Bài giảng Luyện từ và câu 4 - Tuần 26, Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

ppt 23 trang Hải Hòa 11/03/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu 4 - Tuần 26, Mở rộng vốn từ: Dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_4_tuan_26_mo_rong_von_tu_dung_cam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu 4 - Tuần 26, Mở rộng vốn từ: Dũng cảm

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ 1/ Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Anh Kim Đồng là tấm gương cho CN VN mọi người noi theo. 2/ Tìm từ cùng nghĩa với “dũng cảm”.
  2. Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019 Luyện từ và câu:
  3. Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm. Dũng cảm: là có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm. - Từ cùng nghĩa : là những từ có nghĩa gần giống nhau. - Từ trái nghĩa : là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  4. Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm. M: - Từ cùng nghĩa: can đảm - Từ trái nghĩa: hèn nhát
  5. Bài 1: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm. Từ cùng nghĩa Từ trái nghĩa can đảm , gan, can hèn nhát ,nhát trường, gan dạ, gan, nhát, nhút gan góc, gan, bạo nhát, đớn hèn, hèn gan, táo bạo, anh mạt, hèn hạ, bạc hùng, anh dũng, nhược,nhu nhược, quả cảm, khiếp nhược,
  6. Nghĩa một số từ: - quả cảm : có quyết tâm và dũng khí, dám đương đầu với nguy hiểm để làm những việc thấy cần phải làm. - bạo gan: có gan làm những việc người khác thường e sợ, e ngại. - can đảm: có dũng khí để không sợ nguy hiểm, đau khổ - can trường: gan góc, không sợ nguy hiểm - anh hùng: đặc biệt anh dũng - anh dũng: dũng cảm quên mình - nhát gan: thiếu can đảm, hay sợ sệt - nhút nhát: nhát, hay rụt rè, sợ sệt - hèn nhát: hèn và nhát (nói khái quát) - bạc nhược: quá yếu đuối về tinh thần, không có ý chí đấu tranh, không đủ sức vượt qua khó khăn, trở lực dù là nhỏ - khiếp nhược; sợ đến mức mất tinh thần và trở nên hèn nhát - đớn hèn: hèn đến mức không còn giữ được tư cách, phẩm giá, rất đáng khinh
  7. Bài 2: Đặt câu với những từ vừa tìm được. Muốn đặt câu đúng, các em phải nắm được nghĩa của từ, xem từ ấy được sử dụng trong trường hợp nào, nói về phẩm chất gì? của ai? Ví dụ : Hà vốn nhát gan nên không dám đi trong đêm tối.
  8. Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp trong các từBài 1:sau Tìm những đây từ cùng để nghĩa điền và những vào từ trái nghĩachỗ với từtrống: dũng cảm. anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh. - dũng cảm bênh vực lẽ phải. - khí thế dũng mãnh. - hi sinh anh dũng.
  9. Dế Mèn đã dũng cảm bênh vực lẽ phải, xóa bỏ áp bức bất công.
  10. Khí thế dũng mãnh của quân và dân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
  11. Chị Võ Thị Sáu đã hi sinh anh dũng trước quân thù.
  12. • HÌNH ẢNH VỀ NHỮNG TẤM GƯƠNG DŨNG CẢM Bác sĩ Ly
  13. Những chú bé không chết
  14. Kim Đồng
  15. Thắng biển
  16. Ga-vrốt ngoài chiến lũy
  17. Bài 4. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; cày sâu cuốc bẫm; gan vàng dạ sắt; nhường cơm sẻ áo; chân lấm tay bùn.
  18. Bài 4. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Thành ngữ nói về lòng dũng cảm: * Vào sinh ra tử (Xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn cận kề cái chết.) * Gan vàng dạ sắt (gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm).
  19. Bài 4. Trong các thành ngữ sau, những thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm? Thành ngữ nói về lòng dũng cảm: * Vào sinh ra tử: Xông pha nơi trận mạc, nguy hiểm luôn cận kề cái chết * Gan vàng dạ sắt: Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm Bài 5. Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm được ở bài tập 4