Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

pptx 14 trang minh70 2150
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_9_tap_lam_van_cach_lam_bai_nghi_luan_v.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  1. CÔ CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY! GV: NGUYỄN THỊ THỦY NĂM HỌC: 2019 - 2020
  2. Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I Tìm hiểu chung 1. Đề bài nghị luận về một vần đề tư tưởng, đạo lí: * Ví dụ: đề bài số 1,2, 10 SGK/51 a) Giống nhau: các đề bài có 2 phần: - Hình thức: + Nêu rõ vấn đề nghị luận. + Nêu rõ các yêu cầu cụ thể của việc nghị luận: suy nghĩ, bàn, dung lượng, hình thứ trình bày, - Nội dung: + Vấn đề nghị luận là vấn đề tư tưởng, đạo lí: truyện ngụ ngôn, câu tục ngữ, ca dao, câu danh ngôn, đức tính, phẩm chất của con người,
  3. 2, Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: a) Tìm hiểu đề: - Xác định vấn đề cần nghị luận - Yêu cầu khác: cách lập luận, dung lượng, b) Lập dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu vai trò, ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận. - Lời trích dẫn trong đề bài (nếu có)
  4. * Thân bài: - Giải thích vấn đề: + Giải thích những từ ngữ, cấu trúc câu, biện pháp nghệ thuật độc đáo. -> Giải thích chung vấn đề cần nghị luận. - Bình luận, chứng minh (Vì sao?) + Đưa ra quan điểm ý kiến về vấn đề cần nghị luận + Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm đã nêu. - Bàn luận mở rộng: Phê phán hiện tượng sai trái - Rút ra bài học: nhận thức, hành động cụ thể * Kết bài: - Đánh giá về ý nghĩa thực tiễn của vấn đề
  5. III. Luyện tập: Đề: Lập dàn ý cho đề bài “Tinh thần tự học”. 1. Mở bài: Giới thiệu vai trò to lớn của việc tự học trong thời đại ngày nay. 2. Thân bài: - Giải thích vấn đề: + Học là gì? Học quá trình là tiếp thu tri thức, kĩ năng để hoàn thiện bản thân mình, đáp ứng những yêu cầu cuộc sống và công việc. + Tự học là gì? Là ý thức, là thái độ chủ động trong học tập, là ý thức tự lập tìm kiếm và lĩnh hội tri thức. + Biểu hiện cụ thể
  6. - Bình luận , chứng minh (Vì sao?) + Tự học có vai trò to lớn, quan trọng cuộc sống của con người. . Tự học con người thu được nhiều lợi ích về kiến thức, kĩ năng. Tự học là cách đánh giá về nhân cách, phẩm chất, ý chí của một con người. . Phân tích tác dụng của tự học: Hs tự học để trau dồi tri thức, nhà khoa học, doanh nhân, nông dân, -> lấy dẫn chứng để chứng minh trong các lĩnh vực trong và ngoài nước. + Không tự học thì con người phải chịu hậu quả gì?
  7. - Bàn luận, mở rộng: + Tự học không có nghĩa là không cần trường lớp, thầy cô. + Tự học cần phải có phương pháp phù hợp, phải có phương tiện. - Rút ra bài học: nhận thức, hành động cụ thể. 3. Kết bài: Đánh giá chung về vai trò tự học, ý nghĩa của việc tự học trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Dặn dò: Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài “Tinh thần tự học”.
  8. Dặn dò: Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài “Tinh thần tự học”.