5 Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối Tiểu học - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Vũ Sơn (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "5 Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối Tiểu học - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Vũ Sơn (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
5_bai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoi_tie.docx
Biểu điểm Toán, TV.docx
Nội dung text: 5 Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Khối Tiểu học - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Vũ Sơn (Kèm đáp án)
- Phßng GD - §T kiÕn x¬ng Bµi kiÓm tra ®äc hiÓu líp 1 häc kú I Trêng TH &THCS VŨ SƠN N¨m häc 2023 – 2024 (Thời gian làm bài: 35 phút) Họ và tên: ....Lớp: .. Điểm Nhận xét của giáo viên Họ tên, chữ ký của người chấm Bằng số : ............ Kiến thức: ............................................... GK1 : .......................................... Bằng chữ : .......... Kỹ năng: ............................................. GK 2 : ......................................... I. §äc thÇm bµi sau: Quả lê Bé cầm quả lê to và ngắm nghía. Bé thủ thỉ: - Lê à, bạn không muốn chia ra các phần nhỏ như quả cam ư? Chắc bạn muốn tặng riêng cho tớ, lê nhỉ. Quả lê đáp: Ồ, tớ không tặng riêng cho bạn. Tớ không chia ra các phần để bạn đem tặng bà cả quả đó! Bé mừng quá: - Ừ, đúng thật. Cảm ơn các bạn nhé! L£ CH¢U II.Lµm bµi tËp Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng( câu 1, 2): 1. Bài nói về quả gì? a. Quả cam b. Quả lê 2. Lê không chia ra các phần để làm gì? a. Để tặng bé cả quả b. Để tặng bà cả quả 3. T×m vµ viÕt l¹i c¸c tiÕng trong bµi cã vÇn am vµ vÇn ¨m
- Phßng GD - §T kiÕn x¬ng Bµi kiÓm tra §ÞNH K× CuèI HäC K× I N¡M HäC 2023 -2024 Trêng Th &thcs VŨ SƠN M¤N TIÕNG VIÖT 2 PHÇN §äc hiÓu (Thêi gian lµm bµi: 35 phót) Họ và tên: ..Lớp: .. Điểm Nhận xét của giáo viên Họ tên ,chữ ký của người chấm Bằng số : ............ Kiến thức: ............................................... GK1 : .......................................... Bằng chữ : .......... Kỹ năng: ............................................. GK 2 : ......................................... I.Đọc thầm bài văn sau: BÉ MAI ĐÃ LỚN Bé Mai rất thích làm người lớn. Bé thử đủ mọi cách. Lúc đầu, bé đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo túi xách và đồng hồ nữa. Nhưng mọi người chỉ nhìn bé và cười. Sau đó, Mai thử quét nhà như mẹ. Bé quét sạch đến nỗi phải ngạc nhiên: - Ô, con gái của bố quét nhà sạch quá ! Y mẹ quét vậy. Khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, Mai giúp mẹ nhặt rau. Trong khi mẹ làm thức ăn, Mai dọn bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn. Cả bố và mẹ đều vui. Lúc ngồi ăn cơm, mẹ nói: - Bé Mai nhà ta đã lớn thật rồi. Mai cảm thấy lạ. Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ. Nhưng bố mẹ đều nói rằng em đã lớn. (Theo Tiếng Việt 2, tập 1, CT 2006) II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất và làm theo yêu cầu Câu 1. Bé Mai thích điều gì? A. Thích làm người lớn B. Thích làm việc nhà C. Thích học giỏi Câu 2. Lúc đầu, bé Mai đã thử làm người lớn bằng cách nào? A. Đi giày của mẹ, buộc tóc giống cô. B. Đeo túi xách, đồng hồ. C. Bé thử làm một vài việc. Câu 3: Mai làm những việc gì tốt nhất khi giúp mẹ? A. Quét nhà, nhặt rau, đeo túi xách B. Quét nhà, nhặt rau, xếp bát đũa ngay ngắn C. Nhặt rau, dọn bát đũa, phơi quần áo Câu 4: Các từ chỉ sự vật có trong câu “ Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ” là:
