Bài giảng môn Hóa học khối 12 - Bài 14: Vật liệu Polime

pptx 15 trang thuongnguyen 6120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Hóa học khối 12 - Bài 14: Vật liệu Polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_hoa_hoc_khoi_12_bai_14_vat_lieu_polime.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Hóa học khối 12 - Bài 14: Vật liệu Polime

  1. Chào mừng cô và các bạn đến với phần thuyết trình của nhóm 2!
  2. II. TƠ 1. Khái niệm Tơ là những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp, có thể kéo dài thành sợi dài và mảnh.
  3. 2. Phân loại Tơ thiên nhiên Tơ Tơ hóa học
  4. a) Tơ thiên nhiên như bông, len, tơ tằm, xenlulozo Chị đang mặc áo dài Tơ đó mấy em
  5. b) Tơ hóa học (chế tạo bằng phương pháp hóa học): được chia làm hai nhóm • Tơ tổng hợp như các tơ nilon, niton, • Tơ nhân tạo như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,
  6. 3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp: a) Tơ nilon 6,6 - Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit vì các mắt xích nối với nhau bằng các nhóm amit –CO-NH-
  7. - Tơ nilon-6,6 có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm - Tơ nilon-6,6 cũng như nhiều loại tơ poliamit khác được dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới,
  8. b) Tơ nitron (hay olon) - Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin) nên được gọi là poliacrilonitrin: - Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt may quần áo hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.
  9. III. CAO SU 1. Khái niệm: - Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
  10. 2. Phân loại a) Cao su thiên nhiên:lấy từ mủ cây cao su. - Cấu tạo: Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250 – 0 300 C thu được isopren (C5H8). Vậy cao su thiên nhiên là polime của isopren: ( CH2-C=CH-CH2 )n với n ≈ 1500 - 15000 CH3
  11. - Tính chất và ứng dụng: Đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước, không tan trong nước, etanol, axeton Tan trong xăng, benzen Cao su có thể tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hóa Bản chất của quá trình lưu hóa là tạo ra cầu nối –S-S- giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng trở thành mạng lưới
  12. b) Cao su tổng hợp: • Tương tự cao su thiên nhiên • Thường được điều chế bằng ankađien bằng phản ứng trùng hợp Cao su buna Cao su tổng hợp Cao su buna-S và buna-N
  13. Cao su buna - Sản xuất từ polibutađien - Thu được bằng phản ứng trùng hợp Buta-1,3-đien Cao su buna-S và buna-N - Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren - Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin
  14. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe phần thuyết trình của nhóm chúng em