Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Trần Minh Hiếu

pptx 43 trang thuongnguyen 31082
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Trần Minh Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_12_bai_15_bao_ve_moi_truong_va_phong_ch.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai - Trần Minh Hiếu

  1. 1. Trần Minh Hiếu 2. Nguyễn Đoàn Nhật Linh 3. Nguyễn Quốc Thông 4. Trần Anh Khôi 5. Nguyễn Thị Kim Liên 6. Tăng Ngọc Bình 7. Nguyễn Tiến Anh 8. Đỗ Thị Hiền 9. Trần Thị Thuỳ Trang 1 PowerPoint
  2. Bài 15: Bảo Vệ Môi Trường Và Phòng Chống Thiên Tai I. Bảo Vệ Môi Trường II. Một số thiên tai chủ yếu và cách phòng chống III. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường 3) Lũ Quét
  3. I. Đặt Vấn Đề ❖ Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão ❖ Trên thế giới những nước thường xuyên xảy ra lũ quét là: miền nam nước Pháp, Chile, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Nhật Bản, Việt Nam, ❖ Ở Việt Nam hiện nay hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lên nhanh, biên độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ và vừa ở miền núi được gọi là lũ quét
  4. II. Nội Dung 1) Khái niệm 2) Nguyên nhân cơ bản hình thành 3) Tai Biến đi cùng 4) Thiệt Hại 5) Biện Pháp phòng tránh
  5. 1. Khái niệm cơ bản về lũ quét Hình thành: được hình thành khi một khối nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa giông, bão, tuyết tan hay xả lũ một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn m3/s Khái niệm: là những trận lũ lớn xảy ra bất ngờ, tồn tại trong thời gian ngắn, dòng chảy siết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn
  6. Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: - Mưa có công suất lớn trên một địa hình đặc biệt - Nơi có độ dốc lưu vực trên 20%-30% - Nơi có độ che phủ thảm thực vật thưa
  7. Lũ quét ở Sơn La
  8. Lào Cai
  9. Đặc Điểm Xảy ra bất ngờ duy trì trong thời gian ngắn và có sức công phá lớn Có sự tham gia của nước chảy tràn cùng các vật liệu tảng,bùn,cát,cây cối lẫn lộn trong nước Lượng vật liệu rắn trong nước từ 10%-60% Lưu lượng từ 500-2500 m3/s Tốc dòng nước rất lớn độ lớn kèm theo những đợt sóng tràn Thường xuất hiện vào đầu mùa mưa
  10. Các dạng lũ quét 1 2 3 4 Lũ quét sườn Sự cố hồ chứa dốc (Sweeping Lũ nghẽn dòng Lũ bùn đá nước nhân tạo flood, flash (Mudflow) (Debris flood) flood)
  11. 2.Nguyên Nhân Hình Thành Những điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện lũ quét ở VN. Lưu vực là điều kiện đủ để hình thành dòng chảy lũ. Đặc điểm địa hình chia cắt, các dẫy núi cao thường có hướng Tây Bắc – Đông Nam gần như vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc - Tây Nam. Sườn lưu vực có độ dốc cao từ 15% đến trên 30%
  12. Những giai đoạn chính hình thành lũ quét Mưa lớn hình thành dòng lũ mặt lớn 1 Hình thành dòng chảy mặt xói mòn và rửa trôi bề mặt lưu vực. 2 Nước lũ tập trung hầu như đồng thời, đổ về rất nhanh, tàn phá mọi vật cản. 3 Dòng lũ xói sâu ở những khu vực cao, 4 bồi lắng bùn, cát, đá, rác. 13
  13. Nhân tố hình thành Mưa Biến đổi khí hậu toàn cầu và các hiện tượng khí hậu cực đoan Địa hình Lũ quét Mạng lưới sông suối Rừng và thảm phủ thực vật Tác động của con người 14
  14. 1. Mưa là nhân tố quyết định gây ra lũ quét. Các ngưỡng mưa sinh lũ quét như bảng sau: Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương Thời điểm(giờ) 1 3 6 12 24 Ngưỡng mưa(mm) 100 120 140 180 220 2. Biến đổi khí hậu toàn cầu và các hiện tượng khí hậu cực với biểu hiện đáng chú ý là: - Số trận bão ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên, nhất là đối với vùng Trung Bộ. - Tiết mùa khí hậu có thay đổi - Mưa, đặc biệt là mưa có cường suất lớn trong thời đoạn ngắn tăng lên. . 16
  15. Mưa lớn trên diện rộng từ ngày 23/6/2018 gây lũ quét, sạt lở đất ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng.
  16. Mưa lớn xảy ra lũ quét tại bản Nà Phạ, suối Nặm Khim, xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
  17. Mưa là nhân tố chính gây ra lũ quét
  18. 3. Địa hình vùng núi Việt nam nói chung rất dốc, do đó độ dốc lòng sông lớn đó là một trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh lũ quét. 4. Mạng lưới sông suối dày đặc,độ dốc lòng sông,suối lớn tốc độ dòng chảy lớn. 5. Sự biến đổi của rừng và thảm phủ thực vật là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành lũ quét, có trường hợp là nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ quét
  19. Địa hình vùng núi dốc
  20. Độ dốc dòng sông suối lớn
  21. 6.Tác động của con người Hoạt động dân sinh kinh tế góp phần vào việc gây ra lũ quét chủ yếu do các loại sau:  Sự gia tăng dân số.  Phát triển nông – công nghiệp.  Phát triển khu dân cư, xây dựng các công trình Giao thông, Thuỷ lợi và các cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch.  Chặt phá và cháy rừng.  Khai thác lưu vực. 23
  22. Mang Yang (Gia Lai): Rừng thông đang bị chặt phá
  23. Bắc Giang : Gia tăng các vụ đốt, phá rừng nghiêm trọng
  24. Các vùng có nhiều khả năng xuất hiện lũ quét Miền Bắc: - Các lưu vực sông Nậm Pô, Nậm Mức huyện Mường Tè, Mường Lay, Lai Châu. - Nậm Pàn, Nậm La tỉnh Sơn La - Ở thượng nguồn sông Chảy thuộc tỉnh Lào Cai - Ở thượng nguồn sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Cạn. Miền Trung: - Ở hữu ngạn sông Mã (Thanh Hoá) - Ở hữu ngạn sông Cả ( Nghệ An) - Sông Đại Giang thuộc Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình. - Ở hữu ngạn sông Đà Rằng (Kon Tum) 26
  25. 3.Tai biến đi cùng Các dạng tai biến đồng hành với lũ quét là: Nứt - sụt đất Trượt lở đất Xói mòn đất Những thiệt hại gia tăng gấp bội và phát triển trên diện rộng ở nhiều tỉnh. 27
  26. Sạt lở đất khiến nhiều tuyến giao thông bị chia cắt.
  27. Con đường huyết mạch nối liền xã miền núi Cao Quảng với các địa phương đồng bằng chịu thiệt hại nặng nề sau cơn lũ quét.
  28. Đường lên huyện Quản Bạ (Hà Giang) bị những tảng đá nặng hàng tấn chắn ngang.
  29. 4.Thiệt hại do lũ quét gây ra Lũ quét Các thiệt Thiệt hại hại gián trực tiếp tiếp và lâu dài 31
  30. Thiệt hại trực tiếp Trong vòng 10 năm, từ 2000 đến 2009 đã xảy ra 96 trận lũ quét : ❖ Làm chết và mất tích 883 người bị thương gần 1.500 người. ❖ Hơn 6.000 căn nhà bị đổ trôi; hơn 120.000 căn nhà bị ngập, hư hại nặng. ❖ Hơn 132.000 ha lúa và hoa màu bị ngập; hàng trăm ha đất canh tác bị vùi lấp ❖ Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, dân sinh kinh tế bị hư hỏng nặng nề. Tổng thiệt hại ước tính trên 6.000 tỷ đồng 32
  31.  Phú Yên : thiệt hại do mưa lớn - lũ quét
  32.  Lũ quét ở Lai Châu: 5 thương vong, thiệt hại 20 tỷ đồng (24/06/2018 )
  33. Lũ lớn khiến một cây cầu ở xã Phúc Than, huyện Than Uyên bị sập và hơn 40 ha lúa, hoa màu của người dân chìm trong biển nước
  34. Lũ quét kèm lốc xoáy gây thiệt hại nặng tại Lâm Đồng
  35. Các thiệt hại gián tiếp và lâu dài Kinh phí cho khắc phục hậu quả, ổn định sinh hoạt sản xuất của nhân dân Việc khắc phục các hậu quả về Giao thông, Thuỷ lợi, Nông nghiệp, các công trình hạ tầng cơ sở Lũ quét Kinh phí khắc phục suy thoái môi trường Hậu quả về văn hóa – xã hội 37
  36. Những trận lũ quét điển hình Ngày KV bị ảnh hưởng Thiệt hại 3/10/2000 Nậm Coóng, Sin Hồ Lai Châu 39/18 người chết/bị thương 19- Hương Sơn, Hà Tĩnh 53/111 người chết/bị thương 20/9/2002 và 824 tỷ đồng 18- Du Già, Yên Minh, Hà Giang 45/16 người chết/bị thương 19/7/2004 và 50 tỷ đồng 27- Văn Chấn -Yên Bái 50/8 người chết/bị thương và 28/9/2005 162 tỷ đồng 2008 Yên Bái, Lào Cai, 246/200 người chết/bị thương và 3.229 tỷ đồng 2009 Các tỉnh miền Trung và Tây 266 /1.146 người chết/bị Nguyên thương và hơn 2.000 tỷ. Đầu 2010 Bắc Cạn, Cần Thơ, Lai Châu, 10 người chết và mất tích, 33 đến nay Sơn La, Nghệ An, Hà Giang ngôi nhà bị sập, trôi, hư hại. 39
  37. 5.Biện pháp phòng tránh Nghiên cứu dự báo những vùng sẽ xảy ra lũ quét hoặc lặp lại lũ quét. Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. Xây dựng các công trình phòng chống lũ quét:hồ chứa,đê,tường chắn lũ . Khai thông các đường thoát lũ. 40
  38. Tránh định canh,định cư trong vùng có nguy cơ ngập lũ. Xây dựng nhà cửa,cơ sở hạ tầng cần có quy hoạch thích hợp. Khai thông các đường thoát lũ. Phổ biến biện pháp phòng chống lũ quét cho cộng đồng. 41
  39. 6.Kết luận Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập, có sức tàn phá lớn.Những trận lũ quét này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mệnh, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Vì vậy việc nghiên cứu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm ngăn ngừa, hạn chế ảnh hưởng của lũ quét là việc hết sức quan trọng. 42