Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 8: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)

ppt 63 trang thuongnguyen 20852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 8: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_8_doc_van_viet_bac_to_huu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 8: Đọc văn: Việt Bắc (Tố Hữu)

  1. VIỆT BẮC (TỐ HỮU) (Phần II : Tác phẩm)
  2. KHỞI ĐỘNG THI SẮP XẾP CÁC TÁC PHẨM SẮP XẾP CÁC TÁC PHẨM CỦA TỐ HỮU THEO THỨ TỰ ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG THƠ
  3. Tập thơ Thời gian Nội dung chính Từ ấy 1937-1946 Đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên yêu nước quyết tâm đi theo cách mạng.(Máu lửa,Xiềng xích,Giải phóng) Việt Bắc 1946-1954 Tiếng ca hùng tráng,thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến. Gió lộng 1955-1961 Dạt dào cảm hứng mới,nhớ về quá khứ,ghi sâu ân tình cách mạng Ra trận,Máu và 1962-1971 Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc hoa 1972-1977 kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui toàn thắng Một tiếng 1992, Những chiêm nghiệm về cuộc đờn,Ta với ta 1999 đời,niềm tin vào cách mạng,
  4. I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh ra đời: - Tháng 10 - 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội để tiếp tục lãnh đạo cách mạng.
  5. - Nhân sự kiện thời sự trọng đại này, Tố Hữu viết bài thơ "Việt Bắc" để thể hiện tình nghĩa sâu nặng của những người cán bộ, chiến sĩ về xuôi với quê hương cách mạng.
  6. 2. Vị trí và kết cấu đoạn trích: - Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến. - Đoạn trích gồm 90 câu thơ, kết cấu phỏng theo lối hát giao duyên (xưng hô mình – ta) chia 2 phần:
  7. 2. Vị trí và kết cấu đoạn trích : + 8 câu đầu: lời đối đáp 1: Khung cảnh chia tay giữa cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc. + 82 câu cuối: lời đối đáp 2: Những kỉ niệm về kháng chiến, thiên nhiên, con người Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.
  8. - Bài thơ được viết theo kiểu đối đáp nam - nữ, phỏng theo lối hát giao duyên của dân ca. "Mình về ta chẳng cho về - Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ" Hát giao duyên
  9. 3. Bố cục: Chia 5 phần.
  10. 3. Bố cục: chia 5 phần - Phần 1 (8 câu đầu): Khung cảnh chia tay giữa cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc. - Phần 2 (12 câu tiếp): Nỗi lo âu của người dân Việt Bắc. - - Phần 3 (22 câu tiếp): Nỗi niềm của người ra đi. - Phần 4 (10 câu tiếp): Bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc bốn mùa. - Phần 5 (38 câu cuối): Khung cảnh của cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng và lời khẳng định ý nghĩa của Việt Bắc.
  11. II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Khung cảnh chia tay giữa cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc Thảo luận nhóm + Tổ 1-2: tìm hiểu 4 câu thơ đầu: Lời người ở được thể hiện như thế nào qua các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Gợi ý: từ xưng hô mình-ta, số từ “Mười lăm năm”, từ láy “thiết tha”, phép tu từ: “mình”, “nhìn”, + Tổ 3-4: tìm hiểu 4 câu thơ sau: Lời người đi được thể hiện như thế nào qua các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Gợi ý: đại từ “ai”, các từ láy: “tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn”, phép tu từ: “áo chàm”.
  12. II. Đọc - hiểu văn bản : 1. Khung cảnh chia tay giữa cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc a. Bốn câu thơ đầu “Mình về mình có nhớ ta Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.” - Câu hỏi tu từ và điệp câu: “Mình về mình có nhớ ” gợi tình cảm Việt Bắc với cách mạng sâu nặng. - Từ xưng hô “mình – ta” mộc mạc, gần gũi ca dao.
  13. - Số từ “mười lăm năm” chỉ thời gian từ 1940->1954, kết hợp từ láy “thiết tha”, từ “mặn nồng” diễn tả tình cảm gắn bó yêu thương lâu dài.
  14. - Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” gợi liên tưởng câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”; điệp từ “nhìn”, liệt kê hình ảnh sông, núi -> nhắc nhớ Việt Bắc, nơi cội nguồn cuộc kháng chiến.