- A. giày, buộc, đeo B. đi, tóc, đeo C. giày, tóc, đồng hồ Câu 5. Từ chỉ hoạt động có trong câu: “Mai quét nhà như mẹ” là. A. Quét B. Nhà C. Mẹ Câu 6.Câu dưới đây thuộc mẫu câu nào? Mai dọn bát đũa, xếp thật ngay ngắn trên bàn. A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 7: Em học tập được ở Mai điều gì? Câu 8. Viết thêm dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: Mai giúp mẹ quét nhà nhặt rau dọn bát đũa. Câu 9. Viết câu hoạt động phù hợp với tranh dưới đây:
- Phßng GD - §T kiÕn x¬ng Bµi kiÓm tra §ÞNH K× CuèI HäC K× I N¡M HäC 2023 -2024 Trêng Th &thcs VŨ SƠN M¤N TIÕNG VIÖT 3 PHÇN §äc hiÓu (Thêi gian lµm bµi: 35 phót) Họ và tên: ..Lớp: .. Điểm Nhận xét của giáo viên Họ tên ,chữ ký của người chấm Bằng số : ............ Kiến thức: ............................................... GK1 : .......................................... Bằng chữ : .......... Kỹ năng: ............................................. GK 2 : ......................................... Em hãy đọc thầm bài đọc dưới đây: TỪ CẬU BÉ LÀM THUÊ Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, từ nhỏ, ông đã phải rời làng để ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu, ông làm thuê cho một hãng sơn của Pháp. Với ý chí tự lập, ông đã mày mò tìm kiếm cách sản xuất sơn. Sau khi thành công trong việc sản xuất ra sơn, ông đã mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng. Sơn Tắc Kè có giá rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt nên dần dần được mọi người ưa chuộng. Năm 1946, kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. Cả gia đình ông đã lên chiến khu, bỏ lại toàn bộ nhà xưởng. Ở Việt Bắc, ông Nguyễn Sơn Hà vẫn không ngừng sáng tạo. Ông sản xuất ra vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa Đó là những sản phẩm rất hữu ích đối với kháng chiến lúc bấy giờ. Nguyễn Sơn Hà rất tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. Ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I của nước ta. Ngày nay, ở Hải Phòng có đường phố mang tên ông. Hồng Vũ Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu. Câu 1(0,5 điểm): Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở việt Nam? A. Ngành điện lực B. Ngành sơn C. Ngành hoá chất Câu 2(0,5 điểm): Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm gì để phục vụ kháng chiến? A. Thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét. B. Súng, đạn, thuốc chữa bệnh. C. Vải nhựa cách điện, vải mưa, giấy than, mực in Câu 3( 0,5 điểm): Việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì ? A. Thể hiện ý chí tự lập, vượt qua mọi khó khăn để đạt kết quả tốt. B. Thể hiện sự ưa chuộng đối với sơn Tắc kè.
- C. Thể hiện sự đánh giá cao đối với ông, sự tích cực tham gia các hoạt động yêu nước của ông. Câu 4(0,5 điểm): Đánh dấu (x ) vào ô trống trước câu trả lời đúng. Trước khi sản xuất sơn, ông Nguyễn Sơn Hà đã làm gì? Ông hợp tác với hãng sơn của Pháp. Ông làm thuê cho một hãng sơn của Pháp. Ông kinh doanh nhiều hãng sơn Câu 5(0,5 điểm): Nối ý ở cột A với nội dung đúng ở cột B . A B Tên của hãng sơn làm mọi người chú ý Hãng sơn Tắc Kè được ưa Sơn Tắc Kè rẻ hơn sơn ngoại, mà chất chuộng trong cả nước vì: lượng lại tốt. Sơn Tắc Kè do một người Việt Nam sản xuất ra. Câu 6( 1 điểm): Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam. ............................................................................................................................................... Câu 7(0,75 điểm): Cho câu văn: “Chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng.” Câu văn trên thuộc mẫu câu: A, Ai là gì? B, Ai làm gì? C, Ai thế nào? Câu 8(0,75 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ hoạt động? Nhảy, ca hát, khan hiếm, tha mồi, cực nhọc Nhảy, ca hát, tha mồi, cõng, lương thực Ca hát, tha mồi, cõng, trò chuyện, làm việc Câu 9( 1 điểm): Đặt một câu có sử dụng biện pháp so sánh để nói về mẹ:
- Phßng GD - §T kiÕn x¬ng Bµi kiÓm tra §ÞNH K× CuèI HäC K× I N¡M HäC 2023 -2024 Trêng Th &thcs VŨ SƠN M¤N TIÕNG VIÖT 4 PHÇN §äc hiÓu (Thêi gian lµm bµi: 35 phót) Họ và tên: ..Lớp: .. Điểm Nhận xét của giáo viên Họ tên ,chữ ký của người chấm Bằng số : ............ Kiến thức: ............................................... GK1 : .......................................... Bằng chữ : .......... Kỹ năng: ............................................. GK 2 : ......................................... Đọc thầm văn bản sau: Cây sồi và cây sậy Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình. Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi: – Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước? Cây sậy trả lời: – Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi. Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa. Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau: Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? (0,5 điểm) A. Cao lớn sừng sững. B. Nhỏ bé mảnh mai. C. Cây leo thân mềm. D. Cây gỗ quý hiếm. Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm) A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão. B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì. C. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập. D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước. Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm) A. Vì sồi thấy mình vĩ đại. B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt. C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước. D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.
- Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm) A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước. B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi. C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ. D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình. Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? (1 điểm) ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm) ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? (0,5 điểm) A. thổi, đứng, cuốn trôi. B. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi. C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn. D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn. Câu 8. Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? (0,5 điểm) A. cây sồi B. sông C. thổi D. bão Câu 9. Xác định thành phần chủ ngữ trong câu sau: (1 điểm) Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ Câu 10: Tìm 1 câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hoá? ( 1 điểm) ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................
- Phßng GD - §T kiÕn x¬ng Bµi kiÓm tra §ÞNH K× CuèI HäC K× I N¡M HäC 2023 -2024 Trêng Th &thcs VŨ SƠN M¤N TIÕNG VIÖT 5 PHÇN §äc hiÓu (Thêi gian lµm bµi: 35 phót) Họ và tên: ... .............. ..Lớp: Điểm Nhận xét của giáo viên Họ tên ,chữ ký của người chấm Bằng số : ............ Kiến thức: ............................................... GK1 : .......................................... Bằng chữ : .......... Kỹ năng: ............................................. GK 2 : ......................................... Đọc thầm bài văn sau: CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn.Bạn tôi trả lời.Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy.Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu từ câu 1 đến câu 8: Câu 1.Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? (0,5 điểm) A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2..Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? (0,5 điểm) A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ. B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi. C. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có năm tuổi. Câu 3 .Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? (0,5 điểm) A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối. B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ. C. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
- Câu 4.Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0,5 điểm) A. Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất. B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng. C. Không nên bán đi sự kính trọng. Câu 5:Từ trái nghĩa với“ trung thực” là: (0,75 điểm) A. Thẳng thắn B. Gian dối C. Trung hiếu D. Thực lòng Câu 6.Dòng nào dưới đây toàn các từ láy ? (0,75 điểm) A. đường đua, tiếp sức, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng. B. khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn. C. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, khó khăn , đau đớn. Câu 7.Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: (1 điểm) A. tôi B. ông C. tôi và ông Câu 8.Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là: (1 điểm) A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống B. Trong veo, trong vắt, trong xanh C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành Câu 9.Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau:(1,5 điểm) Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................