Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 44: Tìm hiểu đía lí tỉnh, thành phố

ppt 24 trang thuongnguyen 4731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 44: Tìm hiểu đía lí tỉnh, thành phố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_lop_12_bai_44_tim_hieu_dia_li_tinh_thanh_ph.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 12 - Bài 44: Tìm hiểu đía lí tỉnh, thành phố

  1. Lạng Sơn còn gọi là xứ Lạng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. 1. Địa lý Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng: 55 km, Phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc): 253 km, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang: 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh: 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn: 73 km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên: 60 km. Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có hai cửa khẩu quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình), Bình Nghi (Huyện Tràng Định), Tân Thanh (Huyện Văn Lãng), Cốc Nam (Huyện Cao Lộc) và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Địa hình Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m. Mẫu Sơn cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
  2. Khí hậu, thời tiết Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng. - Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C - Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200-1600 mm - Độ ẩm tuơng đối trung bình năm: 80-85% - Luợng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời - Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ - Huớng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8-2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.
  3. Hệ thống sông ngòi Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là: - Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, Diện tích lưu vực: 6660 km², Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166 m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược". - Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 52 km, Diện tích lưu vực: 320 km², Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình. - Sông Bắc Giang, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 114 km, Diện tích lưu vực: 2670 km², Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng, Độ dài: 54 km, Diện tích lưu vực: 801 km² - Sông Thương Là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang.Độ dài: 157 km, Diện tích lưu vực: 6640 km² - Sông Hoá Độ dài: 47 km, Diện tích lưu vực: 385 km² - Sông Trung, Độ dài: 35 km, Diện tích lưu vực: 1270 km²
  4. Các đơn vị hành chính Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Tràng Định ,Văn Lãng ,Văn Quan ,Bình Gia ,Bắc Sơn ,Hữu Lũng ,Chi Lăng ,Cao Lộc ,Lộc Bình ,Đình Lập Thay đổi hành chính Biểu trưng Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Từ ngày 9/9/1891 đến ngày 20/6/1905, là Tiểu quân khu Lạng Sơn thuộc Đạo Quan binh II Lạng Sơn. Sau đó tái lập tỉnh. Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn. Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc. Năm 1950 tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên. Ngày 1/7/1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang nhập vào tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày). Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến 27/12/1975. Ngày 16/12/1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng. Từ 27/12/1975 đến 29/12/1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng, rồi lại tách ra như cũ. Ngày 29/12/1978 tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn. Như vậy tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện với tên gọi như hiện nay.
  5. 2. Dân cư Dân số 731.887 người (điều tra dân số 01/04/2009));có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%,Kinh 16,5%,còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông 3. Văn học Lạng Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, được nhắc đến nhiều trong thi ca Việt Nam, ví dụ như bài ca dao truyền khẩu dưới đây: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mải vui quên hết lời em dặn dò.
  6. -Dân tộc, tôn giáo Là một trong những nơi phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời sơ sử, tiền sử, Lạng Sơn in đậm dấu ấn của các nền văn hoá truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Những dân tộc có đông cư dân ở Lạng Sơn như Nùng, Tày, Việt, Dao. Họ có nhiều phong tục tập quán và lễ tết rất độc đáo. - Giao thông Giao thông đường bộ, đường sắt đều thuận tiện. Quốc lộ 1A nối liền Hà Nội - thành phố Lạng Sơn dài 154km, Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng dài 170km. Ngoài ra còn quốc lộ 1B tới tỉnh Thái Nguyên 60km, quốc lộ 4B qua Tiên Yên tới Quảng Ninh 48km, quốc lộ 4A tới Cao Bằng 55km, quốc lộ 279 qua huyện Binh Gia tới Bắc Kạn 73km. Đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Trung Quốc chạy qua địa phận tỉnh khoảng trên 100km.
  7. Đặc sản vịt xứ Lạng: Đến Lạng Sơn, du khách không thể bỏ qua món đặc sản vịt quay mật ong, có hương đặc biệt của lá mác mật. Ngoài ra, cốm xào, mề vịt cũng là món lạ của vùng đất này. Thất Khê, thung lũng bảy khe suối trên vùng cao Lạng Sơn, sẵn gạo và vịt ngon. Nơi đây có món "cốm xào, mề vịt" tuyệt vời. Món ăn đặc sản này không phải cỗ bàn nào cũng có. Chỉ đến mùa gặt tháng mười, Tết cơm mới, chú rể tương lai phải làm một đĩa to mề vịt xào biếu bố vợ sắp cưới. Chắc là phải 5-7 con vịt mới được một đĩa mề xào, nên mới chỉ dành riêng vào dịp ân tình trọng đại đó. Từ vịt Na Sầm, sản vật quý hiếm của Thất Khê nổi tiếng, nay đã phát triển thành đặc sản "vịt quay Lạng Sơn" của cả tỉnh. Suốt từ chợ địa đầu Chi Lăng đến Đồng Đăng, Kỳ Lừa và khắp các chợ dọc quốc lộ 4, các sạp thức ăn chế biến sẵn luôn đầy ắp những con vịt vàng rộm, thơm phức, thật bắt mắt. Cung cách quay này có quy trình nhất quán, với các công đoạn tìm tòi, sáng tạo rất riêng biệt, tay nghề bếp núc điêu luyện. Vịt tơ béo được làm sạch mổ moi, nhồi lá mác mật vào bụng, để quay trên than hồng. Vừa quay vừa bôi mật ong lên da vịt hoặc bôi tẩm mật ong rồi chiên trong mỡ nước đang sôi, cho đến khi vàng ươm, chín đều. Thịt thơm phức, mềm, ngọt mà da giòn. Ai lần đầu ăn cũng tấm tắc khen ngon.
  8. Bánh cuốn trứng Lạng SơnBánh cuốn trứng Lạng Sơn khác nhiều lắm so với bánh cuốn ở những địa phương khác. Bánh cuốn Sài Gòn nhiều nhân, nào thịt, nào mỡ, nấm mèo, củ sắn ăn chung với chả giò, nem, giá trụng, rau thơm. Bánh cuốn bán tại Hà Nội lớp nhân mỏng thôi, cũng thịt, cũng nấm mèo và được rắc lên đĩa bánh ruốc thịt, rau kinh giới, còn giò thì để chung trong chén nước chấm. Bánh cuốn đặc trưng của Huế đơn giản hơn, hoặc cuốn với thịt nướng, hoặc quen thuộc nhất là loại bánh cuốn với một lớp tôm chấy mầu đỏ bắt mắt với nước chấm như nước chấm bánh khoái, có đậu phộng, có gan giã nhuyễn Bánh cuốn trứng Lạng Sơn chỉ đơn giản có trứng gà và một chén nước chấm là nước thịt kho.
  9. Phở chua Lạng Sơn: Đặc sản xứ Lạng này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Phở chua Lạng Sơn phải ăn nhẩn nha mới thưởng thức hết hương vị đặc biệt của nó. Hiện nay, phở chua có bán ở một số vùng miền núi phía Bắc, nhưng chỉ có sản phẩm của Thất Khê, Lạng Sơn, là có tiếng hơn cả. Phở chua gồm hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô trước hết phải kể đến bánh phở. Cũng vẫn là thứ bánh phở quen thuộc nhưng cái khác ở đây là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai. Tiếp đó là món khoai tây thái chỉ và miếng được chao qua mỡ sao cho thật giòn và vàng rộm lên. Gan lợn thái mỏng bằng nửa lòng bàn tay, rán cháy cạnh. Thịt lợn ba chỉ loại ngon và dạ dày lợn đem quay trong chảo mỡ. Riêng vịt quay thì nên chọn mua tại các nhà hàng chuyên nghiệp nổi tiếng ở Thất Khê. Phần nước phở gồm: nước báng tỏi, dấm, đường, mì chính Chính thứ nước hỗn hợp này làm cho người ăn không không cảm thấy ngấy. Còn nước lèo chính là thứ nước múc từ bụng con vịt quay, vừa có vị ngậy của mỡ vịt, vừa thơm phức nhờ những gia vị ướp trước khi quay.
  10. Toàn bộ phần nguyên liệu được chuẩn bị từ trước và chờ đến khi khách gọi mới bắt đầu trộn. Khâu trộn là khâu cuối quyết định sự thành công của món phở chua. Phải trộn lượng nước vừa đủ sao cho nguyên liệu không bị nát mà gia vị vẫn thấm đều. Những thứ trang điểm cho món phở chua gồm có lạc rang giã đập, các loại rau thơm, hành khô, dưa chuột và vài lát lạp xưởng thái mỏng. Ngoài ra còn có thêm thứ gia vị đặc biệt mà người địa phương quen gọi là xúng xàng tạo ra một hương vị rất lạ. Người ăn tùy khẩu vị của mình có thể thêm một chút chanh tươi, ớt hay tiêu Đây là một món ăn khá cầu kì đòi hỏi sự công phu. Phở chua là món ăn hàn thực nên nó được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Phở chua được coi là món ăn đặc sản đáng tự hào của người Lạng Sơn, bởi vậy nó là món không thể thiếu trong các dịp đón khách quý tới nhà.
  11. - Động Tam ThanhVị trí: Nằm ở phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, phía tây phố Kỳ Lừa. Đặc điểm: Vách động còn khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. - Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là: "Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu". - Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục.
  12. - Động Nhị ThanhVị trí: Nằm ở thành phố Lạng Sơn, gần động Tam Thanh - Đặc điểm: Là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp kỳ vĩ. Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ ông là người phát hiện ra động Nhị Thanh và cho tu sửa tôn tạo thành nơi du ngoạn vào tháng 5/1779. Ðộng Nhị Thanh khá rộng, có nhiều ngóc ngách, nhiều nhũ đá rơi xuống muôn hình vạn dạng. Từ cửa động chính nhìn lên là ngôi chùa Tam Giác thờ cả Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca. Trong động có tượng truyền thần Ngô Thì Sĩ tạc vào vách đá và trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các danh nhân khác.
  13. - Núi Mẫu Sơn Vị trí: Cách thành phố Lạng Sơn 30km về phía đông. Đặc điểm: Nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu trên núi ôn hòa, thích hợp cho việc nghỉ dưỡng. -Núi Mẫu Sơn được bao bọc bởi hàng trăm quả núi nhỏ. Khí hậu ở đây ôn hòa, Mùa đông, Mẫu Sơn luôn bị mây mù bao phủ. Về mùa hè, nắng vàng rực rỡ. Còn khi vào xuân, cả vùng Mẫu Sơn đỏ rực sắc hoa đào. Đào trái Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt. Mẫu Sơn có loại chè tuyết rất ngon, đượm nước. Và rượu Mẫu Sơn thơm nồng do chính người nơi đây nấu bằng men có thành phần của một số cây thảo mộc chỉ có ở Mẫu Sơn. Chỉ ở độ cao ấy, với nguồn nước chảy ra từ lòng núi Mẹ, mới có hương vị rượu ngon nồng đến thế. Đến Mẫu Sơn chẳng những để thưởng ngoạn cảnh sắc, không khí trong lành, mà còn được hòa mình vào cuộc sống con người, nền văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây. - Trước đây, Mẫu Sơn vốn là khu nghỉ mát với nhiều biệt thự khang trang chẳng thua kém mấy so với Sa Pa, Tam Đảo. Nhưng rồi chiến tranh xảy ra, nhiều nhà cửa đã bị phá hủy. Trong tương lai, Mẫu Sơn sẽ được xây dựng lại thành khu nghỉ dưỡng và phát triển ngành du lịch leo núi.
  14. Núi Tô Thị Vị trí: Chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đặc điểm: Trên đỉnh núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế nên người đời cũng gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Trải qua bao năm tháng, do tác động của thiên nhiên và con người, di tích này đã bị hủy hoại. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam.
  15. Bắc Sơn: là huyện phía Tây Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Địa lý: Bắc Sơn là huyện miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao 500-1.200 m, như ngọn núi Khau Pi Ao (cao 1107 m), ngọn núi Pa Lép (503 m) Huyện Bắc Sơn có ranh giới phía Bắc giáp huyện Bình Gia, phía Đông giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, đều là các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Riêng phía Tây, huyện Bắc Sơn giáp huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện Bắc Sơn là 697,9 km². Dân số, theo thống kê năm 1999, là 62.000 người. Bắc Sơn, nằm gần rìa bắc huyện, trên quốc lộ 1B. Ngoài ra huyện còn có các xã: Long Đống, Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Hữu Vĩnh, Chiêu Vũ, Hưng Vũ, Trấn Yên, Nhất Tiến, Nhất Hòa, Vũ Lăng, Vũ Sơn, Vũ Lễ, Tân Thành, Tân Hương, Tân Lập, Tân Tri, Chiến Thắng, Đồng Ý, Vạn Thủy.
  16. Lịch sử: Bắc Sơn là huyện có nhiều di chỉ khảo cổ về người tiền sử, nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cả một nền văn minh của người Việt cổ, vào sơ kỳ đồ đá mới, mang tên văn hóa Bắc Sơn. Bắc Sơn là căn cứ địa kháng chiến, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, chống Nhật và Pháp của lực lượng Việt Minh những năm 1940. Giao thông: Đường bộ có quốc lộ 1B chạy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc, qua phần phía Tây Bắc huyện, nối thị trấn Đình Cả huyện Võ Nhai-Thái Nguyên với Bình Gia-Lạng Sơn.
