Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Đặng Thị Nguyệt

pptx 22 trang thuongnguyen 4941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Đặng Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_luyen_tap_viet_doan_van_thuyet.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh - Đặng Thị Nguyệt

  1. TRƯỜNG THPT THẠNH ĐÔNG GV: ĐẶNG THỊ NGUYỆT
  2. I. ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống sau không khí. Nước chiếm khoảng 70-75% trọng lượng cơ thể, và quyết định tới toàn bộ quáThế trình nào sinh là hóa một diễn ra trong cơ thể con người. Khi cơ thể mấtđoạn nước, văn tình ? trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không hoạt động chính xác. Nếu không uống đủ nước sẽ gây ra nhiều bệnh khác như: sỏi thận; trí nhớ kém; thiếu tập trung; tinh thần và tâm lý giảm sút. 1.a/62. Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
  3. I. ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH 1.b/62. Một đoạnMột văn đoạn cần văn đảm cần bảo các yêu cầu sau: đạt được những - Tập trung làm yêurõ mộtcầu nào?ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất. - Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó. - Diễn đạt chính xác, trong sáng.
  4. 2. Điểm giống và khác nhau giữa đoạn tự sự và đoạn văn thuyết minh
  5. 1 Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm: mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên là cầu thang Nhà sàn được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá Mới và phổ biến ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích, phù hợp với địa hình phức tạp, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, vừa giữ được vệ sinh và phòng ngừa thú dữ Nhà sàn ở các dân tộc miền núi nước ta đã đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã, đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. 2 Ngày xưa, có chàng trai đã cứu sống một con rắn nước. Con rắn ấy là con trai của Long Vương. Long Vương mời chàng xuống thuỷ cung chơi và tặng chàng một viên ngọc để đền ơn. Người thợ kim hoàn có lòng tham, biết là ngọc quý, bèn tìm cách đánh tráo. Chàng trai rất buồn. Thấy vậy, Chó và Mèo xin chủ đi tìm ngọc. Lấy được ngọc, Chó và Mèo chạy một mạch về nhà. Nhận lại ngọc, chàng vui mừng khôn xiết.
  6. 2/62. Điểm giống và khác nhau giữa đoạn tự sự và đoạn văn thuyết minh Đoạn văn thuyết minh Đoạn văn tự sự Giống Cùng là một đoạn văn, đều có 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn; các câu trong đoạn văn nhau đều tập trung làm rõ chủ đề. - Giới thiệu cấu tạo, một - Kể lại trọn vẹn Khác đặc điểm, tính chất, giá trị diễn biến của sự nhau của đối tượng một cách khách quan. việc. => Vì mục đích khác nhau
  7. Mở đoạn Giới thiệuMột đoạnđối tượng văn cần thuyết 3/62. minh thuyết minh gồm Cấu bao nhiêu phần trúc chính ?Thân Và đoạncác ý một trongThuyết đoạn minh văn cụ đoạn được thểsắp về xếp đối tượngnhư văn thế nào ? thuyết Kết đoạn minh Khẳng định, nêu giá trị của đối tượng thuyết minh 7
  8. II. VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH Giả sử phải viết một đoạn văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết về bài văn bia "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung cần: - Phác thảo qua dàn ý đại cương cho bài viết.
  9. Dàn ý thuyết minh về bài văn bia của Thân Nhân Trung MB: Giới thiệu bài văn bia (PP: so sánh hoặc nêu ví dụ ). TB: - Vài nét về tác giả; thể loại, nhan đề, vị trí đoạn trích (PP: Nêu định nghĩa, nêu số liệu, liệt kê ). - Nội dung: + Khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước. (PP: Giải thích, phân tích ). + Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ (PP: Liệt kê, giảng giải nguyên nhân kết quả ). - Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục (PP: Phân tích ). KB: Đánh giá về vị trí của tác phẩm trong đời sống và trong lịch sử văn học.
  10. Với Anh-xtanh, thời gian [ ] trở nên co dãn khi nó tỏ ra phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Nếu ta chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Chẳng hạn, một người ở trên con tàu vũ trụ bay với vận tốc bằng 87% vận tốc ánh sáng sẽ thấy thời gian chậm lại một nửa. Anh ta sẽ già đi chậm hơn hai lần so với người sinh đôi với anh ta ở trái Đất. Người sinh đôi với anh ta ở trái Đất có nhiều nếp nhăn và tóc bạc sớm hơn anh ta. Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn. Đó là nghịch lí cặp sinh đôi của Lăng-giơ- vanh (tên của mhà vật lí người Pháp phát biểu nghịch lí này) [ ] Ở 99% vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 7 lần. Ở 99,9 % vận tốc ánh sáng, thời gian chậm lại 22,4 lần.
  11. II. VIẾT ĐOẠN VĂN Yâu cầu 1: Viết đoạn văn giới thiệu về vai trò của hiền tài đối với đất nước. * PP: Giải thích, phân tích Yêu cầu 2: Viết đoạn văn giới thiệu về ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. * PP: Phân tích, nêu ví dụ, liệt kê
  12. Đoạn văn giới thiệu về vai trò của hiền tài đối với đất nước. Về nội dung, bài kí trước hết khẳng định vai trò của hiền tài đối với quốc gia. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là một mệnh đề mang tính chất khẳng định: người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước: Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Nhà nước từng trọng đãi hiền tài, làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài, đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc Nhưng Thân Nhân Trung cho rằng những việc đã làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.
  13. Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh cần: - Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. - Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn. - Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một trình tự rõ ràng, rành mạch. - Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
  14. III/ 1/ Đoạn văn giới thiệu về ý nghĩa của việc LUYỆN khắc bia tiến sĩ. TẬP Việc khắc bia lưu danh tiến sĩ có ý nghĩa vô cùng to lớn, trước hết, nó khuyến khích nhân tài, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết gắng sức giúp vua. Thêm vào đó, noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác, kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng. Sau cùng, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ còn làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu dẫn việc dĩ vẵng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.
  15. 2/ 63. Giới thiệu một con người MB: Giới thiệu chung về nhân vật định thuyết minh với những đặc điểm nổi bật để tạo sự chú ý. (PP: So sánh hoặc nêu ví dụ ). Thân bài: - Lai lịch của nhân vật: tên tuổi, quê hương, lĩnh vực hoạt động - Những cống hiến, những thành tích. * PP: Liệt kê; phân tích; nêu ví dụ; giảng giải nguyên nhân; kết quả - Ý nghĩa của những cống hiến. * PP: Phân tích; so sánh KB: Nhấn mạnh những đóng góp, những cống hiến và lòng ngưỡng mộ của người đời về nhân vật.
  16. MB: Giới thiệu chung về miền quê, nét đặc sắc riêng để tạo ấn tượng. (PP: So sánh; nêu ví dụ ). TB:- Giới thiệu về vị trí, những nét chính của vùng quê Một ở từng phương diện - Thuyết minh về vẻ đẹp cảnh quan: Thiên nhiên miền (sông, rừng biển ), nhân tạo (nhà cửa, đường sá ) * PP: Liệt kê; nêu ví dụ; phân tích; so sánh quê - Thuyết minh văn hóa, con người (phong tục, lễ hội, ngành nghề ). * PP: giải thích; chú thích; giảng giải nguyên nhân kết quả; phân tích KB: Khẳng định lại nét tiêu biểu của địa phương để làm đọng lại những ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
  17. MB: - Giới thiệu về danh lam thắng cảnh . * PP: Dùng số liệu; nêu ví dụ . TB: Một - Giới thiệu vị trí địa lí: (Địa chỉ/ nơi tọa lạc ?; diện tích nơi đó ?; rộng lớn hay nhỏ?; cảnh vật xung quanh ra danh sao ?; có thể đến đó bằng phương tiện gì ?). (PP: Dùng lam số liệu; nêu ví dụ ). thắng - Nguồn gốc (lịch sử hình thành): Có từ khi nào?; do ai cảnh khởi công (làm ra)?; xây dựng trong bao lâu?. (PP: Nêu định nghĩa; chú thích; phân tích; so sánh ). - Cảnh bao quát đến chi tiết. (PP: Phân tích; so sánh; dùng số liệu ). - Giá trị văn hóa, lịch sử. KB: Nêu cảm nhận chung của bản thân về danh lam thắng cảnh đó.
  18. MB: Giới thiệu sơ lược về phong trào. * PP: Liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu. TB: - Giới thiệu về nội dung phong trào, người Một tổ chức, cách tổ chức, số lượng người tham phong gia. (PP: phân tích, giải thích). - Giới thiệu về kết qủa của phong trào. trào *PP: dùng số liệu; phân tích - Giới thiệu ý nghĩa, tác dụng của phong trào. * PP: Phân tích; so sánh. KB: Cảm nghĩ của bản thân về phong trào đó.
  19. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu bắt buộc đối với một đoạn văn? A. Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất. B. Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó. C. Làm cho đoạn văn giàu hình ảnh, sinh động. D. Diễn đạt chính xác, trong sáng.
  20. Bài tập trắc nghiệm Câu 2: Trong phần thân bài, đoạn văn tự sự khác đoạn văn thuyết minh ở điểm nào? A. Kể lại diễn biến sự việc, hiện tượng. B. Thể hiện một chủ đề nhất quán. C. Sử dụng nhiều phương diện liên kết. D. Thường có câu chủ đề.
  21. Câu 3: Để viết tốt đoạn văn thuyết minh, ta cần phải làm gì ? A. Tìm kết cấu hợp lí cho đoạn văn, phương pháp thuyết minh và cách diễn đạt phù hợp, hiệu quả. B. Nắm vững kiến thức về đoạn văn, có đủ tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung, sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự hợp lí, vận dụng sáng tạo phương pháp thuyết minh. C. Tìm ra ý chung, diễn biến sự việc, hiện tượng để làm rõ đoạn văn thuyết minh.