Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

ppt 17 trang thuongnguyen 5091
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_doc_van_phu_song_bach_dang_truo.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)

  1. I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả. - Trương Hán Siêu (? – 1354), tự là Thăng Phủ. Quê quán: làng Phúc Am, huyện Ninh Bình (thị xã Ninh Bình) - Là người có học vấn uyên thâm,từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông – Nguyên,được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng.
  2. 2.Tác phẩm: a. Thể loại: phú cổ thể Là một thể văn cổ, viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu. Tương đối tự do về số câu, không gò bó về niêm luật. Dùng hình thức chủ khách đối đáp. Cuối bài thường kết lại bằng thơ.
  3. b. Hoàn cảnh sáng tác: Khi vương triều Trần có biểu hiện suy thoái,cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
  4. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Hình tượng nhân vật khách. - Khách: là sự phân thân của tác giả có tâm hồn khoáng đạt và hoài bão lớn dạo chơi vừa để thưởng thức thiên nhiên vừa nghiên cứu bồi bổ tri thức.
  5. * Những nơi mà khách đã đi qua: - Địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc: “lướt biển chơi trăng”,Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô,Bách Việt những hình ảnh không gian rộng lớn,những địa danh nổi tiếng.  Thể hiện tráng chí bốn phương của “khách”.
  6. - Địa danh của đất Việt: : Cửa Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng ( có tính chất đương đại, hình ảnh trước mắt) : + Hùng vĩ, hoành tráng : “ Bát ngát một màu” + Thơ mộng: “ Nước trời ba thu” + Ảm đạm, hiu hắt: “ Bờ lau xương khô”.
  7.  Tâm trạng vừa vui, tự hào, vừa buồn đau, nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi,hoang vu.
  8. 2. Hình tượng các bô lão. - Bô lão:có thể là dân địa phương, có thể là hư cấu. - Thái độ của bô lão: Nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính “khách”.
  9. * Sau câu hồi tưởng về việc “ Ngô chúa phá Hoằng Thoa”, các bô lão kể cho “khách” nghe về chiến tích “ Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” - Lời kể theo diễn biến tình hình với thái độ: Nhiệt huyết ,tự hào là cảm hứng của người trong cuộc. + Ngay từ đầu: ta và địch tập trung binh lực quyết chiến
  10. + Sau đó : diễn ra gay go quyết liệt đối đầu về kực lượng, ý chí.→ Liệt kê sự kiện trùng điệp, hình ảnh mạnh mẽ “ Thuyền bè sắp đổi ”. + Kết quả: chính nghĩa thắng, giặc chuốt nhục muôn đời. + Câu dài, dõng dạc: gợi không khí trang nghiêm. + Câu ngắn gọn: dựng khung cảnh căng thẳng gấp gáp.
  11. Lời kể: súc tích, cô đọng gợi được không khí, diễn biến trận đánh.
  12. * Bình luận của các bô lão về chiến thắng Bạch Đằng. - Chỉ ra nguyên nhân ta thắng địch thua: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. - Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất là nhân hoà ( người tài)  Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn, có tầm triết lí sâu sắc.
  13. * Lời ca của bô lão. ( Còn lại) Lời ca của các bô lão: mang ý nghĩa tổng kết: tuyên ngôn về chân lí. + Bất nghĩa: tiêu vong. + Anh hùng, có nhân nghĩa thì: lưu danh thiên cổ.
  14. 3. Lời ca và cũng là lời bình của “khách”: - Ca ngợi 2 vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. - Ca ngợi chiến tích sông Bạch Đằng. - “ Giặc tan đức cao”: Nhân kiệt là yếu tố quyết định ( so với địa hình).  Nêu cao vai trò, vị trí con người  Tự hào dân tộc + tư tưởng nhân văn cao đẹp.
  15. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: Thể hiện niềm tự hào,niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng thể phú tự do,không bị gò bó về niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình,có khả năng bộc lộ cảm xúc,phong phú,đa dạng, - Kết cấu chặt chẽ,thủ pháp liên ngâm,lối diễn đạt khoa trương,