Vật lí 12 - Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập hiện tượng quang điện
Bạn đang xem tài liệu "Vật lí 12 - Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập hiện tượng quang điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- vat_li_12_cau_hoi_trac_nghiem_on_tap_hien_tuong_quang_dien.pptx
Nội dung text: Vật lí 12 - Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập hiện tượng quang điện
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 1: Tất cả các phôtôn trong chân không có cùng: A. tốc độ B. bước sóng C. năng lượng D. tần số - Tất cả các phôtôn trong chân không có cùng tốc độ c = 3.108 m/s Chọn đáp án A Câu 2: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng quang điện: A. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi tần số của ánh sáng kích thích nhỏ hơn tần số giới hạn fo nào đó. B. Các phôtôn quang điện luôn bắn ra khỏi kim loại theo phương vuông góc với bề mặt kim loại. C. Giới hạn quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại. D. Giới hạn quang điện của kim loại tỉ lệ với công thoát êlectron của kim loại. + Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng λ ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện λ0 của kim loại đó, mới gây ra được hiện tượng quang điện (λ ≤ λ0). + Các phôtôn quang điện luôn bắn ra khỏi kim loại theo mọi phương. + Giới hạn quang điện (λ0) của mỗi kim loại là đặc trưng riêng của kim loại đó. + Giới hạn quang điện của kim loại tỉ lệ nghịch với công thoát êlectron của kim loại. Chọn đáp án C
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 3: Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại: A. khi tấm kim loại bị nung nóng. B. nhiễm điện do tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác. C. do bất kì nguyên nhân nào. D. khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó. - Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó. Chọn đáp án D Câu 4: Công thoát êlectron của kim loại phụ thuộc vào: A. bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại B. bản chất của kim loại C. cường độ của chùm sáng kích thích D. bước sóng của ánh sáng kích thích - Công thoát êlectron của kim loại phụ thuộc vào bản chất của kim loại. Chọn đáp án B
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 5: Tìm phát biểu sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng: A. Nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng. B. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn. C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không thay đổi và không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng. - Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là khác nhau, phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. Chọn đáp án C Câu 6: Công thoát của êlectron khỏi bề mặt nhôm là 3,46 eV. Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện đối với nhôm là ánh sáng kích thích phải có bước sóng thỏa mãn: A. λ≤ 0,18 μm B. λ > 0,18 μm C. λ ≤0,36 μm D. λ > 0,36 μm - Công thoát của êlectron khỏi bề mặt nhôm là 3,46 eV. - Suy ra bước sóng giới hạn quang điện của nhôm là: - Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện đối với nhôm là ánh sáng kích thích phải có bước sóng thỏa mãn: λ ≤ 0,36 µm. Chọn đáp án C
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 7: Một nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc bước sóng λ = 0,50 μm. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong 1 phút là N = 2,5.1018. Công suất phát xạ của nguồn là: A. 16,6 mW B. 8,9 Mw C. 5,72 mW D. 0,28 mW - Công suất phát xạ của nguồn là: Chọn đáp án A Câu 8: Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s ; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Một nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,51 μm. Công suất bức xạ của nguồn là 2,65 W. Số photon mà nguồn phát ra trong 1 giây là: A. 6,8.1018 B. 2,04.1019 C. 1,33.1025 D. 2,57.1017 - Số photon mà nguồn phát ra trong 1 giây là: Chọn đáp án A
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 9: Công thoát êlectron của một kim loại 2 eV. Trong số bốn bức xạ sau đây, bức xạ không gây ra được hiện tượng quang điện khi chiếu vào tấm kim loại nói trên có A. bước sóng 450 nm B. bước sóng 350 nm C. tần số 6,5.1014 Hz D. tần số 4,8.1014 Hz - Giới hạn quang điện và tần số giới hạn là: Chọn đáp án D Câu 10: Lần lượt chiếu ánh sáng màu tím có bước sóng 0,39µm và ánh sáng màu lam có bước sóng 0,46µm vào một mẫu kim loại có công thoát là 2,48eV. Ánh sáng nào có thể gây ra hiện tượng quang điện? A. Chỉ có màu lam. B. Cả hai đều không. C. Cả màu tím và màu lam. D. Chỉ có màu tím.
