Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 15: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Phần 1: Phép ẩn dụ

pptx 7 trang thuongnguyen 4670
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 15: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Phần 1: Phép ẩn dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_10_tuan_15_thuc_hanh_phep_tu_tu_an.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10 - Tuần 15: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Phần 1: Phép ẩn dụ

  1. Phần 1: Phép ẩn dụ
  2. Câu 1:Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: (1) Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (2) Trăm năm đành lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũ, con đò khác đưa. a) Anh(chị) có nhận thấy trong hai câu dao trên,những từ thuyền, bến, mà còn mang một nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì? (1) - Thuyền: vật di chuyển - ẩn dụ chỉ người ra đi – người con trai (so sánh ngầm) - Bến: vật cố định, đúng một chỗ - ẩn dụ chỉ người ở lại – người con gái ( so sánh ngầm) -> Bài ca dao (1) là 1 lời khẳng định tấm lòng thủy chung, son sắt của người con gái (2) - Cây đa bến cũ (những vật cố định): nơi hai người gặp nhau hẹn hò – kỉ niệm tình cũ - Cây đò: di chuyển ẩn dụ chỉ người ra đi -> Tình cảm giữa hai người bị chia cắt,xa nhau, bài ca dao (2) là lời than tiếc vì lỗi hẹn
  3. b) Thuyền, bến (câu 1) và cây đa bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu đúng nội dung hàm ẩn trong hai câu đó? Thuyền, bến (1) là chỉ về hai đối tượng yêu nhau, gắn bó thủy chung, son sắc. Còn cây đa, bến cũ , con đò (2) là chỉ về con người có quan hệ gắn bó nhưng vì điều kiện nào đó phải xa nhau, vì thế câu ca dao (2) thể hiện tâm trạng tiếc nuối. Để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu ca dao trên, cần phải so sánh ngầm để liên tưởng tìm ra những nét tương đồng giữa sự việc với nhau, từ đó cắt nghĩa và hiểu ý nghĩa mà câu ca dao muốn nói đến.
  4. Câu 2:Tìm và phân tích phéo ẩn dụ trong những đoạn trích sau: (1) Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửu lựu lập lòe đâm bông. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) (2) Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. CHúng ta muốn có những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta lên một sự sống tước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng. ( Nguyễn đình thi, Nhận đường) (3) Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. (Thanh hải, Mùa xuân nho nhỏ) (4) Thác bao nhiêu thác cũng qua, Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời. (Tố hữu, Nước non ngàn dặm) (5) Xưa phù du mà nay đã phù sa, Xưa bay đi mà bay không trôi mất. ( Chế lan viên, Nay đã phù sa)
  5. Hình ảnh ẩn dụ Ý nghĩa (1) Lửa lựu Vẻ đẹp rực rỡ của cây lựu, sức sống mãnh liệt của mùa hè (2) -Làm thành người -là quá trình nên ngươi để nhận biết đúng đắn về cuộc sống. -Thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra - Phê phán thứ văn nghệ xa rời thực sự phè phỡn co rúm lại. tế, nghèo nàn, thiếu sáng tạo (3) Giọt long lanh - Giọt âm thanh tiếng chim (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) báo hiệu mùa xuân về (4) -Thác -Chỉ những khó khăn, vất vả, thử thách. -Chiếc thuyền -Con đường cách mạng- con đường của cả nước non mình. (5_ -Phù du -Cuộc đời nổi trôi, ngắn ngủi, tạm bợ. -Phù sa -Cuộc đời sung sướng, hạnh phúc