính cách, hứng thú của mình với yêu cầu công việc của các nghề truyền thống. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tìm hiểu về mối liên hệ giữa tính cách, hứng thú của cá nhân với các nghề truyền thống khác nhau c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ – Tính cách, hứng thú và sở trường của mỗi học tập người sẽ phần nào quyết định đến sự phù hợp - Hướng dẫn HS tìm hiểu về mối liên của người đó đối với một nghề nhất định - bao hệ giữa tính cách, hứng thú của cá gồm nghề truyền thống. Hiểu về mối liên hệ
- nhân với các nghề truyền thống khác giữa tính cách, hứng thú của bản thân với các nhau: nghề truyền thống khác nhau giúp HS chúng ta + Trong mỗi nhóm, từng người liệt kê bước đầu có ý thức về định hướng nghề nghiệp ra thẻ màu 3 đặc điểm tính cách nổi của mình trong tương lai. bật hoặc hứng thú, sở trưởng của bản thân. + Thảo luận về những nghề truyền thống (hoặc công việc cụ thể của nghề) có thể phù hợp với tính cách và hứng thú đó. (Ví dụ: người yêu thích và có năng khiếu hội hoạ có thể sẽ phù hợp với công việc vẽ tranh lên các sản phẩm gốm, sứ truyền thống hay sáng tạo hoạ tiết cho vải lụa; người có tính cách cẩn thận, tỉ mỉ có thể phù hợp với những nghề như khâu (chẳm) nón lá;). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. TUẦN 30 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Tìm kiếm nghệ nhân tương lai a. Mục tiêu: - HS xác định được sự phù hợp hoặc chưa phù hợp giữa các phẩm chất, năng lực của mình với công việc của nghề truyền thống. - HS được trải nghiệm thử một buổi phỏng vấn xin việc giả định. b. Nội dung: GV đưa ra tình huống giả định, HS thảo luận để tìm cách xử lí tình huống. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- - GV mở đầu bằng một tình huống giả định, ví dụ: Làng nghề A (tên một làng nghề cụ thể của địa phương) dự kiến mở rộng kinh doanh, do vậy cần tuyển thêm một số thợ mới để đào tạo thành thơ lành nghề. Hôm nay là ngày các thợ cả của làng nghề tổ chức phỏng vấn, tìm hiểu sự phù hợp của một số ứng viên tiềm năng. - Sắp xếp bàn ghế trong lớp phù hợp để mô phỏng một buổi phỏng vấn xin việc tại làng nghề. - Mời hai HS một nam, một nữ (đã có chuẩn bị trước) đóng vai “người tuyển dụng”. Một số bạn khác đóng vai ứng viên đến xin việc làm tại làng nghề. - Người tuyển dụng nêu các yêu cầu cụ thể của nghề truyền thống đang cần tìm thêm người. Người tham gia buổi tuyển dụng phải tìm cách thuyết phục người phỏng vấn về sự phù hợp của mình đối với công việc. - GV hướng dẫn riêng cho bạn đóng vai “người tuyển dụng” một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn các ứng viên, hoặc yêu cầu ứng viên “làm thứ một vài công đoạn của sản xuất làng nghề, Ví dụ một số câu hỏi phỏng vấn: + Vì sao bạn muốn làm nghề này? + Bạn nghĩ mình có thể làm tốt nhất việc gì trong số các công việc của làng nghề hiện nay? + Bạn có những điểm mạnh nào có thể giúp cho bạn làm tốt công việc đang ứng tuyển? Bạn có điểm yếu gì không? + Bạn có kinh nghiệm liên quan đến nghề này không? - Hướng dẫn chung cho các ứng viên về những kĩ năng cần có khi phỏng vấn xin việc, cách thuyết phục “người tuyển dụng” về sự phù hợp của bản thân mình với nghề, đặc biệt là nghề truyền thống. – Hướng dẫn các nhà tuyển dụng công bố kết quả, tóm tắt một số yêu cầu cơ bản chung đối với người làm nghề truyền thống và yêu cầu đặc thù của nghề đang cần tuyển người. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS đóng vai và xử lí tình huống theo hướng dẫn của GV. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận:
- + Mỗi nghề nghiệp đều đòi hỏi các yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kĩ năng, của người làm nghề. Nghề truyền thống còn đòi hỏi những phẩm chất, yêu cầu đặc thù khác như sự cẩn thận, tỉ mỉ, lòng kiên trì, tính tận tâm, + Nhận biết được sự phù hợp (hoặc chưa phù hợp) của bản thân mình đối với công việc làng nghề sẽ giúp cho các em bước đầu biết định hướng nghề nghiệp tương lai và rèn luyện các phẩm chất, năng lực cá nhân. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / TUẦN 31 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 3: Triển lãm tranh, ảnh về nghề truyền thống a. Mục tiêu: - HS thể hiện lòng tự hào, trân trọng với nghề truyền thống của quê hương thông qua hoạt động triển lãm tranh, ảnh. b. Nội dung: HS trưng bày tranh, ảnh về nghề nghiệp c. Sản phẩm: sản phẩm của HS d. Tổ chức thực hiện: - Hướng dẫn HS chuẩn bị cho việc sắp xếp tranh, ảnh đã sưu tầm (hoặc tự và trong triển lãm và phân công người thuyết minh, giới thiệu các bức tranh, ảnh đó. - Mỗi lớp tự chọn góc trưng bày tranh, ảnh về nghề nghiệp bản thân quan tâm để tham quan, tìm hiểu các thông tin qua tranh, ảnh, sách giới thiệu, dụng cụ lao động, quy trình sản xuất, sản phẩm - Đại diện các lớp tiếp đón, giới thiệu gian trưng bày, tham gia thực hành tạo sản phẩm. Chuyên gia tư vấn, GV, cán bộ Đoàn, Đội giải đáp các vấn để, hướng dẫn thực hành.
- - Mời một số em chia sẻ cảm nhận sau khi xem các bức tranh, ảnh và nghe các bạn thuyết minh về nghề truyền thống. - BGK chấm điểm góc trưng bày tranh ảnh, tổng hợp kết quả gửi về TPT. TUẦN 31 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Chúng em và nghề truyền thống a. Mục tiêu: - HS trình bày được suy nghĩ của mình về trách nhiệm của các em trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra trách nhiệm của các em trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. c. Sản phẩm: trách nhiệm của các em trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS chúng ta có trách - GV nêu câu hỏi định hướng: HS chúng ta có trách nhiệm như nhiệm cùng chung tay thế nào trong việc giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của giữ gìn và phát huy nghề địa phương, đất nước? truyền thống của quê - GV phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu. Hướng dẫn các nhóm hương. cùng thảo luận về câu hỏi, sau đó mỗi HS điền vào thẻ màu ít nhất một hành động thể hiện trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. Yêu cầu các nhóm dán thẻ màu của thành viên nhóm mình lên giấy A0). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Chia sẻ kết quả giữa các nhóm bằng hình thức trình bày lần lượt hoặc nhóm này trao đổi kết quả cho nhóm khác (đọc chéo), cùng trao đổi và nhận xét. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. TUẦN 31 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Quảng bá cho nghề truyền thống a. Mục tiêu: - HS thể hiện được các ý tưởng sáng tạo để quảng bá cho nghề truyền thống thông qua việc sáng tác thông điệp, hình ảnh biểu trưng (logo).
- b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS sáng tạo thông điệp và logo quảng bá cho nghề đó c. Sản phẩm: logo hoặc thông điệp HS thiết kế. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Các nhóm chọn một nghề truyền thống để sáng tạo thông điệp và logo quảng bá cho nghề đó (khuyến khích HS chọn nghề của địa phương). - Một số gợi ý cho thông điệp, logo hiệu quả: + Ngắn gọn, rõ ý; + Đơn giản + Ý tưởng độc đáo; + Thu hút chú ý; + Hình ảnh đẹp, tính thẩm mĩ cao (logo); + Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu (thông điệp). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ trước lớp về logo đã thiết kế - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. - Hướng dẫn HS bình chọn cho sản phẩm thông điệp/logo hay, có ý nghĩa nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: + Những thông điệp, hình ảnh biểu trưng có ý nghĩa và sáng tạo sẽ góp phần quảng bá cho nghề truyền thống một cách hiệu quả. + Đất nước ta có rất nhiều nghề truyền thống độc đáo, giàu ý nghĩa lịch sử và văn hoá. + Mỗi nghề truyền thống đều đòi hỏi các yêu cầu cụ thể về phẩm chất, kiến thức, kĩ năng của người làm nghề. + Mỗi nghề truyền thống đều đáng quý, có giá trị đối với cộng đồng, xã hội và cần được giữ gìn.
- Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / 31. AN TOÀN LAO ĐỘNG Ở CÁC LÀNG NGHỀ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được một số hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống. - Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống. 2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tích cực, tự giác tìm hiểu, thu thập thông tin về an toàn lao động đối với nghề truyền thống. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong việc tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập của chủ đề. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng tìm kiếm thông tin để giải ô chữ về an toàn lao động ở các làng nghề; tìm hiểu và đưa ra các cách thức để sử dụng an toàn công cụ, nguyên liệu lao động của một số nghề truyền thống. - Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm. - Định hướng nghề nghiệp: Nắm được thông tin chính về các công cụ, nguyên liệu lao động của một số nghề truyền thống; nhận diện được các yêu cầu về an toàn lao động đối với một số nghề. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tổ chức và tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Có ý thức về trách nhiệm người HS trong việc bảo vệ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống và cùng thực hiện an toàn lao động đối với nghề truyền thống. - Nhân ái: Quan tâm đến sự an toàn của những người làm nghề truyền thống. - Trung thực: Công bằng, khách quan trong đánh giá các nghề truyền thống khác nhau và giá trị các nghề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Hướng dẫn HS tìm kiếm, đọc trước tài liệu về các công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống tiêu biểu của Việt Nam như: nghề dệt lụa ở Vạn Phúc, nghề làm tranh Đông Hồ, nghề làm trống Đọi Tam, nghề làm nón lá, nghề khảm trai, nghề làm gốm, (Căn cứ vào Phụ lục của hoạt động 1, GV có thể phân công mỗi nhóm tìm hiểu về công cụ, nguyên liệu của một nghề).
