Bài giảng Địa lí lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí

pptx 18 trang minh70 3000
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_6_chu_de_lop_vo_khi.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí lớp 6 - Chủ đề: Lớp vỏ khí

  1. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (bài 17 mục 1, SGK/trang 52) 2. Các khối khí (bài 17 mục 3, SGK/trang 53)
  2. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (mục 1, SGK/trang 52) Mọi hoạt động của con người đều liên quan đến lớp vỏ khí hay khí quyển. Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên trái đất. Chính vì thế, chúng ta cần biết lớp vỏ khí gồm những thành phần nào ? nó có vai trò gì trên Trái Đất ? chúng ta cùng tìm hiểu các em nhé.
  3. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ Câu hỏi: Các em dựa vào biểu đồ hình 45 (hình trên), SGK/trang 52 cho biết: - Các thành phần của không khí. - Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu.
  4. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (mục 1, SGK/trang 52) - Thành phần không khí bao gồm: + Nitơ: 78%. + Oxi: 21%. + Hơi nước và các khí khác: 1%.
  5. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (mục 1, SGK/trang 52) Câu hỏi: Lượng hơi nước tuy nhỏ, nhưng nó có vai trò gì đối với đời sống con người ?
  6. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (mục 1, SGK/trang 52) Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa ->Nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng là mây m- ưa sương mù-> ảnh hưởng rất lớn đến sự sống trên Trái Đất.
  7. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (mục 1, SGK/trang 52) Câu hỏi: Nhắc lại nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
  8. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (mục 1, SGK/trang 52) Khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông, cháy rừng -> Dùng năng lượng truyền thống (hóa thạch) làm tăng lượng khí Cacbonic gây ô nhiễm MT(hiệu ứng nhà kính). Từ đó thấy được sự cần thiết phải khai thác các nguồn năng lượng sạch như gió, năng lượng mặt trời, sóng biển,
  9. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 1. Thành phần của không khí (mục 1, SGK/trang 52) 2. Các khối khí (mục 3, SGK/trang 53)
  10. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 2. Các khối khí (mục 3, SGK/trang 53) Các em đọc kênh chữ SGK trang 53,54. -> Tùy thuộc vào vị trí hình thành, nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc mà ta phân chia các khối khí ra làm các loại: khối khí nóng, khối khí lạnh; khối khí lục địa, khối khí đại dương
  11. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 2. Các khối khí (mục 3, SGK/trang 53) Câu hỏi: Dựa vào bảng các khối khí, cho biết: - Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại. - Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại
  12. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 2. Các khối khí (mục 3, SGK/trang 53) - Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. - Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Khối khí đại dương hình thành các biển và đại dương, có độ ẩm lớn. - Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô
  13. CHỦ ĐỀ: LỚP VỎ KHÍ 2. Các khối khí (mục 3, SGK/trang 53) -> Các khối khí không đứng yên tại chỗ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng đi qua. Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất. (VD: SGK trang 54)
  14. CỦNG CỐ Câu 1: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là: A. Khí cacbonic B. Khí nitơ C. Hơi nước D. Khí oxi Câu 2: Thành phần nào trong không khí tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người A. Khí cacbonic B. Khí nitơ C. Hơi nước D. Khí oxi
  15. CỦNG CỐ Câu 3: Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào: A. Nhiệt độ của khối khí. B. Khí áp và độ ẩm của khối khí. C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc. D. Độ cao của khối khí. Câu 4: Khối khí có đặc điểm độ ẩm cao, được hình thành ở các vùng biển, đại dương A. Khối khí nóng B. Khối khí lạnh C. Khối khí đại dương D. Khối khí lục địa
  16. CỦNG CỐ Câu 5: Các khối khí có đặc điểm là A. Luôn cố định tại những khu vực nhất định B. Không làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua C. Luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua D. Không chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi chúng đi qua
  17. DẶN DÒ - Học bài. - Đọc mục 3 bài 18 SGK/trang 56,57; mục 1 bài 19 SGK/trang 58 trả lời: + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí ? + Khái niệm khí áp là gì ? sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất ?
  18. DẶN DÒ