Bài giảng Luyện từ và câu 5 - Tuần 8, Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa

ppt 9 trang Hải Hòa 09/03/2024 190
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ và câu 5 - Tuần 8, Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_5_tuan_8_bai_luyen_tap_ve_tu_nhieu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luyện từ và câu 5 - Tuần 8, Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa

  1. PHÒNGTRƯ GIÁOỜThángNG DỤC &TI ĐÀO11ỂU T năm ẠHOHỘI ỌĐẠC I L Ộ KIMCTHI Đ ỒNG 2008
  2. Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2021 Luyện từ và câu Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ đồng âm ? Nêu ví dụ ? - Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Nêu ví dụ ?
  3. Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2021 Luyện từ và câu Luyện tập về từ nhiều nghĩa Bài 2: Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào? a) Mùa xuân(1) là Tết trồng cây => Chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2). => Có nghĩa là tươi đẹp b) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “ Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm.” ( . . .) Khi người ta đã ngoài 70 xuân(3), thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. => Có nghĩa là tuổi tác
  4. Luyện tập về từ nhiều nghĩa Bài 3. Dưới đây là một số từ và những nghĩa phổ biến của chúng. a) Cao - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn bình thường. b) Nặng - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. - Có mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. c) Ngọt - Có vị như vị của đường, mật. - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. - (Âm thanh) nghe êm tai. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên.
  5. Luyện tập về từ nhiều nghĩa Bài 3: Dưới đây là một số từ và những nghĩa phổ biến của chúng. Em hãy đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên. a) Cao - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn bình thường. => Bạn Tiến là người cao nhất trong lớp em. => Quyển truyện thiếu nhi này giá rất cao.
  6. Luyện tập về từ nhiều nghĩa b) Nặng - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. - Có mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường. => Cái bàn rất nặng phải hai bạn khiêng mới được. => Bà em bệnh nặng phải nhập viện điều trị.
  7. Luyện tập về từ nhiều nghĩa c) Ngọt - Có vị như vị của đường, mật. - (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe. - (Âm thanh) nghe êm tai. => Các em không nên ăn ngọt nhiều có hại cho răng. => Mẹ em nói chuyện rất ngọt ngào. => Tiếng đàn của cô ấy thật ngọt.
  8. Trò chơi: Ai thông minh? *Điền dấu (+) mỗi nghĩa mỗi cặp từ được gạch chân vào cột tương ứng: Từ Từ nhiều Câu đồng âm nghĩa - Mẹ mua bàn học cho em. - Mẹ và bố đang bàn về chuyện học của em. + - Em bé bị đau chân. - Cái bàn học của em có bốn chân. + - Em bị đau lưỡi. - Lưỡi dao này rất sắc. + - Em rất thích uống nước đường. - Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập. +
  9. *Củng cố, dặn dò: Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? + Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển thường được suy ra từ nghĩa gốc. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. + Từ đồng âm là những từ giống nhau hoàn toàn về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.