Bài giảng Luyện từ và câu 5 - Tuần 5, Bài: Từ đồng âm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu 5 - Tuần 5, Bài: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_luyen_tu_va_cau_5_tuan_5_bai_tu_dong_am.ppt
Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu 5 - Tuần 5, Bài: Từ đồng âm
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
- KHỞI ĐỘNG
- Câu hỏi 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? cho ví dụ? Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù hay bố, cha, ba
- Câu hỏi 2: Thế nào là từ trái nghĩa? cho ví dụ? Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: đen - trắng, sáng - tối, đẹp - xấu.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐỒNG ÂM
- I. Nhận xét 1. Đọc các câu sau đây: Con yêu quý của bố! Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường. Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con sẽ luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. a. Ông ngồi câu cá. b. Đoạn văn này có 5 câu.
- Con yêu quý của bố! Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường. Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con sẽ luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. a. Ông ngồi câu cá. b. Đoạn văn này có 5 câu. * Ở 2 câu này có từ nào đọc giống nhau? Từ “câu”
- I. Nhận xét 2. Dòng nào nêu đúng nghĩa mỗi từ “câu”ở bài tập 1? - Bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây. a. Ông ngồi câu cá. - Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, được mở đầu bằng một chữ viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. b. Đoạn văn này có 5 câu. - Vậy từ đồng âm là gì? * Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- GHI NHỚ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- LUYỆN TẬP
- Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) Cánh đồng b) Hòn đá Đá bóng Tượng đồng Một nghìn đồng c) Ba và má Ba tuổi
- Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) Cánh đồng b) Hòn đá Đá bóng Tượng đồng Một nghìn đồng c) Ba và má Ba tuổi
- cánh đồng: là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
- Tượng đồng: đồng là kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và hợp kim.
- Một nghìn đồng: đồng là đơn vị tiền tệ Việt Nam.
- Hòn đá: đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
- Đá bóng: đá là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa vào khung thành đối phương.
- Ba và má: ba (bố, thầy) là người sinh ra và nuôi dưỡng mình.
- Ba tuổi: ba là số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên.
- * Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. Lá cờ Bàn cờ M: - Nhà nhà treo cờ mừng ngày quốc khánh. - Cờ vua là một môn thể thao được nhiều người ưa thích.
- Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước. -Cờ là một môn thể -Lá cờ tổ quốc tung thao được nhiều bay phấp phới. người yêu thích.
- * Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn bàn ghế bànbànbạc - Bộ bàn ghế trông thật đẹp. - Chúng em bàn nhau quyên qóp tiền ủng hộ đồng bào bị lũ lụt.
- * Bài 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm nước nướcnước suối nướcnước Việt Nam 1. Nước con suối này rất trong. 2. Nước Việt Nam có bờ biển dài hơn 3000 km.
- Bài 3: Đọc mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng? Nam: Cậu biết không, ba mình mới chuyển sang ngân hàng làm việc đấy ! Bắc: Sao cậu bảo ba cậu là bộ đội ? Nam: Đúng rồi, thư trước ba mình báo tin: “Ba đang ở hải đảo.” Nhưng thư này ba mình nói là ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc. Bắc: !!!
- Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu. Ở đây bố Nam muốn nói là bố đang giữ một vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch nhưng Nam lại hiểu tiền tiêu ở đây là tiền để tiêu. Đó là 2 từ đồng âm, nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau.
- Bài 4: Đố vui? a)Trùng trục như con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Là con gì?)
- * Bài 4: Đố vui? b) Hai cây cùng có một tên Cây xòe mặt nước cây trên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ. (Là cây gì ?)
- hoa súng khẩu súngsúng
- Tìm từ đồng âm trong hai câu sau: - Con bò sữa đang gặm cỏ. - Em bé đang bò ra chỗ mẹ.
- Chúc các con học tập thật tốt nhé!