Bài giảng môn Lịch sử lớp 6 - Bài 14: Nước Âu Lạc

pptx 7 trang thuongnguyen 4440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Lịch sử lớp 6 - Bài 14: Nước Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_lich_su_lop_6_bai_14_nuoc_au_lac.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Lịch sử lớp 6 - Bài 14: Nước Âu Lạc

  1. Sau đây là bài trình chiếu của nhóm em
  2. 1.Cuộc kháng chiến cống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ? • Vào cuối thế kỉ III TCN - đời vua Hùng thứ 18, đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước nữa. "Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn". • Giữa lúc đó, ở phương Bắc, nhà Tần thông nhất Trung nguyên. Năm 218 TCN, vua Tần sai quân đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (hay Âu Việt), vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu - Lạc Việt không chịu đầu hàng, sử cũ Trung Quốc chép: “Người Việt trốn vào rừng, không ai chịu để quân Tần bắt Rồi họ đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, ngày ở yên, đêm đến ra đánh quân Tần”. • Người kiệt tuấn đó là Thục Phán. • Cuộc chiến đấu kiên cường, quyết liệt của cư dân Tây Âu - Lạc Việt đã làm quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong". Sáu năm sau, “người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư”. Nhà Tần phải hạ lệnh bãi binh. •
  3. 2. Nước Âu Lạc ra đời • Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. Thục Phán, nhân đó, năm 207 TCN đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên là Âu Lạc. • Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (nay là vùng cổ Loa, huyện Đông Anh - Hà Nội). • Bây giờ Phong Khê đã là một vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng lại là đường nối với sông Hồng ở mạn Nam và nối với sông cầu ở mạn Bắc. • Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với trước. Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành chính. Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng, cả nước được chia thành nhiều bộ, do Lạc tướng đứng đầu. Các làng, chạ vẫn do Bồ chính cai quản. Tuy nhiên, sau nhiều thế kỉ độc lập thời Hùng Vương, quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn trước. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước. •
  4. 3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi? • Sau nhiều thế kỉ phát triển, đất nước cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc đã có những tiến bộ đáng kể. Trong nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn. Lúa gạo, khoai, đậu, rau, cù ngày một nhiều hơn. Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển. • Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền., đều tiến bộ. Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. Giáo, mác, mũi tên đồng, rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều. • Dân số tăng lên. Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn.
  5. 4. Thành cổ Loa và lực lượng quốc phòng • An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn mà người sau gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa. • Sử cũ chép: "Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành". • Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m. • Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng. • Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. • Cổ Loa còn là một quân thành, ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị các vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở phía nam thành (Cầu Vực) một hố mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc. Đầm cả là nơi tập trung các thuyền chiến vừa luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.
  6. 5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? • Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà. • Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay). Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất ba quận, lập thành nước Nam Việt, sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh xuống Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà, biết không thể đánh bại được quân ta, bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. • Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng.giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi, nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
  7. Cảm ơn các bạn và cô giáo đã lắng nghe bài thuyết trình của nhóm em