Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 15: Đọc thêm: Vận Nước (Quốc tộ - Pháp Thuận thiền sư)

pptx 24 trang thuongnguyen 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 15: Đọc thêm: Vận Nước (Quốc tộ - Pháp Thuận thiền sư)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_tuan_15_doc_them_van_nuoc_quoc.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 15: Đọc thêm: Vận Nước (Quốc tộ - Pháp Thuận thiền sư)

  1. VẬN NƯỚC (Quốc tộ) ~Pháp Thuận thiền sư ~
  2. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Pháp Thuận thiền sư (915-990) là người cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê 2. Tác phẩm Thiền sư Pháp Thuận - Ra đời năm 981-982 khi vua Lê Hoàn hỏi sư Pháp Thuận về vận nước 3. Thể thơ - Thơ chữ Hán ngũ ngôn tứ tuyệt.
  3. II Đọc hiểu văn bẳn 1. Hai câu thơ đầu Vận nước như mây quấn Trời Nam mở thái bình -Mượn hình ảnh thiên nhiên để nói vận nước - Nghệ thuật so sánh: + Vận nước như “dây mây leo quấn quýt” nói lên sự bền chặt dài lâu, sự phát triển hưng thịnh của đất nước. + Khẳng định vận may, nói lên niềm tin của tác giả đối với vận nước => Tâm trạng: phơi phới niềm vui, niềm tự hào và lạc quan của tác giả .
  4. 2, Hai câu thơ cuối Vô vi trên điện các Chốn chốn dứt đao binh - Lời khuyên nhà vua trong điều hành chính sự nên “vô vi” : Thuận theo tự nhiên, dùng phương pháp đức trị, lấy đức cảm hóa nhân dân => Đất nước thái bình thịnh trị - không còn nạn đao binh => Truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam
  5. III. Tổng kết - Tác phẩm có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn hòa bình ngắn gọn, hàm xúc
  6. Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) Thiền sư Mãn Giác
  7. I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Thiền sư Mãn Giác (1052- 1096) tên là Lí Trường, người làng An Cách. 2. Tác phẩm - Ra đời cuối năm 1096,sư cáo bệnh và làm bài kệ báo Thiền sư Mãn Giác cho mọi người biết. 3. Thể loại - Đây là bài thơ kệ ( thơ thiền)
  8. ll. Đọc hiểu văn bản 1. Bố cục - 4 câu đầu : Diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên và của đời người . - 2 câu cuối : Cảm xúc mãnh liệt của nhà sư . 2.Bốn câu đầu Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa tươi. Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi.
  9. - Phép điệp: từ xuân và hoa - Phép đối: xuân qua > < già đến rồi. - Biện pháp tu từ lặp cú pháp
  10. - Hình ảnh “xuân” - “hoa” tượng trưng cho cái phần đẹp đẽ, ấm áp, tràn đầy sức sống nhất của thời tiết và cây cối - Hoa nở - hoa tàn -> quy luật tự nhiên - Hoa rụng - hoa nở -> sự luân hồi của tự nhiên theo tư tưởng Phật giáo .
  11. - Quy luật tuần hoàn của tự nhiên: xuân qua – xuân tới, hoa rụng – hoa tươi. - Quy luật “ sinh – lão – bệnh – tử ” của đời người -> con người không luân hồi như cây cối -> sẽ bị hủy diệt -> một chút nuối tiếc vì chưa làm được gì có ý nghĩa thì “ Trên đầu già đến rồi ”.
  12. 3.Hai câu cuối Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua xuân trước một cành mai.
  13. - Hình ảnh cành mai : + phủ nhận quy luật vận động và biến đổi của TN + Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người. Nó vượt lên tất cả sự sống, chết, thịnh, suy,  Bài thơ thể hiện quan niệm nhân sinh cao đẹp: nuối tiếc thời gian trôi, con người không thể sống vô nghĩa.
  14. III,Tổng kết 1. Nghệ thuật : - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh tương phản, giàu biểu tượng - Kết cấu chặt chẽ 2. Nội dung - Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên trên quy luật của tạo hóa.
  15. Hứng trở về (Quy hứng ) Nguyễn Trung Ngạn
  16. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) - Tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên - Quê quán: Hưng Yên Nguyễn Trung Ngạn - Ông đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi. -Khoảng năm 1314 – 1315, ông được cử đi sứ sang đáp lễ nhà Nguyên. - Ông làm quan đến chức Thượng thư, còn để lại tác phẩm Giới Hiên thi tập.
  17. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Khi tác giả đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc) - Chữ viết: Chữ Hán - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt - Bố cục: 2 phần + 2 câu đầu: Nỗi nhớ quê hương + 2 câu sau: Tình cảm đối với đất nước - Nội dung: Tình cảm nhớ quê hương và mong muốn được trở về ngay với cảnh nghèo mà chứa chan tình người của tác giả
  18. II Đọc hiểu văn bẳn 1.Hai câu đầu : Dâu già lá rụng tằm vừa chín, Lúa sớm bông thơm cua béo ghê Cảnh đồng quê và sinh hoạt đời thường chân thật, mộc mạc làm rung động lòng người .
  19. -Hình ảnh: nương dâu, nong tằm, cua , bông lúa. Những hình ảnh rất thân quen và giản dị đối với những ai có tuổi thơ vùng quê. Những hình ảnh ấy xuất hiện trong đầu nhà thơ khiến cho nhà thơ nhớ về quê hương mình tha thiết. -Trạng thái của những sự vật: nương tầm rụng lá, dâu đang chín, lúa chín thơm, cua béo. Đã tới thời gian thu hoạch những nông sản ấy. Mùa bội thu nữa lại đến khiến cho lòng nhà thơ càng da diết nhớ thương về những mùa nông sản mình đã trải qua. Qua đó cũng cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả về cuộc sống đời thường => Hình bóng quê hương luôn hiện hữu trong tâm trí ông
  20. 2. Hai câu cuối : tiêng gọi trở về nghe thân thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa xứ. Tình yêu và sự gắn bó với quê hương nghèo khó. Nó thể hiện tâm trạng của t/g Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt, Dầu vui đất khách chẳng bằng về.
  21. -Nét riêng của lòng yêu nước là cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức, của lí trí. -Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở nơi chốn hoa đô hội. Tác giả sử dụng hình thức so sánh: "Đất Giang Nam tuy vui, cũng chẳng bằng về nhà". Giang Nam tuy vui nhưng là nơi đất khách quê người. Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê. Rõ ràng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ quy hứng. Bài thơ giúp người đọc ý thức một chân lí: không gì bằng quê hương xứ sở của mình; giúp ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.
  22. => Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở những tư tưởng lớn lao, ở cách nói trang trọng mà còn thể hiện sâu sắc ở những tình cảm hết sức bình dị, nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, ở cách nói tự nhiên, chân thật.
  23. 3. Tổng kết a. Nghệ thuật : - Cách nói chân thật, giản dị. - Những hình ảnh gợi cảm b. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thức tỉnh tâm trạng của người xa quê.
  24. DANH SÁCH TỔ 4 Phạm Ngọc Mai Trần Trung Kiên Trương Gia Bảo Trương Trần Thu Minh Nguyễn Thị Mỹ Quyên Đỗ Gia Huy Nguyễn Huy Thịnh Tạ Thị Hồng Anh