Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

pptx 10 trang thuongnguyen 6600
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_doc_van_nhan_nguyen_binh_khiem.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  1. NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
  2. I. KHÁI QUÁT CHUNG: 1. Tác giả: a. Cuộc đời: - Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 – 1585), tên húy Nguyễn Văn Đạt, tự Hanh Phủ. Quê: làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng), là người có tính tình thẳng thắn, cương trực, học vấn uyên thâm. - Ông đỗ Trạng nguyên, làm quan 8 năm,dâng sớ xin chém 18 lộng thần, vua không nghe, ông cáo quân về ở ẩn, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ. - Ông dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học.Học trò có nhiều người đỗ đạt nên về sau ông được tôn là Tuyết Giang Phu Tử - Tuy ở ẩn nhưng vẫn tham gia chính sự, được phong tước Trình Quốc Công (Trạng Trình)
  3. b. Sự nghiệp: - Tác phẩm chính: + Bạch Vân am thi tập: Khoảng 700 bài chữ Hán. + Bạch Vân quốc ngữ thi: Khoảng trên 170 bài chữ Nôm. - Nội dung: Thơ ông đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội
  4. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: Trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi. - Thể thơ: Thơ thất ngôn bát cú Đường Luật. - Chủ đề: Ngợi ca chữ Nhàn trong cuộc sống ẩn dật nơi rừng núi khi chán cảnh quan trường, triều đình rối ren.
  5. II. NỘI DUNG VĂN BẢN: VĂN BẢN
  6. 1. Vẻ đẹp cuộc sống: a. Hai câu đề: - Điệp số từ một, nhịp thơ 2/2/3 + liệt kê: Tất cả đã sẵn sàng, chu đáo: mai để đào đất, cuốc để cuốc đất, cần câu để câu cá. - Từ ngữ: + Thơ thẩn: Từ láy diễn tả sự nhàn hạ, ung dung tự tại, thanh thản của tâm hồn. + Dầu ai vui thú nào: Không bận tâm tới lối sống bon chen, chạy theo danh lợi. -> Niềm vui với công việc lao động nơi thôn quê, cuộc sống thuần hậu an nhàn, gần gũi với nhân dân. b. Hai câu luận: - Nghệ thuật: Nhịp thơ 4/3 + liệt kê đan xen -> Bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt bốn mùa. - Thức ăn: mùa thu – măng trúc, màu đông – giá đỗ: sản vật dân dã, đạm bạc. - Sinh hoạt: mùa xuân – tắm hồ sen, mùa hạ - tắm ao: nếp sinh hoạt bình dị của vùng. -> Cuộc sống đạm bạc thanh cao, thoải mái về tinh thần, tự do tự tại, chan hòa với thiên nhiên với đời thường. -> Nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, vui với cuộc sống dân dã, giản dị, thanh cao.
  7. 2. Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ: a. Hai câu thực: - Nghệ thuật: + Ngắt nhịp 2/5, nghệ thuật đối lập: ta > Coi thường phú quý. - Trí tuệ tỉnh táo, uyên thâm. - Trí tuệ nâng cao nhân cách. -> Nhàn là lối sống, triết lí phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. -> Cuộc sống nhàn dật là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ, phản đối lại chế độ đương thời.
  8. III. Đánh giá: 1. Nghệ thuật: - Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh. - Cách nói ẩn ý, ngược nghĩa, vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên mà ý vị của ngôn từ. 2. Nội dung: - Thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc danh Nho ẩn sĩ. - Thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh, sống đúng với lối sống an bần lạc đạo theo quan niệm của đạo Nho.
  9. SƠ ĐỒ TƯ DUY:
  10. KẾT THÚC BÀI HỌC