Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Tiết 9, Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tiết 1) - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Tiết 9, Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tiết 1) - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_tiet_9_bai_4_quyen_binh_d.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 12 - Tiết 9, Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Tiết 1) - Năm học 2017-2018
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC Cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learing Năm học: 2017 – 2018 BÀI GIẢNG: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 12 TIẾT 9, BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1) Giáo viên: Email: Điện thoại: Trường: Huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
- VIDEO GIỚI THIỆU BÀI
- L/O/G/O Giáo dục công dân 12
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Nội dung Bình đẳng trong lao động Bình đẳng trong kinh doanh
- 1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình a.Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ▪ Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. ▪ Gia đình: là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. ▪ Hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, và thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.
- • Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân gia đình? -Là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình có những nguyên tắc nào ? Dân chủ • Các nguyên tắc Công bằng Tôn trọng lẫn nhau Không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ và phạm vi gia đình và xã hội
- b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Bình Bình Bình Bình đẳng đẳng đẳng đẳng giữa giữa giữa giữa cha ông bà vợ và anh, mẹ và và chồng chị, em con cháu
- Bình đẳng giữa vợ chồng Lựa chọn nơi cư trú. Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau. Trong quan Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng hệ nhân tôn giáo của nhau. thân Giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt. Cùng bàn bạc, lựa chọn và sử dụng Biện pháp kế hoạch hóa gđ phù hợp. Sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
- Tài sản chung: có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung. (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) Tài sản riêng: vợ chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của riêng mình.
- Tài sản riêng: tài sản mỗi người có trước khi kết hôn hoặc được cho riêng trong thời kì hôn nhân
- * Bình đẳng giữa cha mẹ và con. - Đối với cha mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế): có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con + Cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con + Cha mẹ đại diện trước pháp luật cho con cái chưa thành niên và con cái đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. + Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con + Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
- Ngày 14/9/2014, người dân cả nước bàng hoàng khi chứng kiến một cháu bé 4 tuổi: bé Đỗ Thị Kim Ngân (sn2010) bị chính cha mẹ bạo hành đến mức mặt mũi thâm tím, sưng biến dạng và được bà con hàng xóm đưa đến bệnh viện để cấp cứu.
- ● Đối với con: - Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. - Con không được có hành vi xúc phạm, ngược đãi cha mẹ.
- *Bình đẳng giữa ông bà và cháu. + Bình đẳng giữa ông bà và các cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu. + Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu.
- Các cháu: có bổn phận kính trọng và phụng dưỡng ông bà.
- * Bình đẳng giữa anh, chị, em. ● Đối với anh, chị, em: - Có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. - Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
- Để có được một gia đình hạnh phúc, thuận hoà thì chúng ta - thành viên trong 1 gia đình cần phải làm gì?
- Câu 1. Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con. B. Tôn trọng ý kiến của con. C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi. D. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.
- Câu 2. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân? A. Chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi cư trú. B. Vợ quán xuyến mọi việc trong nhà nên có quyền quyết định nơi cư trú. C. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong gia đình nên cùng quyết định nơi cư trú. D. Vợ chồng trẻ phải có sự đồng ý của cha mẹ mới được quyết định nơi cư trú.
- L/O/G/O
- Tài liệu tham khảo •Nguồn tư liệu tham khảo: •1.Trang nhandan VTC 14 •2.Kinh tế học đại cương •3.Goolle, violet •4.Sách giáo khoa và sách giáo viên GDCD lớp 12 của BGD&ĐT •5.Tài liệu ôn thi THQG 2017 – Môn GDCD VN.DOC.COM •6.Các phần mềm sử dụng: •Microsoft Powerpoint, Adobe Presenter 11 •Chương trình ghi âm Adobe Audition