- - Tư liệu tham khảo cho Hoạt động 1 (Phụ lục): bộ tranh ảnh công cụ, nguyên liệu làm nghề truyền thống và câu hỏi đi kèm (GV photo, cắt rời để phát cho mỗi nhóm, đưa bộ tranh này vào file trình chiếu hoặc tìm hình ảnh tương tự trong sách,báo, mạng internet để sử dụng. Nếu có điều kiện, sử dụng hình ảnh màu để chân thực, rõ nét, HS dễ hình dung hơn). - Hướng dẫn HS tìm hiểu, đọc trước thông tin về các yêu cầu an toàn lao động nói chung và an toàn lao động ở các làng nghề truyền thống nói riêng. – Ô chữ về an toàn lao động (cho HS) và đáp án cho GV. - Giấy A0/A1, các thẻ màu, bút dạ và bút màu. 2. Đối với HS - SGK, đồ dùng học tập chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 32 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Toạ đàm: Ước mơ nghề nghiệp của em Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Toạ đàm: Ước mơ nghề nghiệp của em a. Mục tiêu: - HS rèn luyện bản thân để thực hiện nghề nghiệp mình mơ ước. - Tự tin, hào hứng tham gia buổi tọa đàm b. Nội dung: tổ chức buổi tọa đàm. c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS. d. Tổ chức thực hiện: HS dẫn chương trình: - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- - Giới thiệu nội dung tọa đàm - Giới thiệu danh sách khách mời của buổi tọa đàm - Tiến hành các phần trong buổi tọa đàm. HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết buổi tọa đàm a. Mục tiêu: Tự hào về những thành quả đạt được khi tham gia tọa đàm b. Nội dung: GV nhận xét và trao quà cho HS c. Sản phẩm: kết quả buổi tọa đàm d. Tổ chức thực hiện: - GV nhận xét chung về buổi tọa đàm - Trao quà lưu niệm: trân trọng, vui vẻ. + Mời tất cả nhóm và HS tham gia giao lưu lên sân khấu. + Mời TPT, Bí thư Chi đoàn trao quà lưu niệm khách mời buổi tọa đàm. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi: Qua buổi tọa đàm hôm nay, em rút ra bài học gì cho bản thân? Em có hướng phấn đấu thế nào trong thời gian tới? - HS chia sẻ ý kiến/ thu hoạch của bản thân sau khi tham gia hoạt động. TUẦN 32 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Tìm hiểu công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống - Sử dụng công cụ lao động an toàn trong nghề truyền thống Hoạt động 1: Tìm hiểu công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống a. Mục tiêu: - HS nêu được các hoạt động đặc trưng, yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề truyền thống. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận tìm hiểu về công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu công cụ, - GV phát cho mỗi nhóm một bộ 4 bức tranh, ảnh về công cụ, trang nguyên liệu của một thiết bị, nguyên liệu của một số nghề truyền thống và hỏi: có em số nghề truyền nào biết về cách sử dụng các công cụ, nguyên liệu này không? thống - Mỗi một nghề truyền thống đều có
- những hoạt động đặc trưng, gắn liền với những công cụ, dụng cụ và nguyên liệu riêng, làm nên sự độc đáo, thú vị của làng nghề. - Những công cụ, nguyên liệu đặc thù của mỗi nghề truyền thống cũng đặt ra yêu cầu cần thiết về an toàn lao động trong khi làm nghề. - GV cung cấp thêm thông tin về các loại công cụ trên và cách sử Ví dụ: dụng. • Hình 1 – Bản - GV chiếu lên bảng hình ảnh một số công cụ, nguyên liệu của khắc gỗ, nghề truyền thống và 8 câu hỏi đi kèm (xem Phụ lục 1). công cụ của - Các nhóm quan sát hình ảnh và trả lời nhanh câu hỏi về công cụ, nghề làm nguyên liệu đó (quy định thời gian tối đa 15 giây/câu). tranh Đông Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hồ - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. • Hình 2 – - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Khung cửi, Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận công cụ của - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. nghề dệt lụa - Nhóm nào trả lời đúng nhiều câu nhất là nhóm chiến thắng. • Hình 3 – - GV giới thiệu thêm thông tin bổ về công sung nguyên liệu trong Khung nón, hình và mối liên hệ với sản phẩm làng nghề. công cụ của Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập nghề chằm - GV nhận xét, kết luận. nón • Hình 4 – Vỏ ốc, vỏ trai – nguyên liệu chính của nghề khảm trai – Đề nghị HS quan sát kĩ và cho biết đó là công cụ hoặc nguyên liệu của nghề truyền thống nào. Hoạt động 2: Sử dụng công cụ lao động an toàn trong nghề truyền thống a. Mục tiêu: - HS tìm hiểu được cách sử dụng an toàn một số công cụ và nguyên liệu của nghề truyền thống.
- b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận luận về việc sử dụng công cụ lao động an toàn trong các nghề truyền thống c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 2. Sử dụng công cụ lao động an toàn tập trong nghề truyền thống - Tổ chức cho HS thảo luận về việc sử dụng – Như mọi ngành nghề khác, nghề truyền công cụ lao động an toàn trong các nghề thống đòi hỏi phải luôn tuân thủ chặt chẽ truyền thống: các quy tắc an toàn khi lao động. + Mỗi nhóm bốc thăm 1 công cụ/nguyên – Sử dụng các công cụ, nguyên liệu một liệu ở Hoạt động 1. cách an toàn sẽ góp phần trong việc đảm + Thảo luận về những nguy cơ liên quan bảo an toàn chung cho lao động làng đến an toàn cho người lao động có thể xảy nghề. ra khi sử dụng các công cụ nguyên liệu đó. + Nêu cách sử dụng an toàn những công cụ, nguyên liệu này khi làm các nghề truyền thống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Mời một số em nêu ý nghĩa của việc sử dụng công cụ lao động an toàn khi làm nghề truyền thống. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. TUẦN 32 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Giải ô chữ về an toàn lao động làng nghề a. Mục tiêu: - HS tìm hiểu thông tin về an toàn lao động nói chung và an toàn lao động của làng nghề nói riêng thông qua trò chơi giải ô chữ. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi giải ô chữ c. Sản phẩm: từ khóa ĐẢM BẢO AN TOÀN d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Tổ chức cho HS thi giải ô chữ theo nhóm để tìm ra ô chữ hàng dọc về chủ đề an toàn khi tham gia lao động. - GV phổ biến luật chơi và gợi ý để mở ô chữ ngang, dọc (xem đáp án ô chữ ở Phụ lục 2): + Ô chữ hàng dọc bao gồm 12 chữ cái, gợi ý: “Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề”. + Trong mỗi lượt chơi, các đội chơi dựa trên gợi ý đã cho để đoán ô hàng ngang. Các đội có thể sử dụng phương tiện hỗ trợ để tra cứu thông tin trong khi chơi. Lưu ý, các chữ in đậm trong phần gợi ý ô hàng ngang là từ khoá để tìm thông tin cho ô chữ đó. + Mỗi ô hàng ngang sau khi mở ra sẽ xuất hiện 1 chữ cái thuộc ô hàng dọc. + Sau khi đã mở hết các ô hàng ngang, những chữ cái xuất hiện trong ô hàng dọc (màu đỏ) sẽ là đáp án cuối cùng của cả ô chữ. + Các đội chơi có thể đoán ô hàng dọc bất kì lúc nào nếu tìm ra đáp án sớm (không cần chờ đến khi mở hết các ô hàng ngang), nhưng đội nào đoán sai ô hàng dọc sẽ bị mất lượt và không được chơi tiếp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tham gia trò chơi và tìm ra từ khóa: ĐẢM BẢO AN TOÀN - Trao phần thưởng (nếu có) cho nhóm giải được ô chữ đầu tiên. - Mời HS chia sẻ suy nghĩ về ô chữ hàng dọc đã giải được. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Đảm bảo an toàn trong lao động nói chung và ở các làng nghề nói riêng là yêu cầu vô cùng quan trọng. Giữ an toàn cho mình cũng là giữ an toàn cho mọi người. Phụ lục 1 (Hoạt động 1) Tìm hiểu tên gọi, cách sử dụng công cụ, nguyên liệu của một số nghề truyền thống. Có 8 câu hỏi, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không có điểm. 1. Dụng cụ này ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) tên là gì? A. Bàn đá B. Bàn quay C. Bàn nặn gốm D. Bàn xoay 2. Đây là công cụ gì của các làng nghề dệt lụa? A. Khung cửi B. Máy kéo tơ C. Máy dệt D. Máy sợi 3. Trong nghề dệt lụa, dụng cụ này tên gọi là gì? A. Con thoi B. Con lăn C. Con quay D. Cái còn 4. Trong quy trình làm sản phẩm sơn mài ở làng nghề, nguyên liệu làm nên màu ngoài của 2 lọ tăm trên là gì? A. Vỏ sò B. Vỏ chuối C. Vỏ trai D. Vỏ trứng 5. Đây là công cụ trong nghề làm nón lá của miền Tây Nam Bộ? A. Khung cửi B. Khung nón C. Khung chằm D. Vành nón 6. Loại giấy nào được dùng để in tranh ở làng tranh Đông Hồ (Hà Nội)? A. Giấy báo cũ B. Giấy pơ luya
- C. Giấy dó D. Giấy lụa 7. Ở làng nghề làm tranh Đông Hồ, các vật như trong hình trên được gọi là gì? A. Bản khắc gỗ B. Khung tranh C. Mẫu tranh D. Tranh đã hoàn thiện 8. Ở làng nghề truyền thống làm trống Đọi Tam (Hà Nam), nguyên liệu để làm ra chiếc trống là: A. Da trâu và gỗ lim B. Da bò và gỗ lim C. Da trâu và gỗ mít D. Da bò và gỗ mít. Phụ lục 2 (Hoạt động 2) Gợi ý các ô chữ hàng ngang: GV đọc to hoặc trình chiếu cho HS xem, phần in đậm là các từ khoá để giúp tìm thông tin cho ô chữ: 1. Sáu chữ cái: Tên một huyện ở Kiên Giang, nơi có làng nghề nắn nồi đất. HÒN ĐẤT 2. Sáu chữ cái: Tên một làng nghề dệt ở xã Nội Duệ (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). ĐÌNH CẢ 3. Bảy chữ cái: Đây là hành động cần làm thường xuyên đối với mọi công cụ lao động để bảo đảm cho chúng vận hành an toàn. KIỂM TRA 4. Bảy chữ cái: Đây là hai yếu tố góp phần tạo nên ô nhiễm và nguy cơ với sức khoẻ người lao động ở các làng nghề - nhất là mắt và hệ hô hấp. KHÓI BỤI 5. Mười một chữ cái: Đây là một hướng sản xuất thân thiện với môi trường, góp phần đảm bảo an toàn sức khoẻ người lao động. SẢN XUẤT XANH 6. Bảy chữ cái: Tên một làng thuộc quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), nơi có nghề đá mĩ nghệ.NON NƯỚC 7. Sáu chữ cái: Mọi người lao động đều cố gắng tránh để điều này xảy ra trong lúc làm việc. ΤΑΙ ΝẠΝ 8. Bảy chữ cái: Tên một loại trang thiết bị bảo hộ lao động rất phổ biến để giữ an toàn cho người làm nghề. GĂNG TAY 9. Bảy chữ cái: Đức tính mỗi người lao động đều cần rèn luyện để bảo đảm an toàn khi sử dụng công cụ lao động. CẨN THẬN 10. Sáu chữ cái: Khi tự mình không thể giải quyết sự cố mất an toàn xảy ra trong khi lao động thì người lao động cần ngay cho người có trách nhiệm. BÁO CÁO 11. Tảm chữ cái: Tên một làng nghề truyền thống ở Hà Nội, nơi có nghề làm cổm nổi tiếng. LÀNG VÒNG 12. Sáu chữ cái: Tình trạng này sẽ góp phần làm cho môi trường của các làng nghề bị mất an toàn. Ô NHIỄM
- 32. ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 8 I. MỤC TIÊU - HS chia sẻ về những cảm xúc của các em khi tham gia các hoạt động của chủ đề Con đường tương lai. – HS rèn khả năng tự nhận xét, tự đánh giá bản thân. - HS đánh giá tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của các bạn trong nhóm, trong lớp. II. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ 1. Đánh giá chung về sự tham gia của bản thân và các bạn cùng nhóm trong hoạt động của chủ đề Hãy tự đánh giá bản thân và các bạn theo 3 mức độ gợi ý sau: (3 Điểm) Rất tích cực (2 điểm) Tích cực (1 điểm) Chưa tích cực. Đánh giá sự tham gia vào các hoạt động Của bản thân em Của các bạn trong nhóm 2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề Nội dung tự đánh gia Mức độ (điểm) - HTT: 5 - HT: 3 - Cần cố gắng: 2 Em tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam. Em nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống. Em xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống. Em nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống. Em nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau. Dùng một cụm từ ngắn mô tả cảm nhận của em sau khi học chủ đề này: 3. Phát biểu tự do những cảm nhận của mình về chủ đề đã học – Em đã học được điều gì từ chủ đề này? Điều gì làm cho em thấy ấn tượng nhất về chủ đề? – Liên hệ về trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống về định hướng nghề nghiệp của các em trong tương lai. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / 33. CHỦ ĐỀ 9: CHÀO MÙA HÈ – THÁNG 5
- MỤC TIÊU – YÊU CẦU CẦN ĐẠT: • Phát hiện sở thích, khả năng của bản thân • Tự tin với sở thích và khả năng của bản thân • Biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè. 34. ĐÓN HÈ VUI VÀ AN TOÀN I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày những kiến thức liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bản thân khi mùa hè đến. - Tìm hiểu về những hoạt động có thể tham gia trong dịp hè. - Nhận biết được những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong mùa hè. 2. Về năng lực: HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết được những nguy cơ gây mất an toàn trong mùa hè và đưa ra cách thức chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bản thân trong các hoạt động hè. - Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình làm việc nhóm, trong giải quyết các tình huống cần đảm bảo an toàn trong mùa hè. - Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân. - Tổ chức và thiết kế hoạt động: Làm việc nhóm, cùng luyện tập và thể hiện 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ của bản thân. - Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu những kiến thức chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bản thân trong mùa hè (trên mạng internet, trên báo chí, hỏi bố mẹ, người lớn, ). - GV chuẩn bị 4 tấm thẻ có biểu tượng của từng lĩnh vực để HS bốc thăm (nước, giao thông, vật dụng gia đình, thực phẩm). - Giấy A4, A0, giấy nhớ, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu.
- 2. Đối với HS - sgk, đồ dùng học tập theo hướng dẫn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 33 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Giới thiệu hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Giới thiệu hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè a. Mục tiêu: - HS biết các hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè. b. Nội dung: tổ chức buổi Giới thiệu hoạt động của các câu lạc bộ mùa hè c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của HS. d. Tổ chức thực hiện: - TPT triển khai nội dung triển khai: + Các Thành viên tham gia bao gồm GV, HS sẽ được phân công nhiệm vụ và thành lập Ban điều hành CLB. + CLB thực hiện các hoạt động với các bạn Hs hòa nhập trước ở bất kỳ nội dung hoạt động nào mà Ban điều hành Câu lạc bộ kết nối với đối tác hỗ trợ hay nội dung các thành viên thảo luận mong muốn được học (phát triển tư duy cá nhân và tự tin nói lên cảm nghĩ của chính mình với mọi người). + Sau đó, mời các Học sinh bình thường tại trường tham gia hay người chơi bên ngoài tham gia cùng các bạn Hòa nhập tiếp cận trước sẽ tự tin hơn khi thực hiện lần 2 với các bạn khác sau đó. - TPT Phân công nhiệm vụ: + GVCN đăng kí tham gia CLB.
- + Hỗ trợ địa điểm, sân bãi, lớp học, máy chiếu, bàn ghế . + Tạo điều kiện thuận lợi để CLB duy trì hoạt động, giới thiệu mô hình CLB đến các trường hòa nhập khác trong địa bàn Quận 5 (sau khi thí điểm tại trường thành công). + HS tham gia CLB. + Kêu gọi nhà tài trợ cho CLB vận hành theo hình thức đóng góp quỹ để mua dụng cụ thực hành mỗi nội dung hoạt động. - GV tổng kết hoạt động và triển khai. TUẦN 33 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 1. Kỉ niệm mùa hè 2. Lập nhóm cùng sở thích, khả năng Hoạt động 1: Kỉ niệm mùa hè a. Mục tiêu: - HS nhớ lại và chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ của mình trong những mùa hè trước. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ về kỉ niệm đáng nhớ của mình trong những mùa hè trước c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Kỉ niệm mùa hè - GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về kỉ niệm - Gợi nhắc lại những kỉ niệm của mùa đáng nhớ của mình trong những mùa hè trước: hè trước sẽ giúp các em trân trọng hơn Sự kiện/ câu chuyện đó là gì? Sự kiện câu những gì đã qua, đồng thời chuẩn bị chuyện ấy diễn ra vào thời điểm nào? Điều gì cho một mùa hè mới với nhiều hoạt khiến em không thể quên? động bổ ích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS kể về kỉ niệm đáng nhớ. - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện một số HS lên chia sẻ trước lớp. - GV và HS khác có thể đặt câu hỏi cho HS trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Lập nhóm cùng sở thích, khả năng a. Mục tiêu: - HS lập nhóm bạn cùng sở thích, khả năng để tham gia hoạt động hè.
- - Lập kế hoạch hoạt động chung của cả nhóm trong hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lập nhóm có cùng sở thích, khả năng và Lập kế hoạch hoạt động chung của cả nhóm trong hè. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Lập nhóm - Mỗi HS viết sở thích, khả năng của mình lên tờ giấy và dán trước ngực. cùng sở thích, - Các bạn có cùng sở thích, khả năng sẽ tập hợp lại thành một nhóm và khả năng cùng nhau thảo luận về kế hoạch hoạt động chung của nhóm trong hè: + Tên nhóm; + Tên nhóm; +Loại hình hoạt +Loại hình hoạt động (môn tập luyện); động + Mục tiêu hoạt động hè; + Mục tiêu hoạt + Dự kiến thời gian hoạt động; động hè; + Địa điểm. + Dự kiến thời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập gian hoạt động; - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. + Địa điểm. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: Tìm được những người bạn có cùng sở thích, khả năng và lập nhóm tham gia các hoạt động hè sẽ giúp các em có động lực rèn luyện, tự tin và phát triển những sở thích, khả năng của bản thân, đồng thời có những niềm vui bên bạn bè. TUẦN 33 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Tự tin thể hiện khả năng a. Mục tiêu: - HS tự tin thể hiện khả năng trước lớp. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS cùng thống nhất lựa chọn một tiết mục thể hiện khả năng của nhóm mình. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Các nhóm (đã được thành lập ở hoạt động trên) sẽ cùng thống nhất lựa chọn một tiết mục thể hiện khả năng của nhóm để trình diễn trước lớp (Ví dụ: đá cầu, tâng bóng, hát, múa, nhảy, ).
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình diễn tiết mục của nhóm mình trước lớp. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: Mỗi người đều có quyền tự hào về những khả năng riêng của mình và tự tin thể hiện chúng trước mọi người. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / TUẦN 34 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Mùa hè đội viên Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Mùa hè đội viên a. Mục tiêu: HS biết học tập và rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ. b. Nội dung: tổng kết năm học c. Sản phẩm: kết quả buổi tổng kết. d. Tổ chức thực hiện: - GV nhắc nhở HS giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.
- - GV kể câu chuyện về những công việc Bác Hồ đã trải qua trong thời gian tìm đường cứu nước. - HS các lớp được phân công lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ nói về Bác Hồ. - GV yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình. - GV yêu cầu HS chia sẻ: Qua hoạt động này, em học tập được những gì từ Bắc Hồ và rèn luyện như thế nào để trở thành tấm gương sáng? - GV tổng kết hoạt động. TUẦN 34 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Đón hè an toàn - Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè Hoạt động 1: Đón hè an toàn a. Mục tiêu: - HS nhận biết được những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra với các em trong khi tham gia các hoạt động mùa hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra với các em trong khi tham gia các hoạt động mùa hè. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Đón hè an toàn tập - Mùa hè đến, bên cạnh những giây phút được - GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ để nghỉ ngơi, vui chơi cũng sẽ tiềm ẩn rất nhiều thảo luận. nguy cơ mất an toàn liên quan đến nước, khi - GV mời đại diện mỗi nhóm lên bốc tham gia giao thông, khi sử dụng các vật dụng thăm chủ đề thảo luận được ghi trên các trong gia đình và khi sử dụng thực phẩm. Các tấm thẻ đã chuẩn bị trước (nước, giao em cần trang bị cho mình những kiến thức và thông, vật dụng gia đình, thực phẩm). kĩ năng phòng tránh các nguy cơ ấy để chúng - Mỗi nhóm sẽ thảo luận trong vòng 5 ta có một mùa hè an toàn. phút. - Kết thúc thời gian thảo luận, 4 nhóm HS xếp thành 4 hàng dọc. Lần lượt từng HS lên bảng ghi những nguy cơ mất an toàn liên quan đến lĩnh vực của nhóm mình theo hình thức thi tiếp sức. Trong vòng 5 phút, nhóm nào ghi được nhiều và đúng các nguy cơ sẽ giành chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm chia sẻ về cách thức phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn trong khi tham gia các hoạt động hè. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: Hoạt động 2: Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè a. Mục tiêu: - HS biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra những vấn đề liên quan đến sức khoẻ có thể gặp phải trong mùa hè và nêu cách bảo vệ sức khỏe bản thân. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ KIẾN SẢN PHẨM GV - HS Bước 1: GV chuyển 2. Chăm sóc, bảo vệ bản thân trong mùa hè giao nhiệm vụ học - Mùa hè đến, chúng ta cần biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân tập để phòng tránh những vấn đề liên quan đến sức khoẻ như cảm GV tổ chức cho HS nắng, ốm, viêm họng, sốt xuất huyết, Để thực sự có một mùa thảo luận cặp đôi về: hè vui, khoẻ, các em cần có chế độ ăn uống, ngơi, tập luyện, vui – Những vấn đề liên chơi hợp lí. quan đến sức khoẻ có thể gặp phải trong mùa hè: + Vấn đề đó là gì? + Nguyên nhân; + Nguy cơ/hậu quả; + Cách xử lí nếu gặp phải; + Cách phòng tránh. – Nêu các cách thức chăm sóc, bảo vệ bản thân khi mùa hè đến. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. TUẦN 34 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Hát về mùa hè a. Mục tiêu: - HS hát những ca khúc về mùa hè. - Thể hiện tâm trạng vui vẻ, phấn chấn, háo hức đón kì nghỉ hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tham gia hát những câu hát có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm sẽ lần lượt hát những câu hát có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”. Nếu đến lượt mà nhóm nào không hát được sẽ bị thua. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- - HS tham gia hát những câu có từ “hè”, “mùa hè”, “hạ”, “mùa hạ”. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.Trao thưởng cho HS chiến thắng. - GV kết luận: Những bài hát về mùa hè với giai điệu rất vui tươi, sôi nổi sẽ giúp các em luôn cảm thấy vui vẻ, tươi trẻ. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / 35.KẾ HOẠCH HÈ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Tìm hiểu về những hoạt động có thể tham gia trong dịp hè. 2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực: - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; biết rèn luyện bản thân để khắc phục hạn chế, phát triển bản thân tốt hơn. - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập; duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được kế hoạch hoạt động hè phù hợp với nhu cầu, khả năng, điều kiện của bản thân. 3. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ của bản thân. - Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt. - Trung thực: Nêu ra những mong muốn thực sự của bản thân trong kì nghỉ hè, lập và thực hiện đúng kế hoạch hè của bản thân. - Nhân ái: Yêu quý thầy cô, bạn bè. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV - Yêu cầu HS chuẩn bị giấy A0, A4, bút chì, bút màu. 2. Đối với HS - SGK, giấy A0, A4, bút chì, bút màu.
- III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẦN 35 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ Lời nhắn nhủ của thầy cô Hoạt động 1: Chào cờ a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển. b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét. c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT. d. Tổ chức thực hiện: - HS điều khiển lễ chào cờ. - Lớp trực tuần nhận xét thi đua. - TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. Hoạt động 2: Tổng kết năm học a. Mục tiêu: Biết được kết quả học tập, rèn luyện của toàn trường trong năm học vừa qua, từ đó phấn đấu năm học mới. - Nghe lời nhắn nhủ của thầy cô. b. Nội dung: tổng kết năm học c. Sản phẩm: kết quả buổi tổng kết. d. Tổ chức thực hiện: 1. GV dẫn chương trình, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 2. Hiệu trưởng tổng kết thi đua năm học 3. Tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học(đại diện lãnh đạo trường đọc quyết định khen thưởng; trao phần thưởng); 4. Đại biểu chúc mừng thành tích nhà trường 5. Chương trình văn nghệ của HS khối lớp 9 6. Bí thư Đoàn trường phát động phong trào “Mùa hè xanh”; Đại điện HS hưởng ứng 7. GV gửi lời nhắn nhủ và động viên HS để tham gia hè an toàn, bổ ích và chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới đạt nhiều thành tích trong học tập. 8. Bế mạc, toàn trường biểu diễn dân vũ. TUẦN 35 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC - Mong muốn trong kì nghỉ hè
- - Kế hoạch hè của em Hoạt động 1. Mong muốn trong kì nghỉ hè a. Mục tiêu: - HS chia sẻ được những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Mong muốn trong kì nghỉ hè - GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về những - Mùa hè là khoảng thời gian mà mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè theo mỗi cá nhân có thể thực hiện những các gợi ý sau: điều muốn của riêng mình. + Mong muốn trong hoạt động học tập (Em muốn tìm hiểu thêm về môn học nào? Vì sao?). + Mong muốn trong hoạt động vui chơi, giải trí (Em muốn được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí nào? Vì sao?). + Mong muốn trong hoạt động tham quan, du lịch (Em muốn được đi du lịch ở đâu? Vì sao?). + Mong muốn trong hoạt động rèn luyện bản thân (Em muốn học chơi môn thể thao nào? Em muốn rèn luyện tính cách nào của bản thân?). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các cặp đôi chia sẻ về những mong muốn của bản thân trong kì nghỉ hè. - GV và HS của các cặp đôi khác có thể đặt câu hỏi cho cặp đôi trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Kế hoạch hè của em a. Mục tiêu: - HS xây dựng được kế hoạch hè của bản thân. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS xây dựng kế hoạch hè của bản thân c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện:
- HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ 2. Kế hoạch hè của em học tập - Việc xây dựng chi tiết kế hoạch hè của mình - GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch sẽ giúp các em sắp xếp thời gian hợp lí và hè của bản thân, thể hiện các hoạt động thực hiện có hiệu quả những dự định của bằng các biểu tượng trên giấy A4. mình. Ví dụ: + Hoạt động học tập: vẽ bút, vở; + Chơi thể thao: vẽ quả bóng đá, vợt cầu lông; + Đi du lịch: vẽ ô tô, máy bay, tàu hoả; + Về quê: vẽ cảnh làng quê. - GV yêu cầu HS xây dựng thời gian biểu mùa hè của mình trong một ngày/ một tuần/một tháng hoặc cả mùa hè. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS hoàn thành kế hoạch trong khoảng thời gian 10 phút. - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp kế hoạch hè của mình. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập – GV khen ngợi và mong muốn HS triển hiệu quả kế hoạch - GV nhận xét, kết luận. TUẦN 35 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP Lời chúc mùa hè a. Mục tiêu: - HS viết lời nhắn gửi đến thầy cô, bạn bè trong lớp. - HS biết cách thể hiện tình cảm với thầy cô, bạn bè. - Thắt chặt tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương giữa các thành viên trong lớp. b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS HS viết lên thẻ giấy những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS viết lên thẻ giấy (đã chuẩn bị trước) những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp. - Trao gửi lời chúc tới thầy cô và bạn bè. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS chia sẻ trước lớp về những lời chúc nghỉ hè tới thầy cô, bạn bè trong lớp. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi. - GV kết luận: + Gửi lời chúc nghỉ hè đến thầy cô và bạn bè là cách thể hiện tình cảm rất đáng quý, đáng trân trọng. + Cần chú ý đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động hè, trang bị cho mình những hiểu biết, kĩ năng để bảo vệ và chăm sóc bản thân thật tốt. + Việc xây dựng kế hoạch hè sẽ giúp các em lựa chọn được những hoạt động phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và sử dụng thời gian hợp lí cho mùa hè an toàn, vui, khoẻ, bổ ích. 36. ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 9 I. MỤC TIÊU - HS tổng kết, đánh giá những gì tiếp thu được từ chủ đề Chào mùa hè. II. TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ 1. Đánh giá mức độ tham gia của em trong các hoạt động Hãy đánh dấu x trước phương án phù hợp: ( ) Rất tích cực ( ) Tích cực ( ) Chưa tích cực. 2. Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng: Các nhiệm vụ Kết quả thực hiện Hoàn Hoàn Cần cố thành tốt thành gắng
- Em phát hiện được sở thích, khả năng của bản thân. Em tự tin thể hiện khả năng của bản thân trước các bạn. Em biết cách tự chăm sóc bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè. Em biết cách tự bảo vệ bản thân khi tham gia các hoạt động trong hè. Em nhận biết được các vấn đề về sức khoẻ có thể xuất hiện trong mùa hè. Em biết cách phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia các hoạt động trong mùa hè. 3. Đánh giá đồng đẳng trong hoạt động nhóm Tên chủ đề: Tên hoạt động nhóm: Em hãy đánh giá sự tích cực tham gia hoạt động và kết quả làm việc của các bạn trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề bằng cách đánh dấu x vào những ô phù hợp: Họ và Mức độ tích cực Kết quả làm việc tên Rất tích Tích Chưa tích Tốt Bình Chưa cực cực cực thường tốt 4. Trả lời câu hỏi GV yêu cầu HS trả lời vào giấy những câu hỏi sau: - Em thích (hoặc không thích) hoạt động nào trong chủ đề này? Vì sao? - Em có nhận xét gì về sự tham gia hoạt động của các bạn? - Hãy nêu những mong muốn của bản thân khi tham gia vào những tiếp theo. 5. Phát biểu cảm tưởng của em sau khi tham gia các hoạt động “Chào mùa hè”.