Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 30: Lưu huỳnh - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 30: Lưu huỳnh - Trường THPT Trịnh Hoài Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hoa_hoc_lop_10_bai_30_luu_huynh_truong_thpt_trinh.pptx
Nội dung text: Bài giảng Hóa học lớp 10 - Bài 30: Lưu huỳnh - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
- THPT Trịnh Hoài Đức _ 10A2_Tổ 3 Chương 7
- Nội dung bài học
- I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử,trạng thái tự nhiên Vị trí: Z=16, Chu kì 3, Nhóm VIA. Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 Có 6e lớp ngoài cùng
- Lưu huỳnh dạng đơn chất có thể tìm thấy ở gần các suối nước nóng và các khu vực núi lửa tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là dọc theo vành đai lửa Thái Bình Dương.
- II. Tính chất vật lý 1. Khái niệm thù hình : Thù hình là hiện tượng 1 nguyên tố tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau. Những dạng đơn chất đó được gọi là dạng thù hình. S có 2 dạng thù hình cơ bản: ▪ S tà phương Sα ( tinh thể hình thoi) ▪ S đơn tà Sβ ( tinh thể hình kim)
- 1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh 95,5oC Lưu huỳnh tà phương (Sα) Lưu huỳnh đơn tà (Sβ) Khối lượng riêng: Khối lượng riêng: 1,96 g/cm3 2,07g/cm3 Nhiệt độ nóng chảy: 1190C Nhiệt độ nóng chảy: 1130C Nhiệt độ bền: 95,50C→ Nhiệt độ bền:< 95,50C 1190C
- 2 .Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý
- II. Tính chất hóa học Cũng giống như một vài nguyên tố khác, lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và trong hợp chất lưu huỳnh có số oxi hóa là -2, 0, +4, +6
- II. Tính chất hóa học 1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro. Khi lưu huỳnh tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra muối sunfua. 2Al + 3S → Al2S3.
- Khi phản ứng với kim loại và hiđro, số oxi hóa của lưu huỳnh giảm từ 0 xuống -2; S thể hiện tính oxi hóa.
- 2Al + 3S → Al2S3
- Khi phản ứng với phi kim, số oxi hóa của lưu huỳnh tăng từ 0 lên +4 hoặc +6; S thể hiện tính khử.
- V. Ứng dụng 2% 8% Axit sunfuric Dược phẩm Sản phẩm khác 90%
- V. Ứng dụng • Lưu huỳnh cũng được sử dụng trong ắc quy, bột giặt, lưu hóa cao su, thuốc diệt nấm và trong sản xuất các phân bón phốtphat. Các sulfit được sử dụng để làm trắng giấy và làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả. Do bản chất dễ cháy của nó, lưu huỳnh cũng được dùng trong các loại diêm, thuốc súng và pháo hoa.
- 1. Khai thác lưu huỳnh trong lòng đất Để khai thác S dạng tự do trong lòng đất người ta dùng hệ thống thiết bị nén nước siêu nóng ( 170oC) vào mỏ lưu huỳnh để đẩy lưu huỳnh nóng chảy lên mặt đất.
- IV. SẢN XUẤT LƯU HUỲNH 2.Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất Từ H2S trong khí tự nhiên: đốt H2S trong điều kiện thiếu oxi. 2H2S + O2 → 2S + 2H2O. Dùng H2S khử SO2 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O.
- Ảnh hưởng môi trường • Sự đốt cháy than và dầu mỏ trong công nghiệp và các nhà máy điện giải phóng ra một lượng lớn điôxít lưu huỳnh SO2 , nó sẽ phản ứng với hơi nước và ôxy có trong khí quyển để tạo ra axít sulfuric. Đây là nguyên nhân của các trận mưa axít và làm giảm pH của đất cũng như các khu vực chứa nước ngọt, tạo ra những tổn thất đáng kể cho môi trường tự nhiên và gây ra phong hóa hóa học đối với các công trình xây dựng và kiến trúc. • Các tiêu chuẩn về nhiên liệu đã thắt chặt các chỉ tiêu về hàm lượng lưu huỳnh trong các nhiên liệu hóa thạch để giảm thiểu sự hình thành của mưa axít. Lưu huỳnh được tách ra từ các nhiên liệu này sau đó sẽ được làm tinh khiết và tạo ra một phần lớn của sản lượng lưu huỳnh được sản xuất.
- Tác hại mưa axit