Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Quý Hải
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Quý Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_lop_12_bai_41_van_de_su_dung_hop_li_va_cai.pptx
Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long - Nguyễn Quý Hải
- BÀI 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ KHAI CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tổ 1 - 12A1.1 - THPT Hùng Vương Soạn: Nguyễn Quý Hải
- Cấu trúc của bài 1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu a. Thế mạnh b. Hạn chế 3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long *Bonus: Văn hóa và du lịch 2
- 1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông cửu long ● Gồm 13 tỉnh, thành phố với diện tích hơn 40.000 km^2 ● Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta; bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu (thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó. ● Phần thượng châu thổ là khu vực tương đối cao (2-4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa. Phần lớn bề mặt ở đây có nhiều vùng trũng rộng lớn ● Phần hạ châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn đã ngấm dần vào trong đất. ● Phần đất còn lại tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông 3
- 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu *Thế mạnh: -Đất: Chủ yếu là đất phù sa gồm 3 nhóm chính: ● Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, Hậu, thích hợp trồng lúa nước ● Đất phèn có diện tích lớn,phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau ● Đất mặn phân bố thành vành đai ven biển Đông, và vịnh Thái Lan => Thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước. ● Ngoài ra còn có vài loại đất khác diện tích không đáng kể. 4
- 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu *Thế mạnh: -Yếu tố khác: ● Khí hậu: Có tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao ổn định, lượng mưa hàng năm lớn, ít chịu thiên tai biến đổi khí hậu, thuận lợi cho trồng trọt. ● Sông ngòi: Kênh rạch chằng chịt, cung cấp nước để tháu chua rửa mặn, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. ● Sinh vật: Chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu), rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp). Biển có nhiều hải sản quý ● Khoáng sản: Không có nhiều, chủ yếu là than bùn ở Cà Mau, Vật liệu xây dựng ở Kiên Giang, An Giang. Ngoài ra còn có dầu, khí bước đầu được khai thác 5
- 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu *Thế mạnh: 6
- 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu *Hạn chế: ● Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn. ● Mùa khô kéo dài gây thiếu nước, sự xâm nhập mặn vào đất liền làm tăng độ chua, mặn trong đất. ● Thiên tai lũ lụt thường xuyên xảy ra. ● Khoáng sản hạn chế gây trở ngại phát triển KT-XH. 7
- 3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ➔ Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách ➔ Duy trì và bảo vệ rừng ➔ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây CN, ăn quả ➔ Kết hợp khai thác đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo. ➔ Chủ động sống chung với lũ. 8
- *Văn hóa và du lịch (Bonus) ★ Sản phẩm du lịch đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gắn với các hoạt động trải nghiệm vùng sông nước và các giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu là đờn ca tài tử. ★ Tinh hoa văn hóa, lịch sử của cư dân bản địa gắn với di sản đờn ca tài tử và nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang bản sắc độc đáo; không gian văn hóa sông nước, đời sống thương hồ trên những khu chợ nổi nổi tiếng đã trở thành những yếu tố nổi trội, tạo nên tính hấp dẫn cho vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. 9
- Tổng kết ➢ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12% diện tích toàn quốc và 20.7% số dân cả nước với nhiều thế mạnh và hạn chế về đất đai, nông nghiệp, tài nguyên đất đai, khoáng sản, ➢ Cần sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của đất nuớc trên cơ sở phát triển bền vững 10