Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ - Nguyễn Thị Mai Sang

pptx 44 trang thuongnguyen 8770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ - Nguyễn Thị Mai Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_10_bai_6_cac_quoc_gia_an_do_va_van_hoa.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ - Nguyễn Thị Mai Sang

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ HỘI GIẢNG MÔN: LỊCH SỬ Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Sang
  2. CHƯƠNG IV: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN Bài 6: CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
  3. NỘI DUNG 1. Thời kì các quốc gia đầu tiên. 2. Văn hóa truyền thống Ấn Độ.
  4. 1. Thời kì các quốc gia đầu tiên. - Khoảng 1500 năm TCN,một số nhà nước đầu tiên xuất hiện. - Khoảng 500 năm TCN, nước Ma-ga-đa lớn mạnh hơn được nhiều nước tôn phục. - Vị vua kiệt xuất nhất của Ma-ga-đa là A-sô- ca.
  5. 2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ * Thời kì vương triều Gúp-ta: ẤN ĐỘ THỜI KÌ GÚP- TA
  6. - Vương triều Gúp-ta trải qua 9 đời vua và tồn tại 150 năm. -Nét đặc sắc nổi bật của vương triều này là sự định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
  7. * Sự phát triển của văn hóa truyền thống a. tôn giáo: -Phật giáo
  8. - Đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) + Bắt nguồn từ những tín ngưỡng từ cổ xưa của người Ấn Độ + Tôn thờ nhiều thần thánh nhưng chủ yếu thờ 4 vị thần: Brama (thần sáng tạo), Siva (thần Hủy diệt), Visnu (Bảo hộ), Indra (thần Sấm sét)
  9. -Brahma có bốn đầu ngoảnh nhìn về bốn phía biểu thị ý nghĩa quán triệt khắp vũ trụ của Tứ Veda. - Brahma có bốn tay : cầm bốn pho Veda, hoặc có khi Brahma nắm bốn pho Veda ở tay thứ nhất, tay thứ hai cầm trượng, tay thứ ba cầm cây cung và tay thứ tư cầm một bình nước. Brahma thường cưỡi con Thiên Nga (Hamsa) tượng trưng cho trí thức. Thần Brama (Sáng tạo)
  10. - Visnu được mô tả với hình dáng chàng trai tuấn tú, màu xanh cam, có 4 tay, mỗi tay cầm các vật biểu trưng: cây chuỳ - biểu tượng cho sức mạnh của kiến thức, vỏ ốc tù và – nguồn gốc sự sống, bánh xe - quyền năng sáng tạo và huỷ diệt, hoa sen - biểu tượng của mặt trời và liên quan đến cây đời sống mọc ra từ lỗ rốn của thần Thần Visnu (Bảo hộ)
  11. trụ: có tính tàn phá, bất khả tiên liệu, vì thần cũng là một lực sinh hóa. - Thần Siva tay phải cầm đinh ba (trisula), tay phải khác cầm cái trống nhỏ damaru biểu thị cho nhịp điệu sáng tạo. Cả hai Thần Siva (Hủy diệt) đều là những công cụ ma thuật gắn
  12. Thần Indra là một trong những vị thần tối cao của đạo Hindu. Theo truyền thuyết thần này là con của thần trời và thần đất. Sau khi được sinh ra nhờ uống được thứ rượu thần là soma thần bỗng dưng cao lớn và có sức mạnh khủng khiếp làm cho cha mẹ mình quá sợ hãi nên bỏ chạy, chạy mãi nhưng lại chạy theo 2 hướng khác nhau nên trời và đất mới cách xa nhau như ngày hôm nay. Còn khoảng không gian to lớn thì lại thuộc quyền cai quản của thần Indra. . Đây là vị thần được xem là vua các vị thần. Thần có một ngàn con mắt, xuất hiện với con vật cưỡi là con voi trắng. Thần Indra (Sấm sét)
  13. b. Chữ viết ban đầu có chữ cổ Brahmi sau hoàn thiện thành chữ Phạn
  14. c Văn học: + Văn học mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển. + Bộ Sử thi nổi tiếng: Mahabharata, Ramayana , đây là hai cuốn Sử thi viết bằng chữ Phạn .
  15. Mahabharata: ra đời khoảng thế kỷ 5 TCN và được sửa chữa dần, hoàn thiện khoảng thế kỷ 5 CN, bao gồm hơn 74.000 câu thơ và những đoạn văn xuôi dài, tổng cộng khoảng 1,8 triệu từ. Là cuốn sử thi dài nhất thế giới. Tác phẩm này được coi là “Đại Bách khoa toàn thư”" "Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ."
  16. Ramayana : Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ, là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái.
