Bài giảng Lịch sử lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

pptx 6 trang thuongnguyen 8200
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_6_bai_1_so_luoc_ve_mon_lich_su.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

  1. 1) Lịch sử là gì ? Con người, cây cỏ, mọi vật xung quanh ta đều sinh ra lớn lên và biến đổi.Xá hội loài người cũng vậy.Những gì các em thấy hôm nay đều trải qua những thay đổi theo thời gian, nghĩa là đều có lịch sử. Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. -Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người? Dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 3 để trả lời. - Lịch sử một con người là những hoạt động chủ yếu của một cá nhân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật, - Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện
  2. Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người . 2. Học lịch sử để làm gì? Nhìn lớp học ở hình 1, em thấy khác với lớp học ở trường em như thế nào? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không? Dựa vào thông tin sgk Lịch sử 6 trang 3 và liên hệ để trả lời * Quan sát hình ảnh cho thấy lớp học thời xưa và lớp học ngày nay có sự - Lớp học ngày xưa: khác biết rất rõ rệt: + Không gian: học ở ngoài trời. + Cơ sở, vật chất: thiếu thốn bàn ghế, sách vở, + Học sinh, giáo viên: số lượng học sinh rất ít, giáo viên đã lớn tuổi.
  3. - Lớp học ngày nay: cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi, phòng học khang trang với hệ thống điện, quạt, máy tính, bàn ghế, số lượng học sinh, giáo viên ngày càng đông. * Có sự thay đổi đó do: thời gian thay đổi, hoạt động của con người cũng thay đổi theo. Trong quá trình phát triển con người lao động, sáng tạo không ngừng để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố , cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình ; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước. Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay. Qua thông tin cho biết trên em hãy cho biết học lịch sử để làm gì ? -Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương dân tộc mình và hiểu được cuộc sống đấu tranh ,lao động sáng tạo của dân tộc mình và cả loài người xây dựng trong quá khứ xây dựng tạo nên xã hội văn minh như ngày nay. -Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hường của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì trong tương lai. Theo em, chúng ta có cần biết những thay đổi đó không? Tại sao lại có những thay đổi đó?
  4. - Chúng ta có cần biết những thay đổi đó. Vì biết những thay đổi đó mới biết được cội nguồn tổ tiên, ông bà, quê hương, dân tộc. Từ đó mới biết trân trọng biết ơn tổ tiên, ông bà - Có sự thay đổi là do trong cả một thời gian dài tổ tiên, ông bà, đã cần cù lao động sáng tạo. Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử. - Gia phả, đền thờ, đình làng, hội làng, có từ bao giờ, được hình thành như thế nào. - Các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, nghệ nhân, của làng mình là ai, là người 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau :
  5. - Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng. Thử kể những loại tư liệu truyền miệng mà em biết ? - Những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích kể về cây đa, bến nước, một ngôi chùa, sự hình thành một sự vật, hiện tượng nào đó VD: Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh - Thủy Tinh, - Những câu chuyện kể về tấm gương của những người có thành tích nổi trội, có công đối với quê hương, đất nước, VD: Thần Đồng đất Việt, Thánh Gióng, - Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, sử học gọi đó là tư liệu hiện vật. - Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết. Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử. Quan sát hình 1 và 2, theo em, đó là những loại tư liệu nào? - Hình 1: Lớp học là tư liệu truyền miệng. - Hình 2: Bia Tiến sĩ là tư liệu hiện vật.
  6. Có 3 nguồn tư liệu: -Tư liệu truyền miệng : những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác -Tư liệu hiện vật; là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại -Tư liệu chữ viết; những bản ghi sách vở chép tay hay được in khắc bằng chữ viết