Tiết 121: Chương trình địa phương giới thiệu văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

pptx 31 trang minh70 16520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiết 121: Chương trình địa phương giới thiệu văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxtiet_121_chuong_trinh_dia_phuong_gioi_thieu_van_hoa_cong_chi.pptx

Nội dung text: Tiết 121: Chương trình địa phương giới thiệu văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

  1. TÂY NGUYÊN
  2. TIẾT 121: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG GIỚI THIỆU VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
  3. • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là vào ngày 15- 11-2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê- đê, Jarai, Ba Na,
  4.  Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng bến nước, ), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó ( nhà dài, nhà rông, ),  Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây Nguyên. Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.
  5. • Vài nét sơ lược về cồng chiêng Tây Nguyên: ➢ Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
  6. ➢ Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác . Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
  7. ➢ Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá, tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng.Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên.
  8. ➢ Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo.
  9. Cần phải đẩy mạnh công tác sưu tầm, ghi chép những bài chiêng, những sinh hoạt văn hóa, âm nhạc gắn bó với cồng chiêng. Ghi âm, ghi hình các tài liệu, tư liệu về cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để lưu giữ, bảo quản và phát huy lâu dài. Xây dựng một chiến lược dài hạn cho việc phục hồi, bảo tồn và phát huy di sản cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Ðẩy mạnh công tác đào tạo trong các trường nghệ thuật về cồng chiêng và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
  10. Được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào của cả nước và đồng thời vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của nó cũng lại là vấn đề không kém phần quan trọng và cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chúng ta. Làm tốt công việc ấy không chỉ có ý nghĩa đối với hôm nay mà cả với mai sau.
  11. Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên ở Đắk Lắk . Ngày 25 tháng 11 năm 2007
  12. LỄ CHÀO NĂM MỚI
  13. LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI
  14. MÙA LỂ TẾT: ĂN NĂM UỐNG THÁNG
  15. Lễ hội Pơ thi (lễ bỏ mả) của người Jrai
  16. Cồng chiêng Tây Nguyên được trưng bày tại Biệt điệt Bảo Đại.
  17. Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè. Vào ngày lễ tết, hình ảnh quen thuộc bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người Người Giarai có các bài chiêng Juan, Trum vang Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi Âm thanh của cồng chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của buôn làng. Đây là sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.
  18. Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông- Nam Á, bởi những yếu tố sau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có trong lịch sử.
  19. • Nhiều quốc gia Đông Nam Á có cồng chiêng, nhưng chỉ có Cồng chiêng Tây Nguyên (CCTN) được UNESCO công nhận, điều này chứng minh giá trị văn hoá phi vật thể của loại nhạc cụ này trong dòng chảy văn hoá nhân loại.
  20. Về kỹ thuật, ở các nước khác, mỗi người đánh một chục cái chiêng, cả dàn chiêng. Nhưng riêng ở VN, mỗi người đánh chỉ một chiêng. Và như thế dàn chiêng có bao nhiêu cái thì có bấy nhiêu người. Điều đó chứng tỏ tính âm nhạc phổ biến đến từng người và để thực hiện được một bài chiêng thì mỗi người tuy đánh một chiêng nhưng phải biết tất cả các chiêng khác đánh thế nào! Thế là tài năng của toàn dân rồi!
  21. Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồng chiêng từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về "nắn" lại thanh âm theo cách của mình - đó là những hoạt động "giao thương" theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay. Ngay cả "chiêng Lào" mà người Tây Nguyên sở hữu cũng không phải được chế tác từ Lào mà chỉ là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến quan điểm nhất quán rằng cồng chiêng Tây Nguyên cũng chính là cồng chiêng Việt