Bài giảng Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020

doc 23 trang Hương Liên 24/07/2023 2190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Bài giảng Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020

  1. Tuần 11 Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019 Sáng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên và giọng hiền từ . - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu (Trả lời được các câu hỏi SGK). - Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1- Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về kết quả kiểm tra 2- Bài mới: * Giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Giữ lấy màu xanh và giới thiệu bài mới a- Luyện đọc - Chia bài làm 3 đoạn: - 1 HS đọc cả bài - Kết hợp sửa phát âm (lá nâu, sà xuống cành lựu, líu ríu, ), giải nghĩa từ (săm soi, cầu viện) - Đọc nối tiếp theo đoạn - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc cả bài b- Tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - HS đọc thầm, trao đổi nhóm đôi, trả lời từng câu hỏi trong SGK/103 - 1 HS lên điều khiển lớp trao đổi về - GV kết luận các câu trả lời- sgv/213. những câu hỏi của bài - Bổ sung các câu hỏi: + Bạn Thu chơi vui điều gì? + Vì Hằng bảo ban công nhà Thu không phải là vườn + Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé + Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên Thu? nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu + Em đã làm gì để làm đẹp môi trường? chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ - Hãy nêu nội dung chính của bài + Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình c- Luyện đọc diễn cảm và HTL - Yêu cầu HS đọc và tìm cách đọc hay - 3HS đọc nối tiếp theo đoạn - Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3: + Treo bảng phụ - Theo dõi GV đọc mẫu và tìm các từ
  2. + Đọc mẫu cần nhấn giọng, chỗ ngắt giọng - Luyện đọc theo cặp - 3-5 HS thi đọc đọc diễn cảm - Tổ chức cho HS đọc phân vai. - 2 nhóm HS đọc phân vai 3- Củng cố, dặn dò: Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP (tr 52) I. MỤC TIÊU: - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân (BT1,2ab;3cột1; 4) - So sánh các số thập phân, giải các bài toán với các số thập phân. - Kĩ năng thực hành thành thạo. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1-Kiểm tra bài cũ: Tính: 36,258 + 45,96 + 11,56 25,36 + 246 + 0,38 2- Luyên tâp(52) Bài 1: Tính - Đọc đề bài và xác định yêu cầu - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Quy tắc cộng các số thập - 2 học sinh lên bảng phân - Nhấn mạnh cách đặt dấu phẩy của các số hạng và của tổng Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: - Đọc đề bài và nêu yêu cầu a. 4,68 +6,03+ 3,97 - Làm bài vào vở nháp b.6,9 +8,4 +3,1 + 0,2 - HS Chữa bài và nêu rõ t/c áp dụng - 2HS lên bảng lớp - Gv nhận xét chốt KQ đúng *Củng cố: Việc sử dụng các t/c của phép - Đọc và nêu yêu cầu của đề bài tính để tính nhanh - Làm bài vào vở nháp Bài 3: Điền dấu thích hợp: - Trình bày cách làm 3,6 + 5,8 8,9 7,56 4,2 +3,4 - 2HS lên bảng lớp - Gv nhận xét chốt KQ đúng *Củng cố: so sánh 2 số thập phân
  3. Bài 4: - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và Ngày 1: 28,4 m yếu tố cần tìm Ngày 2 hơn ngày 1: 2,2 m ? m - Tóm tắt (bằng sơ đồ) Ngày 3 hơn ngày 2: 1,5 m - Làm bài vào vở - Hướng dẫn HS cách làm - Chấm bài - Nhận xét *Củng cố: Cách cộng nhiều số thphân 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách tính tổng của nhiều số thập phân và các t/c của nó. - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Đạo đức THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Củng cố lại kiến thức đã học trong 10 tuần. - Học sinh xử lí một số tình huống. - Giáo dục HS có ý thức tốt, nhân cách tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số tình huống, bài tập thực hành III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: Để có tình bạn tốt ta phải làm gì? 2- Bài mới: + Kể tên các bài đạo đức đã học ? - HS nêu miệng: (Em là học sinh lớp 5; Có trách nhiệm về việc làm của mình; Có chí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên; Tình bạn - Tổ chức HS hỏi đáp về nội dung mỗi - Thảo luận nhóm 2 trả lời trước bài. nhóm. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh liên hệ. + Em đã làm gì để xứng đáng là HS lớp - Cá nhân tự liên hệ, trả lời trước lớp. 5? + Khi em gây ra hậu quả không hay đối với người khác, em sẽ làm gì? + Trong cuộc sống em đã gặp những khó khăn gì? Em đã khắc phục khó khăn đó như thế nào? + Em đã làm gì để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên? - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố - Dặn dò. - Về nhà chuẩn bị bài sau. - Nêu trách nhiệm của học sinh lớp 5? - Nhận xét giờ học.
