Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Sóng (Xuân Quỳnh)

pptx 18 trang thuongnguyen 118975
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Sóng (Xuân Quỳnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_doc_van_song_xuan_quynh.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Đọc văn: Sóng (Xuân Quỳnh)

  1. Tiếp sức
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả a) Vị trí - Thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ - Là nhà thơ nữ viết về tình yêu (1944 – 1988) hay nhất b) Phong cách thơ Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ giàu trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc bình dị, đời thường.
  3. I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm 1. Tác giả 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tácTrong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, Thái Bình (cuối năm 1967). - Xuất xứ: In trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968) - Đề tài: Tình yêu - Thể thơ: 5 chữ - Hình tượng thơ: sóng và em . Hai hình tượng quấn quýt, song hành, đan cài, cộng hưởng với nhau tạo nên vẻ độc đáo về cấu tứ trữ tình của bài thơ. - Bố cục: 3 phần + Phần I (khổ 1, 2): Sóng – đối tượng cảm nhận. + Phần II (5 khổ tiếp): Sóng – đối tượng thể hiện. + Phần III (2 khổ cuối): Sóng và khao khát tình yêu cao cả, bất tử.
  4. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN .
  5. 1) Sóng – đối tượng cảm nhận a. Khổ 1: * Đối lập “Dữ dội” > < “Lặng lẽ” - Tả thực: trạng thái của sóng biển, luôn xao động, nhiều trạng thái phức tạp, đối lập mà thống nhất. dữ dội – ồn ào - Biểu trưng: trạng thái tâm lí phức tạp của người con gái đang yêu. sóng cũng giống như em: không đứng yên. Quy luật của sóng cũng là quy luật tâm lí của người con gái đang yêu dịu êm – lặng lẽ
  6. Sông Bể Không gian nhỏ bé Không gian rộng lớn Không gian đối lập * Nhân hóa Sông không hiểu Sóng tìm => Sóng khao khát, tự khám phá, nhận thức chính mình, khao khát vươn tới cái lớn lao, cao cả. => Quan niệm tình yêu mới mẻ, táo bạo: người phụ nữ chủ động tìm kiếm hạnh phúc, tình yêu đích thực, bến đỗ đích thực.
  7. b, Khổ 2 Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế - Từ cảm thán: ôi – phát hiện - Trạng từ chỉ thời gian + ngày xưa: thời gian quá khứ + ngày sau: thời gian tương lai - Từ ngữ: “vẫn thế”: khẳng định bản chất, khát vọng muôn đời của sóng. Quy luật của sóng: Con sóng muôn đời vẫn vỗ vào bờ, vẫn xao động với nhiều trạng thái
  8. “ Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” - Tình yêu là khát khao cháy bỏng, bồi hồi trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. - Chân lí: khát vọng tình yêu là vĩnh viễn, luôn thường trực trong tâm hồn con người.
  9. 2) Sóng – đối tượng thể hiện * Băn khoăn, trăn trở Câu hỏi về quy luật tự - Từ nơi nào sóng lên? nhiên; Có thể lí giải - Gió bắt đầu từ đâu? - Khi nào ta yêu nhau? Quy luật tình cảm + Truy tìm nguyên nhân, ngọn nguồn tình yêu => Không tìm được + Em cũng không biết nữa Thú nhận sự bất lực Thú nhận tình yêu của «em» Xuân Quỳnh hỏi để bộc bạch lòng mình
  10. * Nỗi nhớ trong tình yêu : + Sóng nhớ bờ - Nghệ thuật nhân hóa - “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”: Nỗi nhớ tràn ngập trong không gian - “ngày đêm không ngủ được”: Nỗi nhớ khắc khoải suốt thời gian + Em nhớ anh – mơ còn thức - Nỗi nhớ đến tận cùng vượt ý thức đến vô thức => Nỗi nhớ da diết, nồng nàn, gợi lên một tình yêu sôi nổi, chủ động, mãnh liệt và rất chân thành.
  11. * Tình yêu thủy chung: - dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương nam Tác giả chọn cách nói ngược → Khẳng định: dù khó khăn,cách trở, