Bài giảng Địa lí 7 - Bài 23: Môi trường vùng núi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 7 - Bài 23: Môi trường vùng núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_7_bai_23_moi_truong_vung_nui.pptx
Nội dung text: Bài giảng Địa lí 7 - Bài 23: Môi trường vùng núi
- KIỂMKIỂM TRATRA BÀIBÀI CŨCŨ Câu 1: Cho biết những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc? Câu 2: Kể tên các tài nguyên ở đới lạnh? Vấn đề cần giải quyết ở đới lạnh là gì?
- Câu 1: - Là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. - Hoạt động kinh tế cổ truyền: + Chăn nuôi tuần lộc (Bắc Âu và Bắc Á) + Đánh bắt cá, săn bắt thú có lông quý (phía bắc của Bắc Mĩ và đảo Grơnlen)
- Câu 2: -Tài nguyên: + Khoáng sản: sắt, vàng, uranium, dầu mỏ + Hải sản: Hải cẩu, Cá voi + Thú có lông quý:Tuần lộc, Gấu, Chó sói - Các vấn đề cần giải quyết: nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật quý và thiếu nhân lực.
- 1. Đặc điểm của môi trường:
- Quan sát H23.1 SGK hãy cho biết: - Đây là cảnh gì? Có ở đâu? - Trong ảnh có những đối tượng địa lí nào? Hình 23.1 – Quang cảnh vùng núi Hi-ma-lay-a ở Nê-pan
- - Đây là cảnh núi. Có ở Nê-pan. - Có những cây thấp lùn, hoa màu đỏ, càng lên cao thực vật càng nghèo nàn, thưa thớt, lên tới đỉnh không có thực vật, chỉ có tuyết vĩnh viễn.
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- 1. Đặc điểm của môi trường: a. Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao:
- Tại sao ở đới nóng quanh năm có nhiệt độ cao, lại có tuyết phủ trắng đỉnh núi? Trong tầng đối lưu của khí quyển : nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình khi lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C. Càng lên cao nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi. Hình 23.1 - Quang cảnh vùng núi Hi-ma-lay-a ở Nê-pan.
- Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy Anpơ. Cho biết nguyên nhân? Hình 23.2 - Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở dãy núi An-pơ thuộc châu Âu
- - Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ: + Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 - 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 - 3.000m, tuyết ở trên 3.000m. + Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng. - Nguyên nhân: + Từ chân lên đỉnh có các vành đai, do càng lên cao càng lạnh. + Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, do ở sườn đón nắng có khí hậu ấm áp hơn.
- Yêu cầu: Thảo luận nhóm: Dựa vào H23.3 Thời gian Nhóm 3,4 3 phút + So sánh độ cao của từng vành đai giữa hai Nhóm 1,2 đới. + Nêu những điểm khác Nhóm 1: Trình bày sự nhau giữa phân tầng phân bố các đai thực thực vật ở hai đới? vật ở vùng núi đới ôn hòa? Nhóm 2: Trình bày sự phân bố các đai thực vật ở vùng núi đới nóng?
- Độ cao(m) Đới ôn hòa Đới nóng 200-900 Rừng lá rộng Rừng rậm 900-1600 Rừng hỗn giao Rừng cận nhiệt trên núi 1600-2200 Rừng lá kim Rừng hỗn giao ôn 2200-3000 Đồng cỏ núi cao đới trên núi 3000-4500 Tuyết vĩnh cửu Rừng lá kim ôn đới núi cao 4500-5500 Tuyết vĩnh cửu Đồng cỏ núi cao > 5500 Tuyết vĩnh cửu Tuyết vĩnh cửu - Đới nóng có vành đai rừng cận nhiệt trên núi. Sự khác - Các tầng thực vật ở đới nóng nằm cao hơn đới nhau ôn hòa.
- 1. Đặc điểm của môi trường: a. Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao: Do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đã tạo nên sự phân tầng thực vật thành các đai cao cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
- b. Thay đổi theo hướng của sườn núi :
- Quan sát H23.2 so sánh sự khác nhau về phân bố cây cối giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng? Giải thích vì sao? - Sườn núi đón nắng các vành đai thực vật nằm cao hơn sườn khuất nắng vì khí hậu ấm áp hơn.
- b. Thay đổi theo hướng của sườn núi : - Ở đới ôn hoà trên những sườn núi đón nắng thì các vành đai thực vật nằm ở những độ cao lớn hơn sườn khuất nắng do ấm áp hơn.
- Dãy núi đông Ô- trây-li-a
- Tại sao Se rat pun di có lượng mưa lớn nhất trên thế giới? LƯỢNG MƯA Dưới 250mm 250mm-700mm 701mm-1500mm Trên 1500mm Gió mùa mùa hạ Se –rat –pun- đi Lược đồ gió mùa mùa hạ
- - Ở những sườn núi đón gió ( ấm hơn, ẩm hơn hoặc mát hơn) thực vật đa dạng, phong phú hơn sườn khuất gió (khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn).
- Các đồng bào miền núi nước ta thường gặp những Khó khăn? Thuận Lợi gì trong sản xuất và đời sống?
- Khó khăn : lũ quét ,sạt lỡ xói mòn đất, giao thông khó khăn, lạnh lẽo, cháy rừng . . .
- Thuận lợi: phát triển du lịch, leo núi, trượt tuyết, thủy điện, khai thác khoáng sản . . .
- Biện pháp?
- Biện pháp: trồng rừng, trồng cây che phủ đất, bảo vệ rừng, làm ruộng bậc thang, đường hầm xuyên qua núi . . .
- 2. Cư trú của con người:
- Ở nước ta, vùng núi là địa bàn cư trú của các dân tộc nào? Đặc điểm dân cư ra sao?
- 2. Cư trú của con người: - Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người, dân cư thưa thớt.
- Các dân tộc ở miền núi Châu Á sống ở đâu? Tại sao?
- - Các dân tộc ở miền núi châu Á thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản.
- Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ sống ở đâu? Tại sao?
- - Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
- Các dân tộc ở vùng sừng châu Phi sống ở đâu? Tại sao?
- - Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ.
- Tổng kết: Chọn đáp án đúng nhất
- 1. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi như thế nào? a Thay đổi theo độ cao. b Thay đổi theo hướng của sườn núi. c Cả a và b đều đúng. d Cả a và b đều sai.
- 2. Ở đới ôn hoà, yếu tố tự nhiên nào tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao? a Nhiệt độ và độ ẩm. b Lượng mưa. c Cả a và b đều đúng. d Cả a và b đều sai.
- 3. Các vùng núi thường là nơi ? a Đông dân. b Thưa dân. c Có những đặc điểm cư trú khác nhau. d Cả b và c đều đúng.
- - Sưu tầm các ảnh về hoạt động kinh tế vùng núi - Học bài cũ, chuẩn bị bài 25 XIN CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI CỦA CÁC THẦY! CẢM ƠN CÁC EM HỌC SINH ĐÃ CHÚ Ý HỌC TẬP GÓP PHẦN LÀM TIẾT DẠY THÀNH CÔNG