  4. Chiều: Tiết 3: Âm nhạc ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC LUYỆN TẬP BIỂU DIỄN. I. MỤC TIÊU: - Củng cố giúp học sinhh hát đúng các bài hát đã học. - Có kĩ năng biểu diễn một số bài hát. - GD HS lòng yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thanh phách, song loan. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bài hát đã học. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học. - GV hướng dẫn hs ôn laị các bài hát đã học. + Những bông hoa những bài ca. + Reo vang bình minh. + Con chim hay hót. + Ước mơ. + Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Cho cả lớp ôn từng bài hát. - Cả lớp ôn lần lượt từng bài hát. - Cho hS hát kết hợp với gõ đệm. - GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Luyện tập biểu diễn. - HS biểu diễn Hướng dẫn HS luyện biểu diễn. - GV hướng dẫn HS một số động tác - Tổ thực hiện. biểu diễn phù hợp với nội dung mỗi bài. - Nhóm thực hiện. - Tổ chức biểu diễn. - Nhóm (cá nhân) thực hiện. - GV nhận xét, tuyên dương. 3- Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. MỤC TIÊU: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (HS nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô). - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống. - Vận dụng tốt trong giao tiếp hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Bảng phụ viết sẵn BT 1,2/106 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét kết quả bài KT giữa kì I
  5. 2. Bài mới a. Hình thành khái niệm Bài 1/104 - HS đọc yêu cầu và nội dung BT - Đoạn văn có những nhân vật nào? - Các nhân vật: Hơ Bia, cơm, thóc - Các nhân vật làm gì? gạo - Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau, - Những từ nào được in đậm trong đoạn thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng văn trên? - Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng - Những từ đó dùng để làm gì? - Những từ nào chỉ người nghe? - Để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, - Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? cơm * Những từ: chị, chúng tôi, ta, các ngươi, - Chị, các ngươi chúng trong đoạn văn trên gọi là các đại từ - Chúng xưng hô - HS hế nào là đại từ xưng hô? Bài 2 - Yêu cầu HS đọc lại lời của Cơm và chị - HS trả lời theo ý hiểu. Hơ Bia. - HS đọc yêu cầu - Cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong - HS đọc đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? - Cách xưng hô của Cơm rất lịch sự, - GV kết luận cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi Bài 3 thường người khác - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp - Nhận xét các cách xưng hô đúng - HS làm việc nhóm đôi - GV kết luận về việc lựa chọn từ xưng hô - Phát biểu ý kiến, bổ sung. * Ghi nhớ - HS đọc phần Ghi nhớ b. Luyện tập Bài 1/106: Treo bảng phụ. - HS đọc yêu cầu - Gợi ý: + Đọc kĩ đoạn văn + Gạch chân dưới các từ xưng hô + Đọc kĩ lời nhân vật có đại từ xưng hô để thấy được thái độ, tình cảm - HS làm việc nhóm đôi, ghi từ tìm của mỗi nhân vật. được ra giấy nháp - GV gạch chân các đại từ trong đoạn văn - Phát biểu ý kiến - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 2 - HS đọc yêu cầu + Đoạn văn có những nhân vật nào? - Bồ Chao, Bồ Các, Tu Hú, các bạn + Nội dung đoạn văn là gì? của Bồ Chao - 1HS làm trên bảng phụ, lớp làm VBT - HS giải thích vì sao chọn các từ đó 3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại phần Ghi nhớ. - Nhấn mạnh sự cần thiết của việc lựa chọn, sử dụng đại từ xưng hô chính xác, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp - Nhận xét giờ học.
  6. Tiết 2: Toán TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN (tr 53) I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân. - Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân. Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế - Giáo dục các em ham thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ ghi quy tắc - HS: bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1-Kiểm tra bài cũ Tính : 3,65 + 0,8 + 45 896 – 95 2. Bài mới Lí thuyết a/ Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân + Ví dụ 1: Đường gấp khúc ABC = 4,29 m AB = 1,84m BC = ? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: thực hiện và làm nháp, 1HSK lên bảng. -Tìm cách thực hiện phép trừ - Cho một số nhóm trình bày bài làm của - Làm nháp mình. - HS trình bày ý kiến. - GV yêu cầu HS nêu cách tính. => 3 bước khi thực hiện phép tính: - Đặt tính - Thực hiện trừ - Đặt dấu phẩy ở hiệu + Ví dụ 2: 45,8 -19,26 = ? - GV đưa ra VD cho HS thực hiện Tính vào vở nháp * Khắc sâu : Bước 1 và 3. - 1 học sinh lên bảng –Chữa bài b/ Quy tắc : SGK – 53 Rút ra quy tắc ( Treo bảng phụ) - Nhắc lại Hướng dẫn HS luyện tập(54) Bài 1a,b)- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài - Đọc và xác định y/c của bài. tập. - Cho HS thực hành tính trên bảng con, 2 HS TB lên bảng. - Làm bảng con - Gọi 1-2 HS nêu lại cách tính. - 2 học sinh lên bảng - HSKG có thể làm cả phần c và nêu nhận xét. =>Quy tắc trừ hai số thập phân Bài 2: (a, b)- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của - Đọc đề bài và xác định yêu cầu bài tập. - Làm bài bảng con, lên bảng
  7. - Cho HS thực hành tính trên bảng con, 2 HS TB lên bảng - HS có thể làm cả phần c vào vở. => Lưu ý: bước đặt tính: các chữ số trong cùng một hàng dấu phẩy của SBT và ST phải thẳng cột Bài 3: Thùng đựng : 28,75 kg - Đọc bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. Lấy: -Lần 1 : 10,5 kg - Trao đổi tìm cách làm. - Lần 2 : 8 kg - Làm bài vào vở Còn : ? kg - Yêu cầu 1HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm cách làm - Yêu cầu 1 HS nêu cách làm. - HSKG nhận xét, bổ sung ( nếu chưa đúng) - Cho HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng nhóm. - HS: Có thể làm thêm cách khác. *Chấm, chữa bài – Nhận xét bài làm của HS => Các cách giải bài toán 3.Củng cố, dặn dò - Trừ hai số thập phân so với trừ 2 STN có gì khác? - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Thể dục ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN. TRÒ CHƠI “CHẠY NHANH THEO SỐ”. I. MỤC TIÊU - Học động tác toàn thân. - Trò chơi: “ Chạy nhanh theo số” . - Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác. - Y/c chơi nhiệt tình và chủ động. - Giúp HS có tính kỉ luật tốt và có ý thức tập thể dục thường xuyên - Giúp HS có tính nhanh nhẹn, phản xạ tốt. - Giáo dục HS yêu thích thể dục thể thao II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn - Phương tiện : 1 còi , kẻ sân chơi. III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung Định Phương pháp tổ chức lượng
  8. 1. Phần mở đầu: 6 - 10 ĐH lên lớp - ổn định tổ chức, phổ biến nội phút x x x x x dung, y/c tiết học. x x x x x x x x x x - Khởi động: * Chạy thanh 1 hàng x dọc quanh sân tập. * Xoay các khớp. - Cán sự lớp điều khiển lớp khởi * Trò chơi: Chim bay, cò bay động 2. Phần cơ bản: a) Ôn 4 động tác vươn thở, tay , 18-22 - Tập đồng loạt cả lớp theo đội chân, vặn mình:( 2-3 lần). phút hình hàng ngang. - GV làm mẫu phân tích động tác b) Học động tác toàn thân: sau đó cho HS thực hiện chậm từng - GV nêu tên động tác, vừa phân nhịp rồi kết hợp cả động tác, lần tích KT vừa làm mẫu và cho HS sau hô nhịp chậm cho HS tập. Sau tập theo. mỗi lần GV nhận xét, sử sai. - Ôn 5 động tác TD đã học -Chia tổ tập luyện . - Tập cả lớp. - Tập hợp theo đội hình chơi . c) Trò chơi vận động: - Chơi trò chơi - GV nêu tên trò chơi, GV nhắc 5-6’ nhở HS rồi cho chơi . ĐH xuống lớp - GV quan sát, nhận xét, đánh giá x x x x x cuộc chơi. x x x x x x x x x x 3. Phần kết thúc: x - Cho HS thả lỏng 4-6’ - GV cùng HS hệ thống bài. GV hô “Cả lớp giải tán” - Nhận xét tiết học , dặn dò. HS hô “Khoẻ” Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Chính tả Nghe - viết: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n - Có ý thức rèn viết chữ đẹp, giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: ND bài, Vở BT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
  9. 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về kết quả bài KT giữa kì I 2. Bài mới: a. Hướng dẫn HS viết chính tả - Gọi HS đọc đoạn luật - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm - Điều 3, khoản 3 trong Luật bảo vệ môi - Nói về hoạt động bảo vệ môi trường, trường có nội dung là gì? giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường - Tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính - VD: môi trường, suy thoái, trong tả? lành, sự cố, - HS luyện viết các từ tìm được - HS viết vào vở. - Đọc cho HS viết chính tả. Lưu ý HS chỉ xuống dòng ở tên điều khoản và khái niệm “Hoạt động môi trường” đặt trong ngoặc kép. - Soát lỗi, chấm bài. b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2. a - HS xác định yêu cầu của bài tập - Tổ chức cho HS bắt thăm cặp tiếng - HS lần lượt bốc thăm, mở phiếu và chứa âm đầu l/n và thi viết các từ ngữ có đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi tiếng đó. trên phiếu, tìm và viết thật nhanh lên - HS tìm được nhiều từ hơn bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó - HS đọc từ ngữ đã ghi trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung các từ ngữ khác - 1 số HS đọc lại các từ ngữ đã tìm được Bài 3. a - 3 tổ HS nối tiếp nhau nêu nhanh các - Tổ chức cho HS thi tìm nhanh các từ láy từ láy âm đầu l/n, mỗi HS nêu 1 từ , âm đầu l/n. lần lượt từng HS cho đến hết, nếu đến lượt mà HS không nêu được từ thì tổ đó sẽ không được tính. - GV viết các từ HS tìm được lên bảng - Đọc lại các từ đã tìm được 3.Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chính tả các từ đã luyện tập ở lớp. - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng trừ hai số thập phân. - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ số thập phân - Cách trừ một số cho một tổng( BT1; 2ac; 4a) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 4 (54) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Lấy VD về cộng, trừ các số thập phân.
