Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 5 - Vũ Đức Ánh

ppt 10 trang Hương Liên 18/07/2023 2110
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 5 - Vũ Đức Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_hoat_dong_trai_nghiem_lop_5_vu_duc_anh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 5 - Vũ Đức Ánh

  1. Giáo viên: Vũ Đức Ánh
  2. Phần 1 : QUẢN LÝ CẢM XÚC Hoạt động nhóm: Kể chuyện sáng tạo về cảm xúc Câu chuyện được bắt đầu nhưng chưa biết cảm xúc gì xảy ra bất ngờ sau đó. Em hãy tự nghĩ sáng tạo ra phần tiếp theo để hoàn thành nhé, chuyện bắt đầu như sau: “ Sáng hôm đó, vẫn như thường lệ, em được mẹ chở đến trường. Bước vào cổng trường ” -Từng em suy nghĩ phần tiếp theo câu chuyện trong 2 phút và sau đó kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe - Cả nhóm tổng hợp cảm xúc của từng câu chuyện trong nhóm
  3. Hoạt động nhóm: Thi vẽ hình ngôi sao + Cho mỗi nhóm 1 viên phấn có buộc nhiều sợi dây (5 sợi), mỗi thành viên sẽ giữ một đầu sợi dây và cả nhóm cùng điều khiển viên phấn của nhóm mình để vẽ hình ngôi sao. + Trong trò chơi các nhóm đã gặp khó khăn gì, tại sao? + Mâu thuẫn đến từ việc không có tiếng nói chung, mỗi thành viên có một góc nhìn và suy nghĩ khác nhau. Vì vậy cảm em hãy kiềm chế cảm xúc nóng nảy, bực bội, nhăn nhó bằng cách vui vẻ cùng nhau tìm cách giải quyết.
  4. Hoạt cá nhân: Thi vẽ cảm xúc + Mỗi cá nhân trong vòng 5 phút, các em vẽ biểu thị cảm xúc trên khuôn mặt. Đính vào giấy A4 theo 2 cột : cảm xúc tích cực; cảm xúc tiêu cực + HS các nhóm đính hình vẽ lên bảng lớp và trình bày các khuôn mặt thể hiện: Cảm xúc tích cực, cảm xúc tiêu cực + Từng cảm xúc thường xảy ra trong những tình huống nào ?
  5. Cảm xúc tích cực như vui, ngạc nhiên, đáng yêu, thích thú, cảm xúc tiêu cực như nhăn nhó, khinh bỉ, đau đớn, khóc, mếu, Những cảm xúc này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm; học tập, làm việc, lao động, nghỉ ngơi, Qua quan sát, em có thể hiểu hơn cảm xúc của mọi người để có cách ứng xử phù hợp; Chúng ta có thể biểu hiện cảm xúc không đồng tình với người khác hay bạn bè thay cho các hành vi bạo lực trong học đường.
  6. Phần 2: PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI Hoạt động nhóm: Em và các bạn trả lời 3 câu hỏi sau: 1.Ai là người có thể bị xâm hại? 2.Tình huống nào có nguy cơ bị xâm hại? 3.Em biết những cách nào có thể phòng tránh xâm hại ? Video tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em _ B Productions
  7. 1. Nguy cơ bị xâm hại : Cả trẻ em nam và nữ 2. Nhận biết nguy cơ: -Nguy cơ (báo động) từ cái nhìn: Đối tượng nhìn chằm chằm vào mình, rồi nhìn dáo dác xung quanh xem có ai để ý không, di chuyển khoảng cách đến gần, nhìn vào vùng nhạy cảm, v.v - Nguy cơ (báo động) từ lời nói: Buông lời ngọt nhạt, lả lơi, kiểu thăm dò, nói về vùng kín, phim ảnh tình dục, - Nguy cơ (báo động) từ sự đụng chạm: Vuốt tóc, xoa má, xoa và bóp vùng gáy, vùng vai hoặc tỏ ra vô tình đụng chạm vào các phần nhạy cảm (như ngực, bụng, đùi, vùng kín, mông, ) - Nguy cơ (báo động) từ sự bắt cóc, cưỡng ép: Đưa đến nơi hoang vắng như bãi đất trống, nghĩa địa, nhà bỏ hoang, - Nguy cơ (báo động) từ cái ôm: Ôm lâu, ôm ghì, vừa ôm vừa sờ soạng,
  8. 3. Cách phòng tránh nguy cơ: - Đứng ngay dậy - Nhìn thẳng vào kẻ định sàm sỡ - Lùi ra xa đủ để không cho họ với tay được đến mình. - Nói to/hét to và kiên quyết: Không! Hãy dừng lại! Tôi không cho phép! Tôi không muốn! Nếu không dừng lại, tôi sẽ mách với mọi người (Có thể nhắc đi nhắc lại). - Bỏ chạy đến chỗ an toàn nếu họ tìm cách sờ nắn hoặc ôm ấp mình và kêu to cầu cứu sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. - Kể ngay với cha mẹ hoặc những người tin cậy, nhờ họ giúp đỡ, bảo vệ. Nếu người thứ nhất chưa tin lời em thì kể với người thứ hai, cho đến lúc có người tin và giúp đỡ. - Nếu em bị sàm sỡ, xâm hại, hãy kể ngay với cha mẹ, người thân và cùng người lớn đến cơ sở y tế để khám.
  9. - Không dễ dãi kết bạn, làm quen với người lạ, người mới quen chưa rõ nhân thân lai lịch, người quen trên mạng; không dễ nhận quà, nhận lời mời của những người này. Chia sẻ, tham vấn với bạn bè, người thân trước các hiện tượng lạ, các hành vi làm mình khó chịu, -Không may nếu trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục (hoặc biết người khác như bạn bè bị xâm hại) thì nhanh chóng, mạnh dạn tố giác, tố cáo hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân, nhà trường, tổ chức đoàn thể. Không chấp nhận sự dàn xếp, thương lượng, xử lý nội bộ với đối tượng xâm hại tình dục.
  10. - Giữ lại và giao các đồ vật, tài liệu liên quan đến việc bị xâm hại cho cơ quan chức năng (như quần áo, quà tặng, dữ liệu điện tử, ) -Luôn nhớ rằng khi bị xâm hại thì các em là nạn nhân của tội phạm, các em không phải là nguồn gây ra tội lỗi hay phải chịu trách nhiệm cho hành vi của kẻ xâm hại. Các cơ quan, tổ chức luôn đứng về phía các em, có trách nhiệm bảo vệ, bảo mật các thông tin liên quan đến nhân thân và sự việc của các em. - Hãy nhớ số điện thoại Tổng đài Bảo vệ trẻ em là 111 các em nhé!