Bài giảng môn học Ngữ văn 6 - Bài học đường đời đầu tiên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn 6 - Bài học đường đời đầu tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_hoc_ngu_van_6_bai_hoc_duong_doi_dau_tien.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn học Ngữ văn 6 - Bài học đường đời đầu tiên
- Lớp : Tiểu học k41A Nhóm : 4 Trường : CĐSP Nam Định
- Thần Truyền thoại thuyết Truyện kể dân Cổ gian tích Ngụ Truyện ngôn cười
- I. Thần thoại; 1.Khái niệm: Là loại truyện cổ dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa nhằm phản ánh và lí giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn của người cổ đại. 2. Đặc trưng: - Thể hiện quan niệm của người xưa về vũ trụ. - Gắn liền với các hình thức nghi lễ.
- 3. Nội dung cơ bản • - Thần thoại là cơ sở để phản ánh nguồn gốc tự nhiên. • Ví dụ: Thần Trụ Trời, rét nàng Bân
- Ví dụ: Rét nàng Bân Nàng Bân là con gái của ngọc hoàng,nhưng khác nhiều với chị em khác, nàng Bân chậm chạm và có phần vụng về. Ngọc hoàng và hoàng hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng. Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế nhà trời . Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến nàng bèn tự tay đan cho chồng cái áo làm ngự. Nhưng may mãi vẫn không xong , cho đến khi qua đợt rét nàng mới may xong cho chồng . Nàng buồn lắm . Thấy con âu sầu ngọc hoàng bèn cho trời rét lại để chồng nàng thứ áo và đó được gọi là rét nàng Bân
- - giải thích nguồn gốc của loài vật và con người Vd: Lạc Long Quân và Âu Cơ
- -Phản ánh ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên và chinh phục thiên nhiên của con người Vd: Thần thoại bana kể lại rằng ba anh em Việt, Bana, Lào đã hợp sức đánh lại xà tinh để lấy lại cuộc sống ấm no hạnh phúc
- II. Truyền thuyết: 1. Khái niệm: là thể loại truyện cổ dân gian chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có tính ảnh hưởng quan trọng tới một thời kì, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương.
- + Đề cao sự nghiệp giữ nước chống ngoại xâm của dân tộc + Phản ánh phong trào nông dân khởi nghĩa
- III. Truyện Cổ Tích 1. Khái niệm: Là loại truyện dân gian ra đời trong thời kì xã hội đã phân chia giai cấp nên mang chủ đề xã hội, phản ánh những xung đột đặc trưng cho các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp.
- 2. Các đặc trưng cơ bản + Truyện cổ tích được sáng tác với mục đích giáo dục đạo đức cho trẻ em +Truyện cổ tích phản ánh thực tại một cách khách quan 3. Nội dung cơ bản của truyện cổ tích + Miêu tả hiện thực cuộc sống của người xưa
- +Miêu tả thế giới ước mơ của người lao động Vd: Truyện :” Sọ Dừa”
- -Căn cứ vào phương thức phản ánh truyện cổ tích chia làm hai loại: +truyện cổ tích thần kì +truyện cổ tích sinh hoạt * Truyện cổ tích thần kì: xuất hiện sớm, luộn sử dụng các yếu tố thần kì. Ví dụ: truyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh,Cây tre trăm đốt * Truyện cổ tích sinh hoạt: ra đời muộn khi mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt, không hoặc ít sử dụng các yếu tố thần kì trong việc giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội
- So sánh Truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt Giống nhau: -Đều được sáng tác nhằm mục đíchgiáo dục đạo đức cho trẻ em -phản anh hiện thực một cách độc đáo - Thể hiện ước mơ của người dân lao động Truyện cổ tích thần kì Truyện cổ tích sinh hoạt -Ra đời sớm thường sử dụng -Ra đời muộn khi xã hội đã các yếu tố kì ảo. phân chia giai cấp,không hoặc - Kết thúc thường có hậu ít sử dụng các yếu tố kì ảo. - Thường ít khi kết thúc có hậu
- Truyện Ngụ Ngôn - Khái niệm: Là loại truyện cổ dân gian được đặt ra cốt để gửi gắm mỗi í răn đời, một kết luận luân lí , một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội’
- Đặc trưng cơ bản của truyện ngụ ngôn - Rất ngắn gọn. - nhân vật của truyện ngụ ngôn thường là cácloài vật nhân hóa - Luôn đặt ra mục tiêu triết lí dùng các bài học kinh nghiệm thực tiễn để giáo dục người đời Ví dụ : truyện Thả mồi bắt bóng
- -Đặc điểm nội dung: + Nêu lên triết lí ứng xử nhân gian + Phản ánh cuộc đấu tranh xã hội
- Truyện cười -Khái niệm: Là loại truyện dân gian chứa đựng cái hài, dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu và mua vui giải trí. .
- Đặc trưng cơ bản của truyện ngụ ngôn + Khuôn khổ phản ánh là những yếu tố gây cười + Dùng cái cười để phê phán cái xấu cái chưa hoàn thiện.
- Căn cứ vào nội dung phản ánh truyện cười chia làm hai loại +Truyện cười khôi hài + Truyện cười trào phúng * Truyện cười khôi hài:để giải trí và giáo dục nhẹ nhàng. Ví dụ câu chuyện : Há miệng chờ sung, Mua kính
- *Truyện cười trào phúng dùng để châm biếm đả kích thói xấu cuả một hạng người có mặt trong xã hội. Ví dụ: truyện: Nhưng nó phải bằng hai mày. => Truyện cười không chỉ được đặt ra để giải trí thông thường mà để nêu lên những nhận thức sâu sắc về con người, xã hôi, đấu tranh giai cấp
- 1- Đôi nét về tác giả + Hecto malo (1830-1907) sinh ra trong một gia đình có nhiều biến động lịch sử quan trọng + Sinh ra vào đúng thời kì xảy ra phong trào đấu tranh của công nhân 1830 rồi trưởng thành trong bầu không khí cách mạng sục sôi của quần chúng lao động để dẫn tới công xã Pari 1871. + Hecto Malo đã có những yếu tố hết sức cần thiết cho lí tưởng thẩm mĩ và cho sự sáng tạo của mình. + Hecto Malo là nhà văn chuyên viết vế tiểu thuyết, ông đã có 70 tác phẩm. + Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông đó chính là: Không gia đình.
- 2- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: - Les Amant (những tình nhân) – 1859. - Les Epoux (vợ chồng) – 1865 - Sans Famille (vô gia đình) – 1878
- 3-Đôi nét về tác phẩm: + Tiểu thuyết Không gia đình kể lại cuộc đời lưu lạc của chú bé Remi. + Qua đó ngợi ca lòng nhân ái cao đẹp của con người – một yếu tố quan trọng giúp con người có những suy nghĩ và hành động đúng đắn để đạt tới hạnh phúc ở đời.
- Lớp học trên đường Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ,cụ bảo: - Ta sẽ khắc trên mỗi chiếc gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép chữ ấy lại thành tiếng. Từ hôm đó, lúc nào trong túi tôi cũng đầy những miếng gỗ đẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tấc cả các chữ cái. Nhưng biết đọc lại là chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai là đọc được. Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng chúng ta có thể dạy cả chú chó Ca- pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được các chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên. Buổi đầu, tôi đọc tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi tì nó không bao giờ quên.