  17. d. Kiến trúc -Kiến trúc Phật giáo - Chùa hang A-gian-ta: được xây dựng từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VII sau CN - Phương pháp kiến tạo là khoét sâu vào vách đá núi, có nhiều cột vững chắc chống với 29 gian, chia thành nhiều nơi, nơi thờ Phật, nơi giảng kinh, nơi ở của các nhà sư. - Tổng cộng có 500 bức họa trên các vách đá và trên trần hang, các bức họa rất tinh xảo Chùa hang A-gian-ta
  18. Nghệ thuật tài tình của những nhà điêu khắc là ở chỗ khi ánh đèn chiếu thẳng vào mặt Phật thì những nét mặt rất nghiêm nghị, có vẻ tầm tư, mặc tưởng. Nhưng khi ánh đèn chiếu về một bên thì những bóng tối ở môi và ở cằm của tượng làm nở ra trên mặt Phật một nụ cười kín đáo và hiền từ
  19. Chùa hang A-gian-ta “là những bông hoa rực rỡ nhất, tiêu biểu nhất của nền nghệ thuật Ấn Độ”.
  20. Nghệ thuật tạc tượng Phật
  21. - Kiến trúc Hindu giáo: Các công trình kiến trúc thờ thần được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo (Ngôi đền, pho tượng bằng đồng)
  22. - Các Đền tháp Hinđu đều được xây dựng tuân theo những nguyên tắc chuẩn về kiến trúc của Hin đu giáo. - Tháp thường có hình bình đồ múi hay bình đồ vuông, chữ nhật, dáng tháp thu nhỏ dần, tầng trên lặp lại giống tầng dưới, có đỉnh chóp nhọn hay hình cầu Đền tháp Hin-đu
  23. 3.Ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài
  24. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài
  25. *Ảnh hưởng của Văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài - Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài, Đông Nam Á là khu vực ảnh hưởng rõ nét nhất. - Khu vực Đông Nam Á tiếp nhận những yếu tố văn hóa Ấn Độ (Tôn giáo: Đạo Phật, Đạo Hin đu, Nghệ thuật điêu khắc, Kiến trúc, chữ viết, văn học ) - Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo
  26. - Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ Chữ Brahmi-ấn Độ Tấm bia đá chữ Phạn cổ ở Mĩ Sơn – VN Chữ Lào Chữ Thái Lan
  27. Đền Khajuraho - ẤN ĐỘ Thánh địa Mĩ Sơn – VIỆT NAM Đền tháp Prambanan Đền Ăngcovat - CAMPUCHIA - INĐÔNÊXIA
  28. Chùa Dâu Tháp Thạt Luổng-Lào Chùa Vàng- Thái Lan Chùa vàng Mianma
  29. TOÀN CẢNH ĐÔ THỊ CỔ PAGAN- MIANMA
  30. KHU ĐỀN THÁP POROPUADUA -INĐÔNỄIA
  31. THÁP CHÀM NINH THUẬN- VIỆT NAM
  32. Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang
  33. CỦNG CỐ Câu 1: Đến vương triều nào, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất trở lại, bước vào một thời kỳ mới? A.Vương triều Hồi giáo Đê-li B.Vương triều Hác-sa C. Vương triều A-sô-ca. D. Vương triều Gúp-ta
  34. Câu 2: Vương triều Gúp-ta có bao nhiêu đời vua? Trải qua bao nhiêu năm? A. 7 đời vua - 150 năm B. 8 đời vua - 150 năm C. 9 đời vua - 150 năm D. 10 đời vua - 150 năm. Câu 3: Đạo Phật ra đời vào thời gian nào ở Ấn Độ? A. Thế kỷ III TCN B. Thế kỷ IVTCN C. Thế kỷ V TCN D. Thế kỷ VI TCN
  35. Câu 4: Phật giáo được truyền bá rộng khắp Ấn Độ dưới thời vua nào? A.Bim-bi-sa-ra B.A-sô-ca C.A-cơ-ba D.Gúp-ta Câu 5: Trong bốn vị thần chủ yếu của đạo Hindu, thần Brama gọi là thần A. Sáng tạo B. Hủy diệt C. Bảo hộ D. Sấm sét
  36. Câu 6: Vị thần nào trong đạo Hindu được gọi là thần Bảo hộ? A. Brama B. Siva C. Visnu D. Inđra.
  37. Câu 7: Yếu tố văn hóa nào dưới đây không phải là văn hóa truyền thống của Ấn Độ? A. Tôn giáo B. Kiến trúc, điêu khắc C. Chữ viết D. Lễ hội
  38. DẶN DÒ • Học bài cũ • Trả lời các câu hỏi ở SGK • Chuẩn bị bài mới: Bài 7-Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ.
  39. CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM