Bài giảng môn học Ngữ văn 7 - Bài 26: Sống chết mặc bay

ppt 25 trang minh70 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn 7 - Bài 26: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_ngu_van_7_bai_26_song_chet_mac_bay.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn học Ngữ văn 7 - Bài 26: Sống chết mặc bay

  1. BÀI 26: SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn)
  2. I. Đọc và tìm hiểu chung VB: 1. Tác giả: Phạm Duy Tốn (1813 - 1924), - Quê: Thường Tín; sinh ở Đông Thọ (Hàng Dầu, Hà Nội). - Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về truyện ngắn hiện đại. 2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: đầu thế kỉ XX - Thể loại: truyện ngắn - Bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. - Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.
  3. * Đọc – chú thích * Bố cục – tóm tắt * TácBố cục:phẩm 3 phầncó thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? + Phần 1: Từ đầu đến “ khúc đê hỏng mất” → nguy cơ vỡ đê. + Phần 2: Tiếp theo đến “ điếu mày” → cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm. + Phần 3: Còn lại → cảnh đê vỡ, quan thắng bài.
  4. * Tóm tắt: Gần một giờ đêm, mưa như trút, nước sông cứ cuồn cuộn dâng lên, khúc đê phủ X núng thế sắp vỡ. Hàng trăm nghìn dân phu vất vả, bì bõm dưới bùn, cố hết sức giữ gìn đê. Tình trạng thật nguy kịch. Trống đánh, ốc thổi vô hồi nhưng sức người không định lại với sức trời. Tình cảnh thật thảm. Trong khi ấy, quan cha mẹ cùng các nha lại giúp dân hộ đê đang chơi tổ tôm cách chỗ đê vỡ khoảng bốn, năm trăm thước. Không khí trong đình trang nghiêm. Quan phụ mẫu uy nghi nhàn nhã. Xung quanh, vật dụng phục vụ quan sang trọng, đầy đủ. Quan vui vì thắng bài liên tiếp. Đê vỡ, tiếng thét vang trời của dân, tiếng lũ cuốn ào ào khiến mọi người trong đình giật nảy mình, nhưng quan lớn điềm nhiên, chăm chú chờ đợi thắng bài. Lúc nước lũ cuốn trôi nhà cửa, sinh mạng dân chúng cũng là lúc quan vui sướng vì ù ván bài to nhất.
  5. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Chuyện hộ đê ở làng X, phủ X: a. Tình huống truyện: Mưa to, nước lớn, khúc đê có nguy cơ sắp vỡ b. Diễn biến câu chuyện: * Khúc đê đang ở trạng thái nguy kịch - Cảnh hộ đê của dân: + Thời gian: Gần 1 giờ đêm. Việc hộ đê diễn ra trong hoàn cảnh thời gian, không + Không gian: Mưa tầm tã trút, nước gian, địa điểm như thế nào? Hoàn cảnh đó gợi cho sông cuồn cuộn dâng em những suy nghĩ gì? + Địa điểm: Khúc đê núng thế. ➔ Cuộc đọ sức vô vọng của sức người với sức trời, sức đê với sức nước.
  6. * Cảnh tượng người dân: - Công việc, dụng cụ: + kẻ thuổng, người cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ. + Hàng trăm nghìn con người hết sức giữ gìn. - ÂmCảnhthanhtư:ợngTrốnghộ đđêánhcủaliêndânthanh,đượcốcmiêuthổitảvôquahồi, tiếngnhữngngườichixaotiếtxácnào?gọi(Côngnhau, việc,tiếng dụngmưa trút,cụ, âmtiếng nướcthanh,dânghìnhxoáyảnh. người dân). Những biện pháp - Hìnhnghệảnhthuậtngưnàoời dânđược: Bìsửbõmdụnglội ?dưTácới bùndụnglầy? ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
  7. *Nghệ thuật: - Tự sự xen miêu tả, biểu cảm. - Liệt kê, tăng cấp. - Câu văn ngắn. - Sự đối lập, tương phản - Câu văn biền ngẫu →Người dân trong tình thế nguy cấp, trứng chọi đá; không khí náo động, căng thẳng; công viêc vất vả nguy hiểm; tình cảnh “thật thảm”, “trăm lo nghìn sợ”. →Thái độ cảm thông, thương xót
  8. - Cảnh Quan phủ và nha lại chơi tổ tôm trong đình: Hãy chỉ rõ và phân tích từng mặt tương phản của cảnh các quan chơi tổ tôm trong đình với cảnh dân hộ đê ?
  9. a. Cảnh ngoài đê b. Cảnh trong đình - Thời gian: Lúc nửa đêm. - Địa điểm: Ngoài trời mưa tầm tã, nước lên cao. - Không khí: Nhốn nháo - Hình ảnh người dân: Đội mưa, ướt như chuột, đói rét kiệt sức. - Dụng cụ: Thuổng, cuốc, vác tre, đội đất, - Âm thanh: Trống đánh, ốc thổi, xao xác gọi nhau. →Cảnh thảm hại đáng thương.
