Bài giảng Hóa học 8 - Bài 3: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất – Tách chất từ hỗn hợp

pptx 17 trang minh70 3460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học 8 - Bài 3: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất – Tách chất từ hỗn hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_8_bai_3_bai_thuc_hanh_1_tinh_chat_nong_cha.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học 8 - Bài 3: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất – Tách chất từ hỗn hợp

  1. Bài 3: Bài thực hành 1 Tính chất nóng chảy của chất – Tách chất từ hỗn hợp
  2. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm: 1. Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo. 2. Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định. 3. Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa. 4. Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
  3. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 II. Một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm: Ống nghiệm Bình tam giác Lọ đựng hóa chất Cốc thủy tinh Bình cầu Giấy lọc
  4. Đĩa thủy tinh Chén sứ Ống hút Chổi rửa ống nghiệm Đèn cồn Bình tia Giá thí nghiệm
  5. Kẹp ống nghiệm Kẹp lấy hóa chất Muỗng lấy hóa chất Đũa thủy tinh Phễu Muôi đốt
  6. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 III. Cách sử dụng hóa chất trong phòng thí nghiệm: 1. Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường được đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dãn nhãn ghi tên hóa chất. Nếu hóa chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng. 2. Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác (ngoài chỉ dẫn). Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa. 3. Không dùng hóa chất đựng trong những lọ không có nhãn ghi rõ tên hóa chất. Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.
  7. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 IV. Một số thao tác trong phòng thí nghiệm: 1. Thao tác lấy hóa chất 2. Thao tác đun Khi đun hóa chất, phải hơ qua ống nghiệm để ống giãn nở đều. Sau đó đun trực tiếp tại nơi có hóa chất, vị trí nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn là 1/3 chiều cao ngọn lửa từ trên xuống. Khi tắt đèn cồn tuyệt đối không thổi, phải dùng nắp đậy lại.
  8. Loại hóa chất Thao tác Hình ảnh Lấy một mảnh giấy gấp đôi thành cái Rắn dạng bột máng, đặt vào ống nghiệm, rồi cho hóa chất vào máng. Rắn Dùng kẹp gắp hóa chất miếng (như kẽm, đồng, nhôm, sắt ) cho trượt nhẹ nhàng dạng miếng lên thành ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt hút hóa chất lỏng. Đưa ống nhỏ giọt thẳng đứng vào ống Lỏng nghiệm rồi bóp phần cao su cho chất lỏng chảy hết vào ống nghiệm.
  9. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 IV. Một số thao tác trong phòng thí nghiệm: 1. Thao tác lấy hóa chất 2. Thao tác đun 3. Giữ khoảng cách an toàn - Khi làm thí nghiệm phải luôn để hóa chất cách xa mặt và người trên 40 cm. - Miệng ống nghiệm luôn hướng về phía không có người.
  10. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 V. Tiến hành thí nghiệm: 1. Thí nghiệm 1(SGK): - Theo dõi sự nóng chảy của các parafin và lưu huỳnh.
  11. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 V. Tiến hành thí nghiệm: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm2 : - Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
  12. - Bước 1: Hòa tan hỗn hợp đó trong nước. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều. - Bước 2: Gấp giấy lọc và đặt vào phễu thủy tinh. Dùng bình tia làm ướt giấy lọc. Đặt phễu lên ống nghiệm (đặt trên giá). - Bước 3: Rót từ từ hỗn hợp nước, muối, cát theo đũa thủy tinh vào phễu. So sánh dung dịch trước và sau khi lọc. - Bước 4: Lấy phần chất lỏng thu được trong ống nghiệm đem đun trên ngọn lửa đèn cồn. -> Quan sát chất trên giấy lọc và chất trong ống nghiệm.
  13. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 V. Tiến hành thí nghiệm: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm2 : 3. Hiện tượng: - Dung dịch trước khi lọc là hỗn hợp cát, muối và nước. - Dung dịch sau khi lọc chỉ gồm nước và muối. - Cát giữ lại trên giấy lọc. - Cho nước lọc bay hơi hết thu được muối ăn
  14. BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1 VI. Tường trình: