Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Chủ đề: Tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam

pptx 13 trang thuongnguyen 4900
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Chủ đề: Tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_10_chu_de_tinh_hinh_dich_ben.pptx

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Chủ đề: Tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam

  1. I, Các dịch bệnh nguy hiểm
  2. Đại dịch bệnh Nga (1770 – 1772) Đại dịch bùng phát mạnh ở Moscow, đã trở thành nỗi kinh hoàng cho những công dân bị cách ly trở thành nạn bạo lực. Bạo loạn lan tràn khắp thành phố, đỉnh điểm là vụ sát hại Đức Tổng Giám mục Ambrosius, người khuyến khích dân chúng không tụ tập đông người để cầu kinh. Hoàng hậu Nga, Catherine II (còn gọi là Catherine Đại đế) đã rất tuyệt vọng trong việc ngăn chặn bệnh dịch và khôi phục trật tự đất nước. Đến mức, bà đã ban hành một sắc lệnh khẩn cấp, yêu cầu tất cả các nhà máy phải rời khỏi Moscow. Vào thời điểm dịch bệnh kết thúc, có tới 100.000 người đã chết. Kể cả ngay sau khi dịch bệnh ổn định, bà Catherine vẫn cố gắng thiết lập lại trật tự xã hội. Năm 1773, Yemelyan Pugachev, một người đàn ông tự xưng là Peter III (người chồng bị xử tử của Catherine) đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy, dẫn đến cái chết thương tâm cho hàng ngàn người khác.
  3. Dịch sốt vàng da ở Philadelphia năm 1793 Khi cơn sốt vàng da chiếm giữ Philadelphia, thủ đô của Hoa Kỳ vào thời điểm đó, các quan chức đã sai lầm khi tin rằng nô lệ người có khả năng miễn dịch cao nhất. Do đó, những người theo chủ nghĩa bãi bỏ lên tiếng kêu gọi tuyển dụng những người dân gốc Phi để chăm sóc người bệnh. Bệnh dịch nhanh chóng lây truyền và truyền qua muỗi đốt. Cả đất nước trải qua thời kỳ bùng nổ dân số trong thời tiết mùa hè nóng và ẩm, đặc biệt là ở Philadelphia vào năm đó. Mãi cho đến khi mùa đông đến, muỗi bị tiêu diệt, dịch bệnh cuối cùng cũng được chấm dứt. Ước tính hơn 5.000 người đã thiệt mạng.
  4. Đại dịch cúm Châu Á (1957 - 1958) Đại dịch cúm Châu Á là một biến thể toàn cầu khác về bệnh cúm. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, căn bệnh này đã cướp đi hơn 1 triệu sinh mạng. Chủng loại vi rút gây ra đại địch này có sự kết hợp của vi rút cúm gia cầm. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) lưu ý rằng, căn bệnh này lây lan nhanh chóng và đã được báo cáo tại Singapore vào tháng 2/1957, báo cáo tại Hồng Kong vào tháng 4/1957 và các thành phố ven biển tại Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1957. Tổng số người chết là hơn 1,1 triệu người trên toàn thế giới, với 116.000 ca tử vong xảy ra tại riêng Hoa Kỳ.
  5. Đại dịch AIDS, từ năm 1981 cho đến nay AIDS đã cướp đi khoảng 35 triệu sinh mạng kể từ khi ca bệnh đầu tiên được xác định. HIV là loại vi rút gây ra bệnh AIDS, có khả năng phát triển từ một loại vi rút tinh tinh truyền sang người ở Tây Phi vào những năm 1920. Vi rút đã xuất hiện trên khắp thế giới và AIDS trở thành đại dịch vào cuối thế kỷ 20. Giờ đây, khoảng 64% trong số 40 triệu người được ước tính, đang sống cùng với loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) ở Châu Phi cận Sahara. Trong nhiều thập kỷ qua, căn bệnh này vẫn chưa có cách điều trị, nhưng có một loại thuốc được phát triển vào những năm 1990, cho phép người mắc bệnh AIDS sống một cuộc sống bình thường nếu được sử dụng thường xuyên. Đáng khích lệ hơn, đã có 2 người được điều trị thành công HIV vào đầu năm 2020.
  6. Dịch Ebola Tây Phi (2014 - 2016) Dịch bệnh Ebola đã tàn phá Tây Phi từ năm 2014 đến năm 2016, với 28.600 trường hợp được báo cáo và 11.325 trường hợp tử vong. Trường hợp đầu tiên được báo cáo ở Guinea vào tháng 12/2013, sau đó căn bệnh này nhanh chóng lây lan sang Liberia và Sierra Leone. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong đều xảy ra ở ba quốc gia này. Một số lượng nhỏ hơn các trường hợp xảy ra ở Nigeria, Mali, Senegal, Hoa Kỳ và Châu Âu. Không có cách điều trị cho bệnh Ebola, mặc dù những nỗ lực trong việc tìm kiếm vắc xin vẫn đang tiếp tục tiến hành. Các trường hợp mắc bệnh Ebola đầu tiên được biết đến là xảy ra ở Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1976, và loại vi rút này có thể có nguồn gốc từ loài dơi.
  7. II, Dịch Covid-19: là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng 79,5%.
  8. Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh, mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp, 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%. X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi. Dấu hiệu sống nhìn chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân. Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho). Nhiều bệnh nhân còn có thể gặp các biểu hiện ngoài da, đặc biệt là ở các ngón chân. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 25% số người bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng không rõ ràng.
  9. Để ngăn chặn COVID-19 lây lan, hãy: ❖ Thường xuyên rửa tay. Sử dụng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn. ❖ Giữ khoảng cách an toàn với những người đang ho hoặc hắt hơi. ❖ Không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. ❖ Khi ho hoặc hắt hơi, hãy che mũi và miệng bằng khuỷu tay gập lại hoặc khăn giấy. ❖ Hãy ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe. ❖ Hãy đến cơ sở y tế nếu bạn bị sốt, ho và khó thở. Nhớ gọi điện trước. ❖ Làm theo chỉ dẫn của cơ quan y tế địa phương. ❖ Tránh đến cơ sở y tế khi không cần thiết để giúp hệ thống y tế hoạt động hiệu quả hơn, ❖ nhờ vậy bảo vệ được bạn và những người khác.