Bài giảng môn Hóa học khối 11 - Bài 41: Phenol
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Hóa học khối 11 - Bài 41: Phenol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_hoa_hoc_khoi_11_bai_41_phenol.pptx
Nội dung text: Bài giảng môn Hóa học khối 11 - Bài 41: Phenol
- Bài 41: PHENOL NỘI DUNG BÀI HỌC I - ĐỊNH NGHĨA PHENOL II - PHENOL 1. CẤU TẠO 2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 4. ỨNG DỤNG
- MỤC TIÊU BÀI DẠY Kiến thức Biết được : − Định nghĩa phenol. − Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. − Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom. − Một số ứng dụng của phenol. − Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Kĩ năng − Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học. − Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol. − Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. Trọng tâm − Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của phenol Thái độ: Học sinh học tập tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức
- I. ĐỊNH NGHĨA Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. OH HO Ví dụ: OH HO CH3 CH Lưu ý: 3 Nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen được gọi là nhóm –OH phenol
- II - PHENOL 1. CẤU TẠO H :O - CTPT của phenol: C6H6O - CTCT của phenol: C6H5OH hoặc Mô hình phân tử phenol dạng đặc và dạng rỗng
- 2. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Phenol là chất rắn, không màu. Để lâu thì chuyển thành màu hồng do bị oxy hóa chậm trong không khí. - Phenol rất độc, khi rớt vào da gây bỏng da nên cẩn thận khi sử dụng phenol. - Phenol rất ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong nước nóng và trong etanol.
- 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC O - H thế nguyên tử H của nhóm –OH - CTCT của phenol: thế nguyên tử H của vòng benzen a) Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH ➢ Tác dụng với kim loại kiềm ( Na, K ) (giống ancol) 0 t 1 VD: C6H5-OH + Na C6H5-ONa + /2H2 (natri phenolat)
- ➢ Tác dụng với dung dịch bazơ (khác ancol) Thí nghiệm: phenol tác dụng với dung dịch NaOH
- ➢ Tác dụng với dung dịch bazơ (khác ancol) PTHH: C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O (natri phenolat) ➢ Phản ứng tái tạo phenol: C6H5ONa + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3 C6H5ONa + HCl C6H5OH + NaCl ➢ Nhận Xét: - Phenol có tính axit nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím. - Vòng benzen làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H trong nhóm –OH phenol so với nhóm –OH ancol.
- b) Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen ➢ Tác dụng với dung dịch brom Thí nghiệm: phenol phản ứng với dung dịch brom
- ➢ Tác dụng với dung dịch brom OH OH Br Br PTHH: + 3Br2 + 3HBr Br (trắng) ( 2,4,6 – tribromphenol ) Hoặc: C6H5OH + 3Br2 C6H2Br3OH + 3HBr ➢ Lưu ý: Phản ứng này dùng để nhận biết phenol.
- ➢ Tác dụng với dung dịch HNO3 OH OH NO2 NO2 PTHH: + 3HNO3 + 3H2O (vàng) NO2 2,4,6 – trinitrophenol ( axit picric ) Hoặc: C6H5OH + 3HNO3 C6H2(NO2)3OH + 3H2O
- H :O - CTCT của phenol: ➢ Nhận Xét: - Do ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử làm cho mật độ electron ở vị trí o- và p- tăng lên → phản ứng thế vào vị trí o- và p- ( vị trí 2,4,6) - Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử hiđrocacbon thơm khác
- 4. ỨNG DỤNG - Phenol là nguyên liệu sản xuất nhựa phenolfomandehit. - Dùng điều chế phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt cỏ, diệt nấm mốc Một số ứng dụng của nhựa phenolfomanđehit
- BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 4/193 SGK: Cho từ từ phenol vào nước brom (1); stiren vào dung dịch brom (2). Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học. (1) Tạo kết tủa trắng: C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr (2) Dung dịch brom mất màu dần C6H5 –CH=CH2 + Br2 → C6H5 – CHBr - CH2Br Bài 5/193 SGK: Sục CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch bị vẫn đục. Viết phương trình hóa học xãy ra và giải thích. - pthh: C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 * Giải thích: vì phenol có tính axit rất yếu và yếu hơn axit cacbonic nên bị CO2 và H2O đẩy ra khỏi muối phenolat của nó.