  10. Nhóm 1: Cảnh quan phụ mẫu được miêu tả như thế nào? (Địa điểm, quan phụ mẫu, đồ dùng sinh hoạt, cử chỉ thái độ, không khí ) Từ đó em có nhận xét gì về cuộc sống của quan phụ mẫu? Nhóm 2: Cảnh quan lại chơi tổ tôm được tái hiện như thế nào? (Thành phần tham dự, không khí, thái độ của quan phụ mẫu) Em có nhận xét gì về cảnh tượng này? Nhóm 3: Thông qua việc tái hiện lại cảnh quan lại nha phủ đánh tổ tôm khi đi hộ đê đã thể hiện thái độ gì của tác giả?
  11. Tay trái Chân phải dựa vào duỗi thẳng gối xếp. ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Ngồi uy nghi chễm chện.
  12. - Địa điểm: Trong đình, trên mặt đê, cao, vững chắc. - Chân dung quan phụ mẫu: uy nghi, chễm chện ngồi, dựa gối xếp, chân duỗi thẳng, để cho người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. - Đồ dùng sinh hoạt: Bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, - Cử chỉ: Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi. - Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu, người hạ đi lại rộn ràng -> Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm => Cuộc sống xa hoa, sung sướng, thích hưởng lạc
  13. - Thành phần tham dự: Thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. - Không khí: Lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ. - Thái độ của quan phụ mẫu: "Ngài đang dở ván bài ngài cũng thây kệ", "Mặc ! dân chẳng dân thời chớ","Một nước bài cao thời thật là phàm ». => Quan lại ai nấy đều ăn chơi, đam mê cờ bạc.
  14. a. Cảnh ngoài đê b. Cảnh trong đình - Địa điểm: Ngoài trời mưa - Địa điểm: Trong đình tầm tã, nước lên cao. - Không khí: Nghiêm trang. - Không khí: Nhốn nháo - Quan phụ mẫu: - Người dân: Đội mưa, ướt như chuột, đói rét kiệt sức. + Tư thế: Ung dung, chễm - Dụng cụ: Thuổng, cuốc, vác chện ngồi tre, đội đất, + Đồ dùng: Bát yến, tráp - Âm thanh: Trống đánh, ốc đồi mồi, cau đậu, rễ tía thổi, xao xác gọi nhau. + Việc làm: Đánh tổ tôm. -> Cảnh thảm hại đáng thương. -> Xa hoa, vương giả, vô trách nhiệm. Qua nội dung của bảng so sánh, hãy cho biết tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Tác dụng của biện pháp đó ?
  15. Không khí trong đình Quang cảnh ngoài đê > <
  16. a. Cảnh ngoài đê b. Cảnh trong đình - Địa điểm: Ngoài trời mưa - Địa điểm: Trong đình tầm tã, nước lên cao. - Không khí: Nghiêm trang. - Không khí: Nhốn nháo - Quan phụ mẫu: - Người dân: Đội mưa, ướt như chuột, đói rét kiệt sức. + Tư thế: Ung dung, chễm - Dụng cụ: Thuổng, cuốc, vác chện ngồi tre, đội đất, + Đồ dùng: Bát yến, tráp - Âm thanh: Trống đánh, ốc đồi mồi, cau đậu, rễ tía thổi, xao xác gọi nhau. + Việc làm: Đánh tổ tôm. -> Cảnh thảm hại đáng thương. -> Xa hoa, vương giả, vô trách nhiệm. => Tương phản + miêu tả, biểu cảm. => Phản ánh sự đối lập giữa thảm cảnh của người dân với cảnh đánh bạc trong đình.
  17. Thái độ của tác giả - Mỉa mai châm biếm thái độ quan lại. - Lên án gay gắt thái độ thờ ơ đến tàn nhẫn, vô lương tâm của quan lại phong kiến. - Đồng cảm xót thương trước cảnh nhân dân gặp hoạn nạn bởi thiên tai.
  18. C. Kết thúc truyện a. Thiên nhiên b. Thái độ của quan lại - Nước tràn xoáy nhà - Nha lại, thầy đề: run sợ. trôi, lúa ngập không chỗ ở, không nơi chôn ! - Quan phụ mẫu: điềm nhiên. Vỗ tay - Hành động: Xòe bài Cười nói Thê thảm, thương tâm. Sung sướng Thắng lớn Qua bảng phân tích, hãy cho biết tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? => Tăng cấp, tương phản + đối thoại và biểu cảm. => Hấp dẫn, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.
  19. PhóBộ Thủ Trưởng tướng Cao Chính Đức phủ Phát Hoàng kiểm Trungtra công Hải tác kiểm đê trađiều công chống tác bão chống lũ bão
  20. Câu 1: Hãy dùng hai từ hiện thực, nhân đạo để điền vào chỗ trống cho thích hợp: Giá trị hiện thực. của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bạn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “ lòng lang dạ thú”. Giá trị nhân đạo. của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
  21. Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện “Sống chết mặc bay” là gì ? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây: Hình thức ngôn ngữ Có Không Ngôn ngữ tự sự x Ngôn ngữ miêu tả x Ngôn ngữ biểu cảm x Ngôn ngữ người kể chuyện x Ngôn ngữ nhân vật x Ngôn ngữ độc thoại nội tâm x Ngôn ngữ đối thoại x
  22. Hướng dẫn về nhà: - Đọc truyện, kể tóm tắt, học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập 2 phần luyện tập. - Vẽ bản đố tư duy kiến thức bài - Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ ca dao đồng nghĩa với “Sống chết mặc bay” - Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn lập luận giải thích”
  23. CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE, CHÚC CÁC EM LUÔN HỌC TỐT. www.themegallery.com