Bài giảng Lịch sử Lớp 4 - Tiết 25: Trịnh - Nguyễn phân tranh - Ngô Văn Dũng

pptx 32 trang Hương Liên 20/07/2023 3970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 4 - Tiết 25: Trịnh - Nguyễn phân tranh - Ngô Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_4_tiet_25_trinh_nguyen_phan_tranh_ngo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 4 - Tiết 25: Trịnh - Nguyễn phân tranh - Ngô Văn Dũng

  1. BÀI: TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH GV: NGÔ VĂN VỮNG Lớp: 4B
  2. - Nhà Đinh Kể tên các triều đại - Nhà Tiền Lê nước ta từ - Nhà Lý năm 938 đến thế kỉ - Nhà Trần XV? - Nhà Hồ - Nhà Hậu Lê
  3. Lịch sử Tiết 25: Trịnh - Nguyễn phân tranh
  4. 1. Sự sụp đổ của triều Hậu Lê Đọc thầm từ đầu cho đến “ loạn lạc” Tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình nhà Hậu Lê: - Vua: +Chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suốt ngày đêm. + Bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện. + Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là “Vua quỷ” gọi vua Lê Tương Dực là “Vua lợn”. - Quan lại: + Đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc
  5. 2. Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam - Bắc triều. Đọc thông tin trong sách giáo khoa: Từ Năm 1527 chiến tranh Nam –Bắc triều mới được chấm dứt . ( phần chữ nhỏ) để trả lời câu hỏi: Mạc Đăng Dung là ai? Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê
  6. Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì? Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu 1 số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc. Sử cũ gọi là Bắc Triều (vì ở phía bắc).
  7. Nam triều là triều đình của dòng họ phong kiến nào? Ra đời như thế nào? - Nam triều là triều đình của dòng họ Lê. - Năm 1533, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa 1 người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hoá.
  8. Vì sao có chiến tranh Nam - Bắc triều? Hai thế lực phong kiến Nam triều và Bắc triều tranh giành quyền lực với nhau. Chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả như thế nào? Kéo dài hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc
  9. 3.Chiến tranh Trịnh - Nguyễn 1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn? 2. Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn? 3.Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh - Nguyễn? 4.Kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn ra sao?
  10. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ra đời của 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn? Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay đã nắm toàn bộ triều chính. Con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa.
  11. Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn? Tranh giành quyền lực. Trình bày diễn biến chính của chiến tranh Trịnh -Nguyễn? Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh, Nguyễn đánh nhau 7 lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
  12. Kết quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn ra sao? Hai họ lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới chia cắt đất nước. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
  13. SÔNG GIANH Đàng ( Quảng Bình) ngoài Đàng trong
  14. Sông Gianh (Quảng Bình) hiện nay
  15. Chiến tranh Nam triều và Bắc triều, cũng như chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra mục đích gì? Nhằm mục đích tranh giành ngai vàng của các thế lực phong kiến.
  16. 4. Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI Khi đất nước bị chia cắt đời sống nhân dân thế nào? - Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. - Đàn ông thì phải ra trận chém, giết lẫn nhau. - Đàn bà, con trẻ thì ở nhà trong cuộc sống đói rách. - Kinh tế đất nước suy yếu.
  17. Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê Như thế nào? Các tập đoàn phong kiến xâu xé để làm gì?. Hậu quả là đất nước như thế nào?
  18. Ghi nhớ Từ đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng. Hậu quả là đất nước bị chia cắt, nhân dân cực khổ
  19. Ông là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê, ông đã lập ra triều Mạc. Ông là ai? Mạc Đăng Dung
  20. Hai họ Trịnh – Nguyễn đã lấy nơi này làm ranh giới chia cắt đất nước. Đó là địa danh nào? Sông Gianh
  21. Kinh đô Bắc triều có tên gọi là gì? Thành Đông Kinh
  22. Tên gọi của kinh đô Nam triều thế kỉ XVI. Thành Tây Đô
  23. DẶN DÒ - Xác định địa phận Đàng Ngoài, Đàng Trong trên lược đồ. - Học ghi nhớ - Chuẩn bị: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong