Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 64+65: Đọc văn: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)

pptx 25 trang thuongnguyen 5225
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 64+65: Đọc văn: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tiet_6465_doc_van_rung_xa_nu_ng.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Tiết 64+65: Đọc văn: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành)

  1. MÔN: NGỮ VĂN 12
  2. Những hình ảnh trên gợi nhớ về vùng quê nào trên đất nước ta ?
  3. Tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê: Thăng Bình, Quảng Nam.
  4. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. TÁC GIẢ - Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. - Ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên và rất thành công khi viết về đất và người Tây Nguyên với các tác phẩm chính: Đất nước đứng lên, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969)
  5. - Tiểu thuyết Đất nước đứng lên (1955) - Rẻo cao (1961) - Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) - Đất Quảng ( 1971-1974)
  6. a) Xuất xứ: Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
  7. b) Hoàn cảnh sáng tác * Bối cảnh lịch sử: - Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước đang sôi sục đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung Bộ. - Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì Đồng Khởi trước 1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
  8. * Về con người Tây Nguyên anh hùng trong đời thực, trong cuộc chiến đấu của dân tộc: - Nhân vật trong tác phẩm có nguyên mẫu từ cuộc đời thực: Cụ Mết: Tnú - anh Đề: Dít: già làng, người người làng Xê- cô gái người lãnh đạo làng đăng, cùng 10 trai Dẻ, tác giả gặp kháng chiến làng dùng dao rựa trong một Xốp Dùi, Bắc tiêu diệt 1 tiểu đội Đại hội thi đua Kon Tum. lính Diệm * Tháng 5/ 1962, Nguyễn Trung Thành hành quân cùng Nguyễn Thi từ miền Bắc vào Nam. Điểm chia tay để mỗi người về chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên Huế - một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời “Tôi yêu say mê cây xà nu từ đó”
  9. - Chuyện kể về Tnú – người con của núi rừng Tây Nguyên. Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng Xôman nuôi lớn. - Từ bé, Tnú là một du kích dẫn đường, liên lạc dũng cảm. Lớn lên Tnú tham gia vào cách mạng trở thành người lãnh đạo cuộc kháng chiến của dân làng Xôman. - Để dụ bắt anh, bọn giặc đã bắt vợ con anh đánh đập dã man. Không chịu nổi tình cảnh đó, Tnú nhảy ra đánh lại bọn giặc nhưng không cứu được vợ con. - Tnú bị bắt, chúng lấy vải tẩm nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay Tnú nhưng anh vẫn kiên cường không hề kêu than. - Sau đó, dưới sự lãnh đạo của cụ Mết, dân làng Xôman đã nổi dậy giải cứu cho Tnú. Mười ngón tay anh bị lửa đốt cháy chỉ còn lại hai đốt nhưng anh vẫn tham gia bộ đội. - Sau ba năm đi bộ đội, anh về thăm làng, cụ Mết đã tập họp dân làng lại kể cho mọi người nghe về cuộc đời của Tnú để giáo dục truyền thống yêu nước. Sáng hôm sau, dân làng tiễn anh lên đường giữa cảnh rừng xà nu nối tiếp đến chân trời.
  10. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NU Đặc điểm sinh thái Xà nu: tên gọi khác của thông ba lá - Loại cây thân gỗ, họ thông, mọc thành rừng ở Tây Nguyên. - Cây xà nu có dáng mọc thẳng, tán lá vươn cao, thân cây vạm vỡ, có sức sống mãnh liệt. ➔“ loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi” ( Nguyên Ngọc- Về một truyện ngắn- Rừng xà nu ) Hình ảnh cây xà nu
  11. a. Nghĩa thực: - Hiện hữu trong đời sống sinh hoạt của người dân làng Xô Man: Lửa, khói, hương, nhựa, dầu, bóng xà nu - Tham gia vào các sự kiện trọng đại của buôn làng: Đống lửa xà nu cháy trong đêm Tnú bị giặc cuốn giẻ tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay; lửa trên ngọn đuốc cụ Mết dẫn thanh niên đi lấy vũ khí tiêu diệt mười tên giặc; lửa cháy trong đêm đón Tnú đi lực lượng về - Đi vào trong suy nghĩ, tiềm thức người dân: Cụ Mết nói “không gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”; Tnú liên tưởng “ ngực cụ Mết căng như một cây xà nu lớn” - Gắn bó với nhân vật Tnú: xông bảng nứa học chữ; Mai đón Tnú trong không gian bạt ngàn của rừng xà nu; đón và chia tay Tnú khi đi Cách mạng đều là cánh rừng xà nu -> Cây xà nu- rừng xà nu trở thành hình tượng đẹp xuyên suốt tác phẩm, đi sâu vào cuộc sống người dân các buôn làng Tây Nguyên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, tình cảm.
  12. b. Nghĩa biểu tượng: * Cây xà nu tượng trưng cho đau thương, mất mát: - Mở đầu tác phẩm, nhà văn giới thiệu về rừng xà nu: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần “cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương” . - Nỗi đau của rừng xà nu hiện ra với nhiều vẻ khác nhau: + Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ thơ: "bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết". + Cái đau của những cây xà nu như con người đang tuổi thanh xuân “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”. => đây là chứng nhân về tội ác của cuộc chiến tranh hủy diệt do Mĩ-Ngụy gây ra. Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu tượng trưng cho những mất mát, đau thương của dân làng Xôman.
  13. * Biểu tượng cho sức sống bất diệt: - Dù bị đạn đại bác tàn phá nhưng cây xà nu vẫn tồn tại sức sống mãnh liệt "trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy" - Rừng xà nu hiện thân cho khát khao sự sống của dân làng Xôman "Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời ". - Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng” tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào ánh sáng cách mạng của người dân Tây Nguyên. - Rừng xà nu tượng trưng cho bản lĩnh kiên cường, ý chí bất khuất không gì tiêu diệt được của dân làng Xôman “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng".
  14. - Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu gợi sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân làng Xôman: cụ Mết là cây xà nu lớn; Tnú và Mai là cây xà nu bị thương nhưng vẫn kiên cường, Dít là cây xà nu trưởng thành, bé Heng là cây xà nu con. - Rừng xà nu được nhắc đến 2 lần trong phần mở đầu và kết thúc tác phẩm:“đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” -> gợi ra sự tiếp nối bất tận của truyền thống cách mạng. => với nghệ thuật miêu tả rừng xà nu giàu giá trị tạo hình kết hợp nghệ thuật nhân hóa đã gợi vẻ đẹp mang đậm tính sử thi, biểu tượng cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt của con người Tây Nguyên.
  15. BÀI TẬP CỦNG CỐ “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốnTừnămcảmcâynhậncon khác mọc Chỉ ra phương Bài học liên hệ: lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũisứctênsốnglaomãnhthẳng bầu trời. Phương thứcthứcbiểu đạt - Sống có hoài bão Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặtliệt trờicủa đếnxà nu,thế . Nó phóng miêucủatả đoạn văn? - Nâng cao ý thức nêu bài học liên lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắngbảo, thứvệánhvẻ nắngđẹp củatrong rừng hệ cho tuổi trẻ rọi từ trên cao xuống từng luồngthiênlớn thẳngnhiêntắpđất, nướclóng.lánh vô hiện nay? số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra- thơmLên ánmỡhànhmàngđộng” hủy diệt môi trường. Cảm nhận: -Thể hiện sức sống mãnh liệt của cây, biểu tượng cho vẻ Nêu cảmđẹpnhậnkiên vềcườngchi tiếtquật“cạnhkhởimộtcủa con cây xàngườinu mới. ngã gục đã có bốn năm cây con- Nghệbầuthuậttrời”?: tương phản
  16. 2. Nhân vật Tnú – người anh hùng cách mạng a. Tnú là người có tính cách gan góc, dũng cảm, mưu trí. - Lúc bé, chứng kiến cảnh giặc giết những người nuôi giấu cách mạng, Tnú không sợ chết vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi cán bộ. - Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu chảy máu. - Tnú quyết tâm học chữ để lớn lên sẽ làm cán bộ thay anh Quyết lãnh đạo cách mạng. - Đi làm liên lạc, không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, qua sông không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang” .
  17. b. Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng - Khi bị giặc bắt, Tnú nuốt luôn lá thư vào bụng giữ bí mật cho cách mạng. - Giặc tra tấn dã man bắt Tnú khai cộng sản ở đâu, Tnú vẫn gan góc không khai báo điều gì mà đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây nè” . - Khi bị đốt mười đầu ngón tay, Tnú vẫn không hề kêu van. Đó là sức chịu đựng phi thường của anh. - Lòng trung thành của Tnú còn thể hiện bằng niềm tin vững chắc vào Đảng “Đảng còn, núi nước này còn” nên Tnú quyết lên đường chiến đấu với niềm tin vững chắc. - Tnú là người tính kỉ luật rất cao. Dù rất nhớ nhà nhớ quê hương nhưng chỉ khi được phép của cấp trên, Tnú mới về thăm. Dù băng rừng lội suối vất vả nhưng anh chỉ ở đúng một đêm.
  18. c. Tnú là người có trái tim yêu thương và sục sôi căm giận * Tnú là người sống rất nghĩa tình: - Là người chồng, người cha đầy trách nhiệm. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn, Tnú đã tay không xông ra cứu vợ con. - Là con người tình nghĩa với buôn làng: được dân làng nuôi lớn, Tnú luôn cố gắng chiến đấu bảo vệ dân làng, xứng đáng là tấm gương để cụ Mết giáo dục thế hệ trẻ. - Tnú mang trong tim 3 mối thù lớn: + Thù của bản thân: bị giặc đốt mười đầu ngón tay – chứng tích tội ác của giặc mà Tnú mang theo suốt đời. + Thù của gia đình: vợ con anh chết thảm khốc dưới cây gậy sắc của giặc. + Thù của dân làng: Tnú không bao giờ quên hình ảnh những người dân vô tội bị giết hại -> Tnú quyết tâm đánh giặc trả thù.
  19. d. Hình tượng Tnú – điển hình cho con đương đấu tranh cách mạng của người dân TN và đồng thời làm sáng tỏ chân lí thời đại đánh Mĩ “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” - Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân TN khi chưa giác ngộ chân lí. Tnú là người có thừa sức mạnh nhưng với bàn tay không có vũ khí anh vẫn không thể nào bảo vệ được bản thân và tự cứu mình. - Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman cầm vũ khí. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự chứng minh cho chân lí mà cụ Mết đã khẳng định “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” tức là phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. => Câu chuyện về cuộc đời và con đường đi lên của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường cách mạng của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú là kết tinh vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng.
  20. 3. Tập thể dân làng: a. Cụ Mết – cây xà nu lớn - Đại diện cho dân làng và tượng trưng cho tinh thần quật cường, bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn. - Là cầu nối giữa cách mạng và nhân dân. Câu nói mang tính chân lí của ông dạy Tnú “Cán bộ này còn”. - Lãnh đạo dân làng khởi nghĩa và nêu lên chân lí thời đại sâu sắc “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” để nhắc nhở mọi người nếu muốn thoát khỏi áp bức của kẻ thù , muốn được tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. - Là người lưu giữ và truyền lại truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc cho các thế hệ tiếp nối.
  21. b. Dít – cây xà nu trưởng thành - Lúc nhỏ, Dít là cô bé gan dạ, bản lĩnh, kiên cường. Dít đi tiếp tế cho dân làng bị giặc bắt nhưng Dít vẫn bình thản “đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng” - Lớn lên, Dít là người có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với làng được chọn làm Bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. c. Bé Heng – cây xà nu con - Là cây xà nu con đại diện cho thế hệ tương lai của làng Xôman. - Bé Heng mang đầy đủ phẩm chất của dân làng Xôman sẽ đem đến thắng lợi cuối cùng cho cách mạng.
  22. 4. Tổng kết a. Nghệ thuật: - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, Tú ) - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. - Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm. b. Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
  23. Cảm ơn các em đã theo dõi bài học!