Bài giảng môn học Địa lí 8 - Chủ đề: Vùng biển Việt Nam

pptx 11 trang minh70 1860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Địa lí 8 - Chủ đề: Vùng biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_hoc_dia_li_8_chu_de_vung_bien_viet_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn học Địa lí 8 - Chủ đề: Vùng biển Việt Nam

  1.  Biển Đông: - Là một biển lớn tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á. - Trải rộng từ Xích Đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3 447 000 km2. Biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100m. - Tiếp giáp với 8 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Philipin, Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia.
  2. • Vùng biển Việt Nam: - Là một phần của biển Đông. - Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.
  3.  - Khoáng sản:  + Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).  + Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.  + Vật liệu xây dựng: cát, sỏi là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.  + Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).  - Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.  - Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.  - Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ là cơ sở để phát triển ngành du lịch.
  4.  Tài nguyên biển: - Biển của chúng ta là một kho tài nguyên lớn nhưng không phải là vô tận. - Việc khai thác tài nguyên nơi đây đòi hỏi nhiều công sức và trí tuệ. - Thiên tai vùng biển cũng dữ dội và khó lường hết. • Môi trường biển: - Môi trường biển Việt Nam còn khá trong lành. Tuy nhiên ở một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm do chất thải dầu khí và chất thải sinh hoạt - Nguồn lợi hải sản của biển cũng có chiều hướng giảm sút.
  5. Ngày 12 tháng 5 năm 1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khẳng định chủ quyền và các quyền của nước ta trên các vùng biển và thềm lục địa. Tuyên bố này phù hợp với luật biển quốc tế hiện hành, quy định vùng biển thuộc chủ quyền nước ta bao gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền về kinh tế. Dưới phần nước biển là phần thềm lục địa. Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Chính phủ ta tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.