Bài giảng Âm nhạc 8 - Chuyên đề: Rèn luyện phương pháp tự học cho Học sinh

ppt 9 trang minh70 4480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Âm nhạc 8 - Chuyên đề: Rèn luyện phương pháp tự học cho Học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_am_nhac_8_chuyen_de_ren_luyen_phuong_phap_tu_hoc_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc 8 - Chuyên đề: Rèn luyện phương pháp tự học cho Học sinh

  1. Người thực hiện: Bùi Thị Mỹ Hạnh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Tháng 10, năm 2018
  2.  Để nâng cao chất lượng học tập lẫn đạo đức cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của: Gia đình, nhà trường và xã hội.  Bản thân HS lại có vai trò quyết định rất lớn.  Thầy cô là nhân tố đánh thức hoạt động học tập của HS, giúp cho các em sẵn sàng, chủ động, hứng thú tiếp nhận sự giáo dục, có động cơ học tập đúng đắn, tích cực tham gia hoạt động học và rèn luyện kỹ năng.Thực tến hiện nay việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực là nhằm thực hiện điều đó.  Khát vọng học tập trong HS chỉ có thể có được khi thầy cô giáo tâm huyết, có kế hoạch, phương pháp phù hợp và HS có phương pháp học tập đúng đắn. Và trong các phương pháp học thì phương pháp tự học là quan trọng nhất
  3. Nếu rèn luyện cho Hs có PP, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi con người và khi ấy tự khắc kết quả học tập sẽ được nâng lên. Vậy làm thế nào để giúp HS từ học thụ động chuyển sang học một cách chủ động, chủ động trong việc học tại lớp và chủ động khi về nhà?
  4. 1. Triển khai cho HS học tập nội quy, những yêu cầu, phương pháp học tập cụ thể đối với từng môn học: - Môn Toán: Cần có những vở gì, cách ghi chép ra sao, phương pháp học thế nào? - Môn văn: Phải soạn bài, cần phải chuẩn bị những nội dung gì? - Cách học bài ở trên lớp: Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ (vừa nghe vừa ghi), phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn thực hành nhiều ở lớp. - Dụng cụ học tập gồm những gì? - Xây dựng thời gian biểu học bài ở nhà ra sao? (ít nhất giành 3-4 giờ để học ở nhà; trước tiên phải xem lại bài mới học hôm nay, làm bài tập )
  5. - Cần sắp xếp việc học một cách khoa học. VD: Buổi sáng đi học, trưa ngủ trưa, chiều 2h học bài đến 4h để xem lại bài, làm các bài tập buổi sáng vừa mới học. Tối 7h học đến 9h các bài của ngày mai. Sáng dậy sớm ôn lại các bài học thuộc lòng. 2. Thường xuyên kiểm tra việc học bài ở nhà của HS bằng cách thay đổi phương thức kiểm tra đánh giá: - Kiểm tra miệng, kiểm tra vở đột xuất, kiểm tra giấy 5’, 10’, 15’ liên tục, thường xuyên nhằm thúc đẩy tính tự giác học tập của các em. Kịp thời khen ngợi những HS có tinh thần tự giác và phê bình HS chưa có ý thức tự học. - Khuyến khích tinh thần xung phong của HS bằng cách cho điểm trong khi các em trả lời đúng những câu hỏi gợi mở, những câu hỏi tìm hiểu kiến thức mới.
  6. 3. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học, chú trọng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm: - GV cần chú ý nhiều đến những HS không phát biểu xây dựng bài, cần tạo động lực để các em hứng thú xây dựng bài. (thường xuyên gọi những HS này trả lời, khuyến khích khen ngợi thậm chí cho điểm nóng ngay khi các em có ý đúng, hạn chế trách phạt sẽ làm các em thêm nhút nhát) 4. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa GVCN, GVBM và PHHS: Phối hợp với GVBM để nắm bắt tình hình học tập, thường xuyên thông tin cho PHHS cùng phối hợp giáo dục HS ở nhà.
  7. 5. Chú trọng phụ đạo cho Những đối tượng HS yếu, kém: - Trước tiên phải quan sát việc ghi chép bài học ở lớp của những đối tượng HS này. - Có giải pháp cụ thể đối với từng HS - Kiểm tra bài và thông tin thường xuyên đến PHHS - Sử dụng các tiết phụ đạo, chú trong các đối tượng HS này để gọi kiểm tra, làm bài thường xuyên dần tạo thành kỹ năng.