Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) (Tiếp theo)

pptx 17 trang thuongnguyen 2860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_lop_10_bai_15_thoi_bac_thuoc_va_cuoc_d.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử 10 - Bài 16: Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X) (Tiếp theo)

  1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40-42) Nhóm 1
  2. 1. Hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân ❖Hoàn cảnh lịch sử - An Dương Vương bị nhà Triệu tiêu diệt và tiến hành thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ. - Nhà Tây Hán tiêu diệt nhà Triệu vào năm 111 TCN, chế độ thống trị vẫn dừng lại ở cấp quận giống như nhà Triệu nhưng chia làm 9 quận.
  3. ❖Nguyên nhân • Nguyên nhân trực tiếp - Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. -Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn -bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than - >sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.
  4. SẢN VẬT CỐNG NẠP Ngọc trai Sừng tê giác Đồi mồi Ngà voi
  5. ❖Nguyên nhân • Nguyên nhân trực tiếp Sự đụng chạm lớn về văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế khiến mâu thuẫn giữa người Việt – không chỉ nhân dân mà cả các Lạc tướng – với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt. Vì vậy các Lạc tướng đã đoàn kết nhau lại để chống đối mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  6. • Nguyên nhân gián tiếp - Trong số các Lạc tướng có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán, nổi lên nhà Trưng Trắc Trưng Nhị ở Mê Linh, Phong châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng hợp lực chống lại sự cai trị của nhà Hán. - Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán.
  7. 2. Lực lượng tham gia, phạm vi “Một xin rửa sạch thù nhà Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này” (Thiên Nam ngữ lục)
  8. - Hưởng ứng lời kêu gọi, những người yêu nước từ khắp nơi rầm rập kéo về tụ nghĩa ở cửa sông Hát. Nơi đây tuy ở vị trí trung tâm nhưng lại có đủ điều kiện để xây dựng một căn cứ khởi nghĩa. - Khởi nghĩa Hát Môn nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các Lạc tướng, lạc dân không chỉ ở Mê Linh mà còn ở một số các tỉnh thành khác. Phong trào đã nhanh chóng trở thành cuộc nổi dậy của toàn dân.
  9. -Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. -Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
  10. Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
  11. Lãng Bạc Cấm Khê Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc: Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu. Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu. Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội). Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
  12. 4, Kết quả-Ý nghĩa • Cuộc khời nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều ý nghĩa to lớn: - Đem lại nền độc lập tạm thời cho nhân dân sau hơn 300 dưới ách thống trị của nhà Hán - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. Khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. - Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam:mạnh mẽ, kiên cường
  13. Hiện nay, nhiều nơi lập đền thờ Hai Bà Trưng để tưởng nhớ đến sự hy sinh anh dũng của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có thể coi là dấu mộc cho các cuộc khởi nghĩa tiếp theo nổ ra, tiếp tục chống lại nhà Hán của nhân dân Việt Nam.
  14. Lễ hội Hai Bà Trưng
  15. Nhóm 2