  10. 2. Luyện tâp(54) Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Cách trừ hai số thập phân - Từng học sinh lên bảng Bài 2: Tìm x: x + 4,32 = 8,67 x- 3,64 = 5,86 - Nêu đầu bài 6,85 + x = 10,29 7,9 - x = 2,5 - Xác định thành phần cần tìm và cách tìm. *Củng cố: Cách tìm thành phần cha biết - Làm bài vào vở nháp của phép cộng và phép trừ. - HS lên bảng chữa bài Bài 3: Quả 1 : 4,8 kg Quả 2 nhẹ hơn : 1,2 kg 14,5 kg - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và Quả 3 : ? kg yếu tố cần tìm. *Chấm bài - Nhận xét - Làm bài vào vở Bài 4:a/ Tính rồi so sánh giá trị của: a - b - c và a - ( b + c ) *Chốt lại: T/chất trừ một số cho một tổng - Hoạt động nhóm đôi: Tính và so sánh b/ Tính bằng 2 cách kết quả -> Rút ra nhận xét - Báo cáo 8,3 - 1,4 - 3,6 18,64 - ( 6,24 + 10,5) - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: ứng dụng của t/c một số trừ đi - 2 học sinh lên bảng một tổng để tính hợp lí. 3. Củng cố, dặn dò: - Cách cộng, trừ hai số thập phân và t/c của phép tính. - Nhận xét giờ học Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) LUYỆN VIẾT BÀI 11: MẦM NON ÔN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kĩ thuật viết và viết đúng mẫu bài Mầm non. - Rèn kĩ năng viết nhanh đẹp, đúng mẫu. - Hs nắm chắc kiến thức về từ nhiều nghĩa , xác ddingj được nghĩa gốc, nghĩa chuyển. - HS có thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS chuẩn bị vở Luyện viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở Luyện viết, bút của HS. 2. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết: - GV đọc bài mẫu - Tìm trong bài các chữ khó viết - Lần lượt nêu: lim dim, lất phất, - Hướng dẫn hS viết chữ hoa, chữ thường. rải vàng + HS viết bảng con, 2 em viết bảng lớp. - HS viết chữ khó viết - GV nhận xét, hướng dẫn HS kĩ thuật viết: - 2 HS lên bảng viết
  11. cách nối các con chữ trong 1 chữ, cách đánh - HS khác nhận xét, bổ sung dấu thanh. Hoạt động 2: Viết bài vào vở. - Hướng dẫn HS cách viết thanh - đậm, cách cầm bút - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết. - HS nhìn mẫu viết bài vào vở. - HS cả lớp viết bài vào - Thu một số bài chấm, nhận xét. Hoạt động 3: Ôn tập từ nghiều nghĩa Bài tập . Gạch chân dưới từ đi, chạy, ăn ngọt, - HS nêu yêu cầu bài tập. cánh mang nghĩa gốc trong các từ sau: - Hs làm bài theo nhóm đôi. - Nó chạy còn tôi đi; đi xe đạp; đi học; đi găng - Hs nêu ý kiến tay; đi ô tô; do ốm nặng, cụ đã đi hôm qua rồi. - Nó đang chạy trên sân; tàu chạy; đồng hồ chạy; chạy ăn; chạy việc; chạy mưa. - Ăn tối; xe này ăn xăng lắm; tàu ăn tham; ăn đòn; hồ dán không ăn. - Cam ngọt; nói ngọt; rét ngọt. - Cánh chim; cánh hoa; cánh tay; cánh đồng; cánh tủ; cánh quân. - Gv nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm về các mặt (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả) nhận biết và sửa được lỗi trong bài . - Viết lai được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn những lỗi phổ biến của HS cần sửa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Nhận xét về kết quả bài làm của HS - HS đọc lại đề bài, nêu yêu cầu trọng tâm của đề. - GV nêu những ưu điểm, hạn chế cơ bản trong bài làm của HS: + Ưu điểm: Nhìn chung HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. Bố cục bài văn rõ ràng, trình tự miêu tả hợp lí, + Hạn chế: GV đưa ra bảng phụ đã viết các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi - Trả bài cho HS. Hướng dẫn chữa bài - Gọi HS đọc yêu cầu 1 - HS đọc lời nhận xét của GV,
  12. phát hiện thêm lỗi trong bài của mình, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lại việc sửa - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. lỗi. - GV cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi đã được ghi trên bảng: + Bài văn tả cảnh nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất? + Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn người đọc? + Thân bài cần tả những gì? + Câu văn nên viết thế nào để sinh động, gần gũi? + Phần kết bài nên viết như thế nào để cảnh vật luôn in đậm trong tâm trí người đọc? - Các nhóm phát biểu ý kiến, rút ra kinh nghiệm viết bài văn - Đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay của tả cảnh HS. - Yêu cầu HS chọn một đoạn văn trong bài của - HS đọc yêu cầu 2 mình để viết lại cho hay hơn (đoạn tả cảnh ở - Một số HS đọc đoạn văn đã phần thân bài hoặc viết lại mở bài, kết bài theo viết lại, lớp nhận xét. kiểu khác) 3.Củng cố, dặn dò: - Ghi nhớ cách làm bài văn miêu tả. - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng trừ hai số thập phân. - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ số thập phân - Cách trừ một số cho một tổng( BT1; 2ac; 4a) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 4 (54) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Lấy VD về cộng, trừ các số thập phân. 2. Luyện tâp(54) Bài 1: Đặt tính rồi tính: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Cách trừ hai số thập phân - Từng học sinh lên bảng Bài 2: Tìm x: x + 4,32 = 8,67 x- 3,64 = 5,86 - Nêu đầu bài 6,85 + x = 10,29 7,9 - x = 2,5 - Xác định thành phần cần tìm và cách tìm. *Củng cố: Cách tìm thành phần cha biết - Làm bài vào vở nháp của phép cộng và phép trừ. - HS lên bảng chữa bài
  13. Bài 3: Quả 1 : 4,8 kg Quả 2 nhẹ hơn : 1,2 kg 14,5 kg - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và Quả 3 : ? kg yếu tố cần tìm. *Chấm bài - Nhận xét - Làm bài vào vở Bài 4:a/ Tính rồi so sánh giá trị của: a - b - c và a - ( b + c ) *Chốt lại: T/chất trừ một số cho một tổng - Hoạt động nhóm đôi: Tính và so sánh b/ Tính bằng 2 cách kết quả -> Rút ra nhận xét - Báo cáo 8,3 - 1,4 - 3,6 18,64 - ( 6,24 + 10,5) - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: ứng dụng của t/c một số trừ đi - 2 học sinh lên bảng một tổng để tính hợp lí. 3. Củng cố, dặn dò: - Cách cộng, trừ hai số thập phân và t/c của phép tính. - Nhận xét giờ học Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) ÔN TẬP: TỪ TRÁI NGHĨA I.MỤC TIÊU: - HS biết vận dụng từ trái nghĩa để làm đúng các BT tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa. - Rèn kĩ năng dùng từ đúng. - Giáo dục HS yêu quý và biết sử dụng vốn từ tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY GỌC: Bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Tìm từ trái nghĩa với từ trung thực, chăm chỉ. 2. Bài mới GV hướng dẫn HS làm các BT sau: Bài 1: Gạch dưới những từ trái nghĩa trong các câu - HS làm bài cá nhân sau: - HS nêu ý kiến - Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. - Gv nhận xét, chữa bài Bài 2: Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp để có câu thành ngữ, tục ngữ - HS thảo luận nhóm đôi và - Đi về - Đất trời nêu ý kiến - Sáng chiều - Chân đá - Kẻ người - Nói quên - GV chốt kết quả đúng Bài 3: Ghi lại 3 từ trái nghĩa với từ ngọt - HS thảo luận nhóm đôi và - HS lên bảng chữa bài nêu ý kiến Bài 4: Điền từ trái nghĩa với mỗi từ cho sẵn dưới đây - HS lên bảng chữa bài để tạo thành một cặp từ trái nghĩa
  14. - rộng/ - to/ . - lớn/ - sáng/ - trắng/ - HS làm bài vào vở - béo/ . - lành/ - dày/ . - dài/ - sâu/ - thuận - đậm/ - sáng lợi/ sủa/ - cao/ - tốt/ - Gv chấm bài, nhận xét Bài 5: Ghi lại 2 từ ghép có 2 tiếng có nghĩa trái - HS làm bài nêu ý kiến ngược nhau và đặt câu với mỗi từ đó (to - nhỏ: Cho tôi một miếng to nhỏ gì cũng được. Gần- xa: Gần xa nô nức đến xem hội. Lớn - bé: Lớn bé đều tham gia lao động.) - Gv chốt lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò: GV nhân xét giờ học. Nhắc HS nhớ các cặp từ trái nghĩa vừa tìm được. Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: - Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết được một vài quan hệ từ trong các câu văn - Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của chúng trong câu - Biết đặt câu với quan hệ từ BT 3 - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung BT1 phần Nhận xét. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: - 1 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô, 1HS khác nhắc lại kiến thức về đại từ xưng hô. 2- Bài mới a-Hình thành khái niệm Bài 1/109 - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm, gợi ý: - HS đọc yêu cầu + Từ in đậm nối những từ ngữ nào - HS làm việc nhóm đôi trong câu? - Phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ - GV chốt lời giải đúng và kết luận: các sung từ in đậm trong các câu trên gọi là quan hệ từ. + Quan hệ từ là gì? + Quan hệ từ có tác dụng gì? Bài 2 - Treo bảng phụ, gọi HS lên gạch chân - HS đọc yêu cầu. các từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu. + Mỗi cặp từ đó biểu thị quan hệ gì giữa - HS nêu.