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 11: Công thoát của kẽm là 3,5eV. Biết độ lớn điện tích nguyên tố là e = 1,6.10-19C; hằng số Plang h = 6,625.10-34 Js; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Chiếu lần lượt vào bản kẽm ba bức xạ có bước sóng λ1 = 0,38µm; λ2 = 0,35µm; λ3 = 0,30µm. Bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện trên bản kẽm? A. không có bức xạ B. cả ba bức xạ C. hai bức xạ λ2 và λ3 D. chỉ một bức xạ λ3
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 12: Giới hạn quang điện của canxi là λ0 = 0,45µm . Tìm công thoát electron ra khỏi bề mặt canxi: A. 3,12.10-19 J. B. 4,5.10-19 J. C. 4,42.10-19 J. D. 5,51.10-19 J Câu 13: Công thoát của êlectron khỏi đồng là 6,625.10-19 J. Cho h = 6,625.10-34J.s; c = 3.108 m / s,giới hạn quang điện của đồng là: A. 0,30 µm. B. 0,65 µm. C. 0,15 µm. D. 0,55 µm.
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 14: Một kim loại có công thoát 4,14 eV. Chiếu lần lượt vào kim loại này các bức xạ có bước sóng λ1 = 0,18 µm, λ2 = 0,21 µm, λ3 = 0,32 µm và λ4 = 0,35 µm. Những bức xạ có thể gây ra hiện tượng quang điện ở kim loại này có bước sóng là: A. λ1, λ2 và λ3 B. λ1 và λ2 C. λ2, λ3 và λ4 D. λ3 và λ4 Câu 15: Trong chân không, bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,589 µm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này là: A. 0,21 eV. B. 2,11 eV. C. 4,22 eV. D. 0,42 eV.
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 16: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng quang điện trong: A. Có bước sóng giới hạn nhỏ hơn bước sóng giới hạn của hiện tượng quang điện ngoài. B. Ánh sáng kích thích phải là ánh sáng tử ngoại. C. Có thể xảy ra khi được chiếu bằng bức xạ hồng ngoại. D. Có thể xảy ra đối với cả kim loại. - Đối với hiện tượng quang điện trong các photon của ánh sáng kích thích tương tác với các electron liên kết của chất bán dẫn sẽ giải phóng các electron này thành các electron tự do (electron dẫn) trong chất bán dẫn. - Vì vậy chỉ cần những photon có năng lượng tương đối nhỏ cũng đủ để gây ra hiện tượng quang điện trong, nên giới hạn quang điện λ0 của hiện tượng quang điện trong nằm ở vùng bước sóng dài, do đó tia hồng ngoại cũng gây ra. Chọn đáp án C Câu 18: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng quang dẫn: A. Trong hiện tượng quang dẫn, các êlectron bị bứt ra khoỉ khối kim loại khi được chiếu sáng thích hợp. B. Trong hiện tượng quang dẫn, độ dẫn điện của khối chất bán dẫn giảm khi được chiếu ánh sáng thích hợp. C. Trong hiện tượng quang dẫn, điện trở của khối chất bán dẫn giảm khi được chiếu ánh sáng thích hợp. D. Hiện tượng quang dẫn có thể xảy ra đối với cả kim loại và bán dẫn - Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. Hiện tượng quang dẫn được giải thích dựa trên hiện tượng quang điện trong. Chọn đáp án C
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 19: Quang điện trở là: A. điện trở có giá trị bằng 0 khi được chiếu sáng. B. điện trở có giá trị không đổi khi thay đổi bước sóng ánh sáng chiếu tới. C. điện trở có giá trị giảm khi được chiếu sáng. D. điện trở có giá trị tăng khi được chiếu sáng. - Quang điện trở là một điện trở làm bằng chất quang dẫn (chất bán dẫn, chất khí ). Điện trở của nó có thể thay đổi từ vài mêgaôm (106Ω) khi không được chiếu sáng xuống đến vài chục ôm khi được chiếu sáng. Chọn đáp án C Câu 20: Chọn phát biểu đúng. A. Chất quang dẫn là những kim loại dẫn điện tốt khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào. B. Trong hiện tường quang điện trong, chỉ có các êlectron dân tham gia vào quá trình dẫn điện. C. Điện trở suất của chất quang dẫn tăng khi được chiếu sáng thích hợp. D. Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. - Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn. Chọn đáp án D
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 21: Tìm phát biểu sai: A. Hiện tượng điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó là hiện tượng quang dẫn. B. Dùng thuyết sóng ánh sáng ta có thể giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử hyđrô. C. Giới hạn quang điện trong thường lớn hơn giới hạn quang điện ngoài. D. Dùng thuyết lượng tử về ánh sáng có thể giải thích được nguyên tắc hoạt động của oin quang điện. - Dùng thuyết sóng ánh sáng ta không thể giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch của nguyên tử hyđrô. Phải dựa trên thuyết lượng tử ánh sáng. Chọn đáp án B Câu 22: Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động dựa vào tác dụng của lớp tiếp xúc p – n là: A. tế bào quang điện B. pin nhiệt điện C. quang điện trởD. điôt điện tử - Điôt điện tử là dụng cụ có nguyên tắc hoạt động dựa vào tác dụng của lớp tiếp xúc p – n. Chọn đáp án D
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 23: Pin quang điện: A. là dụng cụ biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. B. là dụng cụ biến nhiệt năng thành điện năng. C. hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện ngoài. D. là dụng cụ có điện trở tăng khi được chiếu sáng. - Pin quang điện là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn. Chọn đáp án A Câu 24: Dụng cụ nào dưới đây hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong? A. Pin nhiệt điện. B. Đèn LED. C. Quang trở. D. Tế bào quang điện. - Quang trở là dụng cụ hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong. Điện trở của nó có thể thay đổi từ vài mêgaôm (106Ω) khi không được chiếu sáng xuống đến vài chục ôm khi được chiếu sáng. Chọn đáp án A
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 25: Hiện tượng quang điện trong: A. là hiện tượng êlectron hấp thụ photon có năng lựng đủ lớn để bứt ra khỏi khối chất. B. hiện tượng êlectron chuyển động nhanh hơn khi hấp thụ photon. C. xảy ra với chất bán dẫn khi ánh sáng kích thích có tần số lớn hơn một tần số giới hạn. D. xảy ra với ánh sáng có bước sóng lớn hơn một giá trị nào đó.
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 26: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 4μm. Năng lượng kích hoạt của chất đó là: A. 4,97.10-20 J B. 3,26.10-20 J C. 4,97.10-19 J D. 3,261.10-19 J Câu 27: Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 5 µm. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và hằng số Plank là 6,625.10-34 Js. Tính năng lượng kích hoạt của chất đó. A. 4.10-19 J. B. 3,97 eV. C. 0,35 eV. D. 0,25 eV.
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 28: Khi chiếu bức xạ điện từ thích hợp vào chất bán dẫn thì giải phóng ra các electron dẫn và để lại các lỗ trống. Chọn phát biểu đúng. A. Chỉ các lỗ trống đóng vai trò là các hạt tải điện. B. Chỉ các electron đóng vai trò là các hạt tải điện. C. Cả các lỗ trống và các electron đóng vai trò là các hạt tải điện. D. Cả các lỗ trống và các electron đều không phải là các hạt tải điện. - Mỗi electron liên kết khi hấp thụ một photon sẽ trở thành một e dẫn và một lỗ trống mang điện dương - Các electron và những lỗ trống này có thể di chuyển tự do từ nguyên tử này sang nguyên tử khác tham gia vào quá trình dẫn điện. Chọn đáp án C Câu 29: Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa vào hiện tượng: A. Quang điện trong B. quang phát quang C. cảm ứng điện từ D. tán sắc ánh sáng - Nguyên tắc hoạt động của pin quang điện dựa trên hiện tượng quang điện trong. Chọn đáp án A
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP BÀI 30-31 Câu 30: Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn gọi là năng lượng kích hoạt. Biết năng lượng kích hoạt của PbS là 0,3 eV, lấy h = 6,625.10- 34 J.s, c = 3.108 m/s, e = 1,6.10-19 C, giới hạn quang dẫn của PbS là: A. 2,06 µm. B. 4,14 µm. C. 1,51 µm. D. 4,97 µm.