  15. => Lời người ở lại như nhắc nhớ, căn dặn người ra đi về lòng thủy chung.
  16. b - Bốn câu thơ sau: “Tiếng ai tha thiết bên cồn Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ” + Đại từ “ai” vừa phiếm chỉ vừa cụ thể -> lời hỏi han ân cần, gợi bao kỉ niệm. + Các từ láy: “tha thiết” là tình cảm thắm thiết, gắn bó hết lòng; “bâng khuâng: tâm trạng luyến tiếc; bồn chồn” -> nôn nao, thấp thỏm.
  17. b - Bốn câu thơ sau: “Tiếng ai tha thiết bên cồn Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ” - Hoán dụ “áo chàm” -> đồng bào Việt Bắc giản dị, sâu nặng nghĩa tình. - Nhịp thơ 3/3/2 trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay ” -> không phải không biết nói gì mà xúc động không nói nên lời. => Lời người đi xao xuyến, lưu luyến.
  18. 2. Phần 2 (12 câu tiếp): Nỗi lo âu của người dân Việt Bắc. Mình đi, có nhớ những ngày Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa? 4 câu đầu, người dân Việt Bắc nhắc nhớ những kỉ niệm qua các hình ảnh nghệ thuật nào? ->Chú ý các từ: mình có nhớ , thành ngữ: mưa nguồn suối lũ, miếng cơm chấm muối
  19. 2. Phần 2 (12 câu tiếp): Nỗi lo âu của người dân Việt Bắc. Mình đi, có nhớ những ngày Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa? a. Bốn câu thơ đầu: - Điệp câu: “Mình có nhớ”: -> nhắc nhớ sâu sắc người đi. - Thành ngữ: mưa nguồn suối lũ, miếng cơm chấm muối -> tái hiện chiến khu cách mạng gian khổ, thiếu thốn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
  20. b. Bốn câu thơ tiếp theo: 4 tiếp theo miêu tả tâm trạng người dân Việt Bắc qua nghệ thuật nào khi chia tay cán bộ cách mạng? Chú ý 2 câu hỏi, ẩn dụ, hoán dụ.
  21. b. Bốn câu thơ tiếp theo: - Câu hỏi 1: dùng nghệ thuật hoán dụ-> diễn tả nỗi buồn nhớ của người dân Việt Bắc: trám để rụng không nhặt, măng để già không hái. - Câu hỏi 2: dùng hình ảnh ẩn dụ, tương phản -> tuy cuộc sống người dân nghèo, buồn tẻ nhưng luôn thuỷ chung với cách mạng.
  22. c. Bốn câu thơ cuối: 4 cuối khẳng định vai trò của Việt Bắc đối với cách mạng qua nghệ thuật nào? Chú ý các địa danh, phép lặp từ “mình”.
  23. c. Bốn câu thơ cuối: - Liệt kê các địa danh: khẳng định Việt Bắc là cái nôi cách mạng từ thời kì “kháng Nhật, thuở còn Việt Minh”, gắn liền các sự kiện lịch sử cây đa Tân Trào, mái đình Hồng Thái. - Lặp từ “mình” 3 lần: khẳng định lòng thuỷ chung, người dân Việt Bắc và người cách mạng tuy hai mà một.
  24. c. Bốn câu thơ cuối: => 12 câu thơ khẳng định: dù cuộc sống còn nhiều gian khổ nhưng tấm lòng yêu thương cách mạng của người dân Việt Bắc vẫn chân thành, rộng mở.
  25. VIỆT BẮC (TỐ HỮU) (Phần II : Tác phẩm)
  26. 3. Phần 3. (22 câu tiếp): Nỗi niềm của người đi - Ta với mình, mình với ta Chày đêm nện cối đều đều suối xa. a. Bốn câu thơ đầu: Ta với mình, mình với ta Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
  27. a. Bốn câu thơ đầu: - Tình cảm của người đi với Việt Bắc: + Câu thơ đầu, hai từ “ta - mình” lặp lại, hoán đổi như sự quấn quýt, hòa quyện. + Câu thứ hai, “lòng ta” kết hợp hai từ trái nghĩa “sau – trước” cùng hai từ “mặn mà, đinh ninh” diễn tả tình cảm thủy chung với VB.