  15. các ý? nếu - thì: quan hệ điều kiện- giả thiết *Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối tuy - nhưng: quan hệ tương phản với nhau bằng một cặp quan hệ từ. - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong sgk. - HS đọc, lấy ví dụ câu có quan hệ từ. b-Luyện tập Bài tập 1/110 - HS đọc yêu cầu và nội dung BT - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - 1 HS làm trên bảng lớp, các HS khác dùng bút chì gạch dưới các quan hệ từ trong câu. - Chữa bài, nhận xét. *Củng cố về khái niệm và tác dụng của quan hệ từ. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS tìm quan hệ từ trong câu và xác định mối quan hệ giữa các ý. - HS làm việc cá nhân, phát biểu ý * Củng cố về tác dụng của cặp quan hệ kiến. từ. Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu, gợi ý cách làm: + Xác định ý nghĩa, tác dụng của từng quan hệ từ. - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên + Đặt câu có mối quan hệ giữa các ý bảng nhóm. như đã xác định - Chữa bài trên bảng, 1 số HS đọc câu đã đặt - Chấm bài, nhận xét. 3- Củng cố, dặn dò: - Thế nào là quan hệ từ ? Lấy ví dụ - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Kể chuyện NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI I. MỤC TIÊU: - Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2); kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện. - Phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS. - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: - HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác 2- Bài mới: a-Học sinh nghe kể chuyện - GV kể lần 1: chỉ kể 4 đoạn tương ứng - HS lắng nghe với 4 tranh minh hoạ - Nêu những từ chưa hiểu nghĩa
  16. - Giải nghĩa từ khó: súng kíp, đèn ló, cây trám, - HS nghe và quan sát tranh minh hoạ - GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh minh hoạ b-Học sinh kể chuyện; trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm: - HS làm việc nhóm 5-6 theo sự hướng yêu cầu HS kể từng đoạn theo tranh, dự dẫn của GV: kể lại câu chuyện theo đoán kết thúc của câu chuyện: tranh và theo kết thúc dự đoán + Người đi săn có bắn con nai không? + Chuyện gì xảy ra sau đó? - GV giúp đỡ các nhóm làm việc. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - 5 HS trong cùng nhóm kể tiếp nối - GV ghi nhanh kết thúc câu chuyện theo từng đoạn chuyện (2 nhóm kể) sự phỏng đoán của từng nhóm - 5 HS của 5 nhóm tham gia kể nối - GV kể đoạn 5 tiếp - Gọi HS kể toàn truyện, khuyến khích - HS lắng nghe HS dưới lớp đưa ra câu hỏi cho bạn kể: - 3 HS thi kể toàn bộ chuyện và trả lời + Tại sao người đi săn muốn bắn con nai? câu hỏi của các bạn + Tại sao dòng suối, cây trám đến khuyên - HS nhận xét, đánh giá bạn kể người đi săn đừng bắn con nai? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Nhận xét HS trả lời và kể chuyện 3- Củng cố, dặn dò: - Trong cuộc sống chúng ta cần có trách nhiệm thế nào đối với các con vật trong tự nhiên? - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Toán (tăng) ÔN LUYỆN TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Biết cộng, trừ, số thập phân thành thạo. - Giải các bài toán có liên quan đến cộng, trừ số thập phân. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hệ thống bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu cách cộng 2 số thập phân 2. Luyện tập Bài tập 1: Đặt tính rồi tính : - HS đọc kỹ đề bài a) 65,72 + 34,8 c) 68,32 - 25,09 - HS làm các bài tập b) 284 + 1,347 d) 288 - 93,36 - HS lên lần lượt chữa từng bài - HS đặt tính từng phép tính
  17. - GV kiểm tra hoặc đổi vở để KT với bạn - HS tính - Gọi HS nêu KQ *Củng cố: Phép cộng, trừ, nhân số thập phân Bài tập 2: (bài 8/41phần d, c PTNL) Tìm x - HS nêu cách tìm x - Hướng dẫn HS nhớ lại cách tìm và số trừ - HS làm vở BT 2 em lên bảng - GV nhận xét, chốt chữa bài. *Củng cố: Phép cộng, trừ số Tp và tìm số hạng, số bị trừ. Bài tập 2: (bài 9/41phần d, c PTNL) Tính bằng cách thuận tiện. - Hs làm VBT - HD Học sinh các làm (Áp dụng tính chất - 2 em chữa bài giao hoán và kết hợp để tính thuận tiện) - Gv chấm bài, nhận xét Bài tập 4 Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít dầu. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung - HS làm bài vào vở bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có Bài giải : bao nhiêu lít dầu? Thùng thứ ba có số lít dầu là: - GV chấm bài, nhận xét (28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít) *Củng cố: Phép cộng, số Tp và giải toán về Cả 3 thùng có số lít dầu là: TBC 28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít) Bài tập 4: (HS) Đáp số: 81 lít. Thay dấu * bằng chữ số thích hợp 76*,28 - - HS chữa bài. 3*7,*4 - HS suy nghĩ làm bài, 1 em chữa bài - GV nhậc xét 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. Sáng: Thứ sáu ngày 15 tháng 15 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. MỤC TIÊU: - Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. * Chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương (đề 2) GDKNS: + Ra quyết định (làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường). + Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đơn in sẵn. - PP/KT: Tự bộc lộ. Trao đổi nhóm III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
  18. 1- Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quy định trình bày 1 lá đơn. 2- Bài mới a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b- Hướng dẫn luyện tập - HS đọc đề bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề - HS quan sát tranh và phát biểu ý bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh kiến - Giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài (Đề 2). - Hướng dẫn HS xây dựng mẫu đơn: + Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn? - HS nhắc lại + Theo em, tên của đơn là gì? - Đơn kiến nghị / Đơn đề nghị + Nơi nhận đơn em viết những gì? - HS tiếp nối nhau nêu + Tên người viết đơn được ghi trong - Người viết đơn là bác trưởng thôn. đơn là ai? - Em chỉ là người viết hộ + Tại sao không ghi tên em? - Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ, + Phần lí do viết đơn em nên viết rõ ràng về tình hình thực tế, những tác những gì? động xấu đã, đang và sẽ xảy ra đối với môi trường sống ở đây và hướng giải quyết - GVnhận xét, sửa cho HS. - 2 HS trình bày c- Thực hành viết đơn (Đề 2) - Phát mẫu đơn in sẵn - HS làm bài - Gọi HS trình bày đơn vừa viết. - 3- 5 HS đọc đơn của mình - Nhận xét, sửa chữa, cho điểm. 3- Củng cố, dặn dò: Hoàn chỉnh lá đơn với những HS chưa đạt yêu cầu. Yêu cầu HS quan sát một người thân trong gia đình, chuẩn bị cho tiết TLV tới. Tiết 2: Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN (tr 55) I. MỤC TIÊU: - Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên - Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi quy tắc nhân STP với STN ; 1 bảng ghi BT 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: Tính: 532 x 35 198 x 102 2- Bài mới a-Lí thuyết a/ Hình thành quy tắc nhân STP với STN - Quan sát hình vẽ + Ví dụ 1: SGK - Nêu phép tính để giải bài toán
  19. - Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: Tìm ra cách thực hiện phép tính *Chốt lại: Các bước làm như SGK- 55 - Báo cáo - NX Kết luận: - Nhân như nhân các STN - Đối chiếu 2 phép tính: - Ở phần thập phân của STP + Nhân STN với STN có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy + Nhân STP với STN tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ -> Rút ra nhận xét phải sang trái. - HS nhắc lại + Ví dụ 2: 0,46 x 12 = ? - Tính vào vở nháp Lưu ý : Khi thực hiện bước 2 - 1 học sinh lên bảng b/ Quy tắc : SGK - 56 ( Treo bảng phụ ) - Nhận xét các bước làm - Tự nêu quy tắc nhân STP với STN b-Luyện tập(BT 1,2) Bài 1: Đặt tính rồi tính : 2,5 x 7 4,18 x 5 0,256 x 8 - Làm vào vở - GV nhận xét. - Từng học sinh lên bảng *Củng cố: Quy cách nhân hai số thập phân. - Đọc đề bài và xác định yêu cầu Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống - Làm bài vào vở (Treo bảng phụ ) - Nêu kết quả - GV chấm bài, nhận xét - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và * Củng cố: Nhân số thập phân yếu tố cần tìm. Bài 3*: 1 giờ : 42,6 km - Làm bài vào vở nháp 4 giờ : ? km - Nhận xét *Củng cố: cách giải toán và nhân số thập phân. 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách nhân số thập phân với số tự nhiên. - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Sinh hoạt KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TÁC PHONG I. MỤC TIÊU: - HS thấy được ưu, nhược điểm của mình, của lớp về nề nếp học tập và tác phong của học sinh trong tuần. - Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới. - Các em có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của trường, lớp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm điểm nề nếp học tập và nêu phương hướng - Các trưởng ban nhận xét việc thực hiện nề nếp học tập và tác phong của các bạn trong ban mình. + Đi học. + Truy bài.