  17. Những mốc son lịch sử trong quá trình phát triển của Đảng bộ huyện Bắc Sơn Ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên châu Bắc Sơn, nhân dân Bắc Sơn đã sôi nổi tham gia kháng chiến trong các phong trào do Cai Kinh và Đề Thám lãnh đạo. Sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một số thanh niên yêu nước ở Bắc Sơn đã sớm nhận thức, giác ngộ cách mạng, chủ động liên lạc với các chiến sĩ cộng sản để xúc tiến việc thành lập cơ sở Đảng ở Bắc Sơn. Ngày 25-9-1936, chi bộ Đảng đầu tiên ở Bắc Sơn được thành lập ở thôn Mỏ Tát, xã Vũ Lăng. Ngay sau khi thành lập, chi bộ Đảng non trẻ ở Bắc Sơn đã nhanh chóng tổ chức, vận động quần chúng đứng lên đấu tranh chống ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến. Qua phong trào đấu tranh cách mạng, cơ sở Đảng ở Bắc Sơn ngày càng được củng cố, mở rộng, uy tín và vai trò của chi bộ Đảng ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và các vùng lân cận. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ, đến tháng 5-1938, Châu uỷ Bắc Sơn được thành lập, các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kể từ đây, nhân dân các dân tộc Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng đã lập nên nhiều thành tích và chiến công vang dội, ghi những mốc son chói lọi trong lịch sử hào hùng của dân tộc:
  18. 1) Ngày 27-9-1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân châu Bắc Sơn đã nổi dậy và giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa vũ trang đánh chiếm đồn Mỏ Nhai, đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai trên đất Bắc Sơn. Khởi nghĩa Bắc Sơn đã mở màn và thúc đẩy phong trào khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong phạm vi cả nước. 2) Ngày 14-2-1941, Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập với lực lượng nòng cốt là đội du kích Bắc Sơn, đặt nền móng cho sự ra đời của Cứu quốc quân II và Cứu quốc quân III, lực lượng tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Sau khi được thành lập, Trung đội Cứu quốc quân I và nhân dân Bắc Sơn đã làm nhiệm vụ đưa đường và bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo của Đảng đi dự Hội nghị Trung ương 8 tại Pắc Bó (Cao Bằng) qua đường Bắc Sơn. 3) Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, hoà chung phong trào cách mạng cả nước, phong trào cách mạng của nhân dân Bắc Sơn ngày càng được tăng cường và phát triển. Các tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng được mở rộng. Đến ngày 18-4-1945, Bắc Sơn đã hoàn toàn được giải phóng. Tháng 5-1945, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Bắc Sơn được thành lập.
  19. 4) Ngày 14-4-1948, đội du kích Bắc Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 163/SL tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cùng với đội quân giải phóng và đội quân khởi nghĩa Nam Kỳ. 5) Sau hoà bình lập lại (năm 1954), nhân dân Bắc Sơn đã lập nhiều thành tích trong phong trào thi đua lao động sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Trong 2 năm 1959 - 1960, sản lượng lương thực bình quân đầu người của huyện đã đạt 454 kg. Đến năm 1960, toàn bộ 19 xã trong huyện đều có trường phổ thông cấp I. Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa được quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ, từng bước đẩy lùi các tệ nạn mê tín dị đoan và hủ tục lạc hậu trong nhân dân, mở đường cho các hoạt động văn hóa tiến bộ phát triển. 6) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng ngàn thanh niên con em các dân tộc Bắc Sơn đã lần lượt lên đường nhập ngũ. Vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc kháng chiến, với ý chí "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", trong năm 1967, hàng trăm thanh niên trong huyện đã lên đường nhập ngũ để bổ sung quân số cho tiểu đoàn Bắc Sơn I và Bắc Sơn II, kịp thời có mặt trên các chiến trường. Tiêu biểu cho các tầng lớp thanh niên trong thời kỳ này là đồng chí Dương Công Sửu, sau này được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
  20. 7) Ngày 27-9-1998, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng đón nhận danh hiệu cao quý của Nhà nước trao tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp. 8) Với vai trò lịch sử lớn lao trong phong trào cách mạng của cả nước, Bắc Sơn đã vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm: - Ngày 27-9-1980, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh về thăm Bắc Sơn. - Ngày 27-9-1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Bắc Sơn. - Ngày 23-8-1996, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng phấn khởi được đón tiếp Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm. - Ngày 16-1-1997, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vui mừng phấn khởi đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh về thăm. - Ngày 27-9-2003, Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Trần Đức Lương về thăm