  28. a. Bốn câu thơ đầu: + Từ ‘mình” trong câu thơ thứ ba đa nghĩa gợi ra sự hòa quyện tuy hai mà một, hô ứng với câu trên “Mình đi mình có nhớ mình” trong lời hỏi của người ở lại.
  29. b. Các câu thơ còn lại: (18 câu) “Nhớ gì như nhớ người yêu Chày đêm nện cối đều đều suối xa.” - So sánh nỗi nhớ VB “như nhớ người yêu” -> tình cảm tha thiết. - Điệp từ “nhớ” và liệt kê các hình ảnh chọn lọc về thiên nhiên: “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê ” -> cảnh sắc thơ mộng, đặc trưng, những ngôi nhà bản làng thấp thoáng với khói sương.
  30. b. Các câu thơ còn lại: (18 câu) “Nhớ gì như nhớ người yêu Chày đêm nện cối đều đều suối xa.” - Liệt kê các hình ảnh chọn lọc và cách nói ẩn dụ về con người: “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”, Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi chăn sui đắp cùng” -> thân thiết, yêu thương, chia sẻ thiếu thốn với người kháng chiến. - Hình ảnh “người mẹ nắng cháy lung - Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” diễn tả người Việt Bắc cần cù, giàu tình yêu thương.
  31. b. Các câu thơ còn lại: (18 câu) “Nhớ gì như nhớ người yêu Chày đêm nện cối đều đều suối xa.” - Nhớ về một quê hương Việt Bắc mới mẻ, hoạt động kháng chiến có lớp học i tờ, có những giờ liên hoan, có cuộc sống thanh bình, yên ả, có tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối suối xa. => Nỗi nhớ Việt Bắc như hòa quyện giữa cái riêng và cái chung; cái cũ và cái mới.
  32. . nắng chiều lưng nương . ánh trăng đầu núi
  33. . bản làng ẩn hiện trong sương sớm, những ánh lửa hồng trong đêm khuya,
  34. . những tên núi, tên rừng, tên sông suối, nương rẫy quen thuộc thân yêu
  35. “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng bắp ngô”
  36. 4. Phần 4 (10 câu tiếp): Bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc bốn mùa « Ta về, mình có nhớ ta Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. » a. Hai câu thơ đầu: - Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ái, tiếp nối khúc hát giao duyên “ta – mình” .
  37. - Câu hỏi tu từ và điệp từ “nhớ” -> lời thơ vừa đối thoại vừa để “ta” tỏ bày nỗi lòng. - Người đi bày tỏ nỗi nhớ “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. Nhớ thiên nhiên tươi đẹp và con người Việt Bắc từng cưu mang trong kháng chiến.
  38. b. Các câu thơ còn lại: (8 câu) * Mùa đông: “Rừng xanh thắt lưng” + “Hoa chuối” rừng đỏ tươi, rực rỡ; như những ngọn lửa thắp lên giữa rừng xanh đại ngàn.
  39. + Con người lao động đẹp khỏe khoắn, làm chủ núi rừng; người đi rừng với ánh nắng lấp lánh (đảo ngữ: nắng ánh) trên lưỡi dao gài ở thắt lưng.
  40. * Mùa xuân: “Ngày xuân sợi giang” + Hoa mơ tinh khiết, dịu dàng, bung nở phủ trắng các sườn đồi VB
  41. + Con người lao động tài hoa, tỉ mỉ, cần cù, khéo léo chuốt từng sợi giang.
  42. * Mùa hạ: “Ve kêu một mình” + Tiếng nhạc ve gọi mùa hè tới, làm rung chuyển núi rừng khiến những bông hoa phách đồng loạt đổ vàng (ẩn dụ tinh tế).
  43. + Con người lao động xuất hiện hái măng một mình nhưng không gợi cảm giác cô đơn mà gần gũi thân thương.
  44. * Mùa thu Việt Bắc: không kém phần nên thơ: “Rừng thu thủy chung” + Thiên nhiên như đắm chìm trong ánh trăng hòa bình mát lành Trăng "rọi" qua tán lá rừng xanh → gợi lên cảnh sống yên ả, "hoà bình”, nên thơ. + Con người hiện lên với âm thanh tiếng hát lạc quan, lãng mạn; sống thủy chung, “mặt người tươi như hoa”.
  45. => Vẻ đẹp cảnh và người Việt Bắc đan xen đường nét, màu sắc, âm thanh.
  46. 5. Phần 5 (38 câu cuối): Khung cảnh của cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng và lời khẳng định ý nghĩa của Việt Bắc “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.”
  47. a. Mười câu thơ đầu: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Nhớ từ cao – Lạng nhớ sang Nhị Hà” - Bốn câu đầu: Hình ảnh nhân hóa, ca ngợi thiên nhiên gắn bó cùng con người đánh giặc. Thiên nhiên là là thành trì vững chắc, che chở bộ đội, là vũ khí đáng sợ với giặc: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. .
  48. - Hai câu tiếp: tương phản “bốn mặt sương dày” với “chiến khu một lòng”-> tình đoàn kết nhất trí cao giữa quân dân: “Đất trời ta cả chiến khu một lòng”. - Bốn câu cuối: câu hỏi tu từ, liệt kê địa danh, ca ngợi Việt bắc gắn liền với những chiến công: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, cảm hứng ngợi ca mang tính sử thi hào hùng. => Đoạn thơ ngợi ca cuộc kháng chiến anh hùng của quân dân ta ở Việt Bắc.
  49. b. Mười hai câu thơ tiếp theo: “Những đường đèo De, núi Hồng”: Chiến khu cách mạng VB anh hùng. - Tám câu đầu: + Cặp câu 1: các từ láy “rầm rập, đêm đêm” và so sánh tả những con đường kháng chiến rộng lớn, thời gian mênh mông, không khí đông vui, rung chuyển đất trời.
  50. - Cặp câu 2: các từ láy “điệp điệp, trùng trùng” tả đoàn quân đông đảo như trải dài vươn rộng trong khắp núi rừng Việt Bắc. Hoán dụ và nhân hóa: “ánh sao đầu súng mũ nan” -> tả thực vừa gợi ra một vẻ đẹp lí tưởng về đoàn quân kháng chiến.
  51. - Cặp câu 3: nói quá “bước chân nát đá ”, động từ đỏ đuốc -> sự điệp trùng, vô tận của các đoàn dân công tiếp tế, tải lương, làm việc không kể ngày đêm, sức mạnh bạt núi san rừng, khuất phục thiên nhiên.
  52. - Cặp câu 4: tả những đoàn xe vận tải: + Từ chỉ số nhiều "nghìn đêm", từ láy thăm thẳm -> với lòng quyết tâm, những đoàn xe vận tải vẫn vượt qua gian khó: đêm tối, đèo cao mây mù, sương dày để vận chuyển vũ khí lương thực tới tiền tuyến. + Phép đối, so sánh phóng đại "đèn pha bật sáng như ngày mai lên"-> khí thế sôi nổi, hào hùng và niềm vui sướng, tin tưởng vào tương lai tất thắng.
  53. + Hình ảnh bộ đội ta hành quân ra trận: "Quân đi mũ nan" . Từ láy "điệp điệp trùng trùng":
  54. + Hình ảnh ẩn dụ: "ánh sao đầu súng"
  55. + Cùng hành quân với bộ đội là những đoàn dân công phục vụ chiến đấu: "Dân công lửa bay"
  56. - 4 câu cuối: nhịp thơ nhanh, dồn dập, giọng thơ sôi nổi, điệp từ vui, liệt kê các địa danh: Tây Bắc, Điện Biên, -> khí thế chiến thắng dồn dập, tin vui như ở mọi miền Tổ quốc bay về. => Đoạn thơ mang âm hưởng sử thi. Cả dân tộc VN anh hùng, trường kì kháng chiến, dù gian khổ nhưng lập nên thắng lợi vẻ vang.
  57. c. Mười sáu câu thơ cuối: “Ai về ai có nhớ không Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.”
  58. - Liệt kê công việc (điều quân chiến dịch, phát động giao thông, giữ đê, phòng hạn, ) ca ngợi Đảng dù bận rộn nhưng vẫn chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân. - Phép đối ca ngợi Bác Hồ, Việt Bắc là niềm tin, ý chí của toàn dân tộc, đồng thời khẳng định Việt Bắc là quê hương cách mạng.
  59. Điều quân các khu ” 1950 - Bác ở chiến khu Việt Bắc
  60. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi, 2. Ý nghĩa văn bản: Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến./.