Bài giảng môn Hóa học lớp 12 - Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

pptx 74 trang thuongnguyen 7350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Hóa học lớp 12 - Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_45_hoa_hoc_va_van_de_moi_tr.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Hóa học lớp 12 - Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường

  1. BÁO CÁO MÔN HÓA HỌC TỔ: 2 LỚP: 12A1
  2. Những hình ảnh sau gợi cho chúng ta liên tưởng đến vấn đề gì mà nhân loại đang quan tâm?
  3. Vấn đề ô nhiễm môi trường
  4. Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân: •Ô nhiễm về mặt sinh học •Ô nhiễm về mặt môi trường học •Ô nhiễm về mặt hóa học Ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự ô nhiễm môi trường về mặt hóa học.
  5. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG •Ô nhiễm môi trường không khí •Ô nhiễm môi trường nước •Ô nhiễm môi trường đất
  6. - Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. - Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở lên độc hại.
  7. Về mặt hóa học, thế nào là ô nhiễm môi trường?
  8. 1, Ô nhiễm môi trường không khí
  9. * Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí • Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên
  10. Núi lửa phun trào
  11. Cháy rừng
  12. Bão cát
  13. * Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí •Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên: Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên •Nguồn do hoạt động của con người: do khí thải từ các hoạt động của con người
  14. - Khí thải công nghiệp: Do quá trình đốt nhiên liệu và sự rò rỉ, thất thoát khí độc (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) trong quá trình sản xuất. Một nhà máy thải khí độc ra môi trường không khí.
  15. Khai thác dầu khí gây ô nhiễm
  16. Khai thác mỏ than lộ thiên
  17. - Theo ước tính của trung tâm Công nghệ và Môi trường(ENTEC), tháng 5/2009, tổng lượng khí thải gây ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp ở các khu KTTĐ nước ta là: CO CO2 SO2 (kg/ngày) (kg/ngày) (kg/ngày) Vùng KTTĐ miền Bắc 6,419 397,872 41,617 Vùng KTTĐ miền Trung 2,435 150,900 15,784 Vùng KTTĐ miền Nam 17,115 1,060,785 110,957 Vùng KTTĐ ĐBSCL 567 35,154 3,677 Tổng cộng 26,536 1,644,711 91,758
  18. - Khí thải do hoạt động giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4
  19. - Khí thải do sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi, do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng, nguồn thải khí độc nhỏ nhưng phân bố dày đặc, cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
  20. Bếp lò thải ra một lượng lớn khí CO
  21. * Tác hại của ô nhiễm không khí • Hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. • Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. • Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. • Phá hủy tầng ozon, lá chắn tia cực tím cho Trái Đất. • Gây mưa axit có tác hại lớn với sinh vật, phá hủy các công trình xây dựng
  22. Hiệu ứng nhà kính
  23. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu nghiêm trọng
  24. Băng tan ra ở hai cực ngày một nhiều
  25. Gây ra nhiều thiên tai như bão, lũ lụt
  26. hạn hán
  27. Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người Bụi và các khí độc vào phổi gây ra các bệnh về hô hấp: viêm phổi, viêm phế quản
  28. Các bệnh về não
  29. Khí độc CO kết hợp với hemoglobin có trong hồng cầu làm máu giảm khả năng vận chuyển oxi, dấn đến thiếu oxi trong máu.
  30. Các bệnh về tim mạch
  31. Khí SO2 đặc biệt có hại với lúa mạch, cây bông, cây thông, các loại hoa, cây ăn quả
  32. Cây cam và quýt rất mẫn cảm với khí clo
  33. Các phân tử khí clo, khí CFC, và một số khí khác trong không khí kết hợp làm thủng tầng ozon
  34. Lỗ hổng tầng ozon tại Nam Cực
  35. Quá trình hình thành mưa axit (do sự kết hợp của lưu huỳnh dioxit và oxit của nito tạo axit sunfuric và axit nitric trong không khí)
  36. 2, Ô nhiễm môi trường nước •Ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt kéo theo chất bẩn xuống ao, hồ, sông, suối. •Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu . vào môi trường nước,
  37. Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: các ion kim loại nặng, các anion như nitrat, sunfat, photphat ., thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học
  38. Nước thải công nghiệp chứa nhiều ion kim loại nặng như Hg, Cu, Sb và một số nguyên tố như Pb, Hg, As rất độc với sinh vật kể cả nồng độ thấp.
  39. Chì (Pb) đo được là 0,74 mg/l, giới hạn cho phép tối đa là 0,1 mg/l, vượt 7,4 lần. Cadimi đo được 0,103 mg/l, giới hạn cho phép tối đa là 0,02 mg/l, vượt 5,15 lần. Hai loại kim loại vô cùng độc hại là chì và cadimi đang đầu độc dòng sông Hồng mà mắt thường không thể nhìn thấy.
  40. Nước sinh hoạt bị nhiễm Asen
  41. Nước nhiễm Mangan
  42. Thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bị ngấm vào nước ruộng, ao, hồ, sông lan truyền, tích lũy làm ô nhiễm môi trường nước
  43. * Tác hại của ô nhiễm nguồn nước •Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng •Gây ô nhiễm môi trường nước ngiêm trọng, đe dọa sự sống trong một phạm vi lớn.
  44. Môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do sự cố tràn dầu
  45. Công ty TNHH Hưng Nguyên Formosa Hà Tĩnh xả thải độc tố ra biển có chứa chất hydroxit, vượt quá mức cho phép dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung (06/2016)
  46. Ngày 18/9/2015, người dân xã Thanh Hưng, tỉnh Điện Biên phát hiện nước trong dòng suối Nậm Khánh chuyển thành màu đỏ do ô nhiễm hóa chất