  20. + Học và làm bài ở nhà. + Phát biểu xây dựng bài - Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung. - GV nhận xét chung - Nêu phương hướng tuần tới. + Duy trì ưu điểm, khắc phục nhược điểm. + Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11. + Ôn tập để thi giữa kì đạt kết quả cao. 2. Sinh hoạt văn nghệ Cá nhân, nhóm hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề nhà trường, thầy cô giáo. 3. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu cả lớp chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của lớp, của trường và phương hướng tuần tới. Chiều: HỌC MĨ THUẬT Tổ phó duyệt BGH duyệt ngày 8 tháng 11 năm 2019
  21. Tuần 11 Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Tập đọc TIẾNG VỌNG I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu ý nghĩa: đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta - Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ (Trả lời được câu hỏi1,3,4) - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ” 2. Bài mới a- Luyện đọc - 2 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ - Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ và - Phát hiện các từ khó đọc và chưa hiểu ngắt nhịp thơ nghĩa - Chú ý câu: Đêm ấy / tôi nằm trong chăn / nghe cánh chim đập cửa. - Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. b- Tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - HS làm việc nhóm 4 cùng đọc thầm bài, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn - 1 HS khá lên điều khiển cả lớp trao trao đổi, tìm hiểu bài. đổi, trả lời từng câu hỏi - GV kết luận (SGV/222) và bổ sung câu hỏi: + Bài thơ cho em biết điều gì? - Bài thơ là tâm trạng day dứt, ân hận của tác giả vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. - GV ghi nội dung chính của bài. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài c- Luyện đọc diễn cảm + Nêu nhận xét về thể loại thơ? - Thơ tự do - Yêu cầu HS tìm cách đọc hay bài thơ - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trao đổi đề tìm giọng đọc phù hợp - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1: + Treo bảng phụ có đã chép sẵn đoạn thơ + Đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, - Theo dõi GV đọc và tìm từ cần chú
  22. nhấn giọng ở các từ ngữ: chết rồi, ấm áp, ý nhấn giọng giữ chặt, ngon lành, chiều gió hú, lạnh ngắt, tha đi, mãi mãi - Luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - 3-5 HS thi đọc diễn cảm cả bài . - Nhận xét, cho điểm 3. Củng cố, dặn dò: Qua bài thơ, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? Khuyến khích HS đọc thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Mùa thảo quả. Tiết 2: Địa lí LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta (HS biết nước ta có ĐK thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản; biết các biện pháp bảo vệ rừng). - Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, rừng và nguồn lợi thuỷ sản. - GD học sinh ý thức về bảo vệ vùng biển nước ta đó là chủ quyền về biển đảo của mỗi quốc gia. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK. Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: + Kể một số loại cây được trồng ở nước ta? + Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thế hai thế giới? + Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, vững chắc? 2. Bài mới. Hoạt động 1: Các hoạt động của lâm nghiệp. Vai trò của ngành trồng trọt. - Yêu cầu HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi: - Nội dung thảo luận: - Dựa vào sơ đồ để + Câu hỏi 1, phần 1, SGK. nêu các hoạt động - GV nhận xét. chính của lâm nghiệp. * Lâm nghiệp có 2 ngành chính đó là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác. + Bảng số liệu thống kê về điều gì? Dựa vào bảng có - Đọc bảng số liệu để nhận xét về vấn đề gì? trả lời câu hỏi. - Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: - Hoạt động theo + Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nhóm đôi và trả lời nào? câu hỏi. + Nêu diện tích rừng của từng năm đó? - Đại diện nhóm trình + Câu hỏi 2 SGK, trang 89, phần 1. bày và lớp nhận xét,
  23. - Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần. bổ sung. Hoạt động 2: Khai thác ngành thuỷ sản. - Câu hỏi thảo luận: - Quan sát biểu đồ thuỷ + Biểu đồ biểu diễn điều gì? sản SGK, trang 90 và + Trục ngang của biểu đồ biểu diễn điều gì? trả lời câu hỏi. + Trục dọc của biểu đồ biểu diễn điều gì? Tính theo đơn - Trao đổi cả lớp theo vị nào? hướng dẫn của GV và + Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì? trả lời. + Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì? - Nêu nội dung ghi nhớ + Câu hỏi SGK, phần 2, trang 90. SGK, trang 90. - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ vùng biển của Tổ - HS nêu ý kiến. quốc ? 3. Củng cố, dặn dò: Cần phải làm gì và để bảo vệ các loài thuỷ hải sản? Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. BGH duyệt ngày 8 tháng 11 năm 2019