Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) - Trường THPT Lý Chính Thắng

ppt 34 trang minh70 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) - Trường THPT Lý Chính Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_lich_su_11_bai_11_tinh_hinh_cac_nuoc_tu_ban_giua_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) - Trường THPT Lý Chính Thắng

  1. Trường THPT Lý Chính Thắng Hương Sơn - Hà Tĩnh Giáo viên: Phan Trung Kiên
  2. CHÖÔNG II: CAÙC NÖÔÙC TÖ BAÛN CHUÛ NGHÓA GIÖÕA HAI CUOÄC CHIEÁN TRANH THEÁ GIÔÙI (1918 – 1939) BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
  3. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: - HS liên hệ kiến thức biết được về tình hình các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất, qua đó rút ra nguyên nhân hìnhthành trật tự thế giới mới (Véc xai-Oasinhtơn) sau chiến tranh thế giới thứ nhất và từ đây đã dẫn đến nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. - GV gợi cho học sinh biết được các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh (1918-1939), sự hình thành trật tự thế giới mới (Véc xai-Oasinh tơn); Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả khủngkhiếp mà nó đem lại; Các nước tìm cách thoát khỏi khủng hoảng: Đức - Nhật thiết lập CNPX, - Mĩ thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Rudơven. 2. Phương thức: - Để hiểu được về tình hình các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918); - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó. - Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
  4. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
  5. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) Adolf Hitler
  6. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) Sau khi quan sát hình ảnh các em tìm hiều và trả lời các câu hỏi sau: - Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến cuộc chiến tranh nào? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh?Những nước nào tham chiến trực tiếp? - Sau cuộc chiến tranh này các nước này tham gia sự kiện gì? - Hệ quả của sự kiện đó có ảnh hưởng đến tình hình thế giới không? Vì sao? - Sự kiện tác động đến sự phát triển của CNTB những năm 1929-1933 là gì? Sự tác động đó làm cho quan hệ giữa các nước tư bản như thế nào?
  7. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) Gợi ý sản phẩm Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 1 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. 1. Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến cuộc chiến tranh nào? Những nước nào tham chiến? - Hình ảnh nói về Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nguyên nhân chủ yếu là tranh giành thuộc địa - Những nước tham chiến trực tiếp: Anh; Pháp; Nga; Mĩ; Đức; Áo-Hung. 2. Sau cuộc chiến tranh này các nước này tham gia sự kiện gì? Trừ nước Nga các nước tham dự Hội nghị tại Vécxai (1919-1920) và Oasinhtơn (1921-1922), nhằm phân chia quyền lợi. 3. Hệ quả của sự kiện đó có ảnh hưởng đến tình hình thế giới không? Vì sao? - Trật tự Vécxai- Oasinhtơn được thiết lập làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc thêm căn thẳng. - Vì nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận 4. Sự kiện tác động đến sự phát triển của CNTB những năm 1929-1933 là gì? Sự tác động đó làm cho quan hệ giữa các nước tư bản như thế nào? - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. - Thế giới tư bản hình thành 2 khối đối lập: Dân chủ và phát xít. Khối phát xít tăng cường chạy đua vũ trang dẫ đế nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  8. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai-Oasinhtơn 1.Mục tiêu - Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai-Oasinhtơn. - Hiểu được bản chất của trật tự này như thế nào. - So sánh tình hình thế giới trước và sau khi trật tự Véc xai-Oasinhtơn được thiết lập. 2. Phương thức GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu HS khai thác SGK, quan sát lược đồ - Hình 29 SGK HS thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau: - Hội nghị Véc xai và sau đó Hội nghị Oasinh tơn nhằm mục đích gì? - Quan sát lược đồ (GV phóng to), em hãy cho biết: Quốc gia nào biến mất? Những quốc gia nào mới xuất hiện? Những quốc gia nào có sự thay đổi về lãnh thổ? - Để duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi, các nước tư bản làm gì? - Em hãy nhận xét mối quan hệ giữa các nước tư bản trong giai đoạn này? 3. Gợi ý sản phẩm Chọn một số cặp đôi báo cáo sản phẩm trước lớp về các nội dung đã thảo luận:
  9. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) - Sau chiến tranh TG lần nhất, các nước tư bản tổ chức Hội nghị tại Vécxai (1919-1920) và Oasinhtơn (1921-1922), nhằm phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận. → Một trật tự thế giới mới được thiết lập, được gọi là trật tự Vécxai- Oasinhtơn. - Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc. - Trật tự này chứa đựng nhiều mâu thuẫn, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh. - Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội quốc liên được thành lập. * So sánh: - Trước khi trật tự Vécxai- Oasinhtơn được thiết lập là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc già (Anh, Pháp) với các nước ĐQ trẻ (Đức; Áo-Hung) dẫn đến hình thành 2 khối đế quốc đối lập làm bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. - Sau khi trật tự Vécxai- Oasinhtơn được thiết lập quan hệ giữa các nước tạm thời hòa bình nhưng rất mong manh.
