Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma - Đào Thị Minh Nguyệt

pptx 17 trang thuongnguyen 7230
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma - Đào Thị Minh Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_10_bai_38_thuc_hanh_viet_bao_cao_ngan_v.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma - Đào Thị Minh Nguyệt

  1. Tìm hiểu về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama Đào Thị Minh Nguyệt 10a6
  2. A, Kênh đào Xuy-ê ( Suez)
  3. Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp 1 lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương.
  4. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869
  5. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 193,30 km (120,11 dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 24 m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được. Tuyến đường dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía Nam Châu Phi, rút ngắn 6000 km.
  6. Vai trò của kênh đào
  7. B, Kênh đào Panama
  8. Cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, kênh đào được xây dựng với mục đích để tàu bè giữa 2 đại dương có thể qua lại
  9. Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong vận tải thủy giữa hai đại dương. Trong quá khứ, để vận chuyển hàng hóa từ New York đến San Francisco, thay vì phải vượt qua hơn 22.500km qua eo biển Drake và mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực Nam của Nam Mỹ, hiện nay nhờ vào kênh đào Panama, việcđi lại chỉ tốn 9500km
  10. Đến năm 1880, được khích lệ nhờ sự thành công trong việc xây dựng kênh đào Suez nối liền 2 đại dương đầu tiên trên thế giới, Ferdinand de Lesseps đã bắt đầu xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển vào ngày 1/1/1880.
  11. • Việc xây dựng 77 km chiều dài của kênh đào đã vấp phải nhiều trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. • Với con số rất đáng báo động 350 người chết mỗi tháng. Panama được biết đến như là "bờ biển sốt". Đến cuối năm 1885, do thiệt hại lớn về nhân lực và sự thiếu kinh nghiệm của người Pháp, kế hoạch đào kênh Panama bị từ bỏ. • Cuối cùng, cho đến năm 1904, công trình này đã được Mỹ xúc tiến lại, xây dựng hoàn thành và bắt đầu mở cửa vào năm 1914. • Các tiến bộ trong vệ sinh đã làm cho số lượng tử vong giảm xuống trong thời kỳ xây dựng của người Mỹ, song vẫn có 5.609 công nhân chết trong thời kỳ này (1904-1914). • Tổng cộng, số người chết trong quá trình xây dựng kênh đào lên tới khoảng 27.500 người.
  12. Tàu kéo U.S. Gaton là phương tiện đầu tiên đi thử qua cổng Gatun của kênh đào Panama
  13. • Khi hoàn thiện kênh đào có chiều dài 64km (40 dặm) • Trọng tải:<100.000 tấn • Tàu đi trong kênh đào phải sử dụng các âu tàu • Hành trình qua kênh đào mất 8-10h