  10. Hội nghị Vécxai(1919-1920)
  11. Cung điện Versailles
  12. Hình. Lloyd George, Clemenceau và Wilson đến Cung điện Vécxai để đàm phán
  13. Héi nghÞ Oasinht¬n (1921 – 1922)
  14. Hình: Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai- Oasinhtơn
  15. Hội nghị Versailles đưa nước Đức lên máy chém
  16. Với hòa ước Vec-xai -Oa-sinh -tơn, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Đế quốc Áo - Hungari bị tách ra thành 2 nước nhỏ khác nhau là Áo và Hungari với diện tích nhỏ hơn trước rất nhiều. Trên đất đai Áo - Hungari cũ, những nước mới được thành lập: Tiệp khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác thì cắt thêm cho Rumani và Italia. Nước Ba Lan cũng được thành lập với các vùng đất thuộc Áo, Đức, Nga
  17. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) Hoạt động 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và hậu quả của nó 1. Mục tiêu: - Biết được sự biến động của nền kinh tế tư bản trong suốt giai đoạn 1918-1929. - Biết được nét chính của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933: Nguyên nhân, tính chất, hậu quả. - Phân tích hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. - Giải thích vì sao các nước lại con đường thoát khỏi khủng hoảng khác nhau. 3. Phương thức: Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm GV giao nhiệm vụ cho HS: yêu cầu HS theo dõi SGK trang 61-62-66-71-76, quan sát hình 30-35-37đọc thông tin về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ, Đức, Nhật và trả lời các câu hỏi sau: 1/ Nét cơ bản về cuộc khủng hoảng này? 2/ Khủng hoảng đã dẫn đến hậu quả như thế nào? 3/ Các nước tư bản đã khắc phục như thế nào? Hãy giải thích vì sao các nước đế quốc có hai cách chọn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế? 4/ Chủ nghĩa phát xít ra đời ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế như thế nào? - Học sinh suy nghĩ, làm việc theo yêu cầu và ghi lại nội dung tìm hiểu được. Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 3. Gợi ý sản phẩm: HS báo cáo nội dung đã tìm hiểu trước lớp:
  18. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NHỮNG NĂM 1918-1939 1918 1924 ổn định tạm thời 1929 1939 Khủng hoảng 1920-1921 Khủng hoảng 1929-1933
  19. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) - Nguyên nhân: Hàng hóa sản xuất ra nhiều, vượt quá nhu cầu, trong khi sức mua giảm→ Khủng hoảng thừa. - Tháng 10/1929 k/hoảng nổ ra đầu tiên ở Mĩ sau đó lan rộng toàn thế giới tư bản→ Chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của thế giới tư bản. - Hậu quả: gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và chính trị, đe dọa sự tồn vong của CNTB. + Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản. Đẩy hàng trăm triệu người vào tình trạng đói khổ + Chính trị-xã hội: bất ổn định, nhiều cuộc biểu tình diễn ra khắp các nước. - Các nước TB tìm hai lối thoát: +Anh, Pháp, Mĩ tiến hành cải cách kinh tế - xã hội. + Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập Chủ nghĩa phát xít. - Về quan hệ quốc tế: Hình thành 2 khối ĐQ đối lập: Phát xít (Đức, Italia, NB) và khối dân chủ đua vũ trang → Nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới đang đến.
  20. Trẻ em chơi xếp hình Trẻ em làm diều bằng bằng những cọc tiền những đồng Mác mất giá mác mất giá.
  21. Lạm phát làm tiền rẻ hơn cả tờ giấy, người dân sau khi nhận lương phải chất lên xe đẩy, đẩy đến cửa hàng tạp hoá mua các hàng hoá thiết yếu.
  22. Ảnh phải : người phụ nữ dùng tiền để nhóm lò Ảnh trái: tiền bị coi như giấy loại
  23. Công nhân Mĩ thất nghiệp
  24. Nhµ ë cña ngưêi lao ®éng MÜ
  25. Công nhân xuống đường biểu tình đòi việc làm.
  26. Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với quan hệ quốc tế Nguy cơ chiến tranh Chủ nghĩa phát xít Khủng hoảng kinh tế 1929-1933
  27. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: 2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: chủ yếu cho HS làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc GV: 1/ Khái quát về các giai đoạn phát triển của CNTB giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? Đặc điểm của từng giai đoạn. 2/ Em hãy nêu ý kiến và nêu dẫn chứng về nhận định: Hội nghị Versailles đưa nước Đức lên máy chém 3/ Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì? 3. Gợi ý sản phẩm:
  28. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) 1. Các giai đoạn phát triển của CNTB từ 1918-1939: - Giai đoạn 1918-1923: + Các nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề → khủng hoảng kinh tế (KH thiếu). + Phong trào công nhân phát triển (Do tác động của cách mạng tháng Mười Nga). - Giai đoạn 1923-1929: + Nền dân chủ tư sản được củng cố, phong trào công nhân bị đàn áp nên tạm lắng xuống → Chính trị ổn định. + Kinh tế phục hồi và phát triển (tiêu biểu Mĩ, Nhật). - Giai đoạn 1923-1929: + Kinh tế: Đại khủng hoảng kinh tế thế giới (KH thừa). + Chính trị: 1 số nước thiết lập CNPX; 1 số nước cải cách. + Xã hội: Mâu thuẫn gay gắt. + QH quốc tế: Hình thành 2 khối ĐQ đối lập: Khối PX và khối dân chủ→ Nguy cơ chiến tra thế giới mới. 2.Hội nghị đúng là đưa nước Versailles đưa nước Đức lên máy chém - Từ hội nghị này Đức bị mất hết thuộc địa; mất 1/8 diện tích lãnh thổ; 1/12 dân số; 1/3 mỏ than; 2/5 sản lượng gang; 1/3 sản lượng thép; phải bồi thường chiến phí:130 tỉ mác. 3/ Hình thành 2 khối đế quốc đối lập: Anh, Pháp Mĩ >< Đức, Italia,Nhật. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối đế quốc báo hiệu nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới
  29. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: - Sự thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai-Oasinhtơn; Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà: 1. Ở Việt Nam Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cũng gián tiếp làm bùng nổ phong trào cách mạng nào? 2. Tổ chức lãnh đạo? Hình thức đấu tranh và lực lượng tham gia? Kết quả? 3. Là học sinh, em là gì để chống tư tưởng bạo lực phát xít trong tình hình hiện nay? - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh ) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen ngợi 3. Gợi ý sản phẩm:
  30. BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) Gợi ý sản phẩm: 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gián tiếp làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam. - Lãnh đạo: Đảng cộng sản Việt Nam. - Hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang. Lực lượng tham gia chủ yếu là công-nông. - Kết quả thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh. 2. Ra sức học tập rèn luyện phẩm chất đạo đức. - Đoàn kết với các bạn cảnh giác trước sự lôi kéo của bạn bè xấu. - Nói không với bạo lực học đường.
  31. Bài tập củng cố: Bài tập 1: Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là: A. Trật tự hai cực Ianta B.Trật tự Vécxai C. Trật tự Oasinhtơn D. Trật tự Vécxai- Oasinhtơn Bài tập 2: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã: A. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản B. Xác lập được mối quan hệ hoà bình, ổn định trên thế giới. C. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa. D. Làm nảy sinh bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi
  32. Bài tập củng cố: Bài tập 3: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bùng nổ đầu tiên ở: A. Anh B. Đức C. Pháp D. Mĩ Bài tập 4: Các nước Đức, Italia, Nhật Bản tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bằng cách: A. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội, thực hiện dân chủ. B. Gây chiến tranh xâm lược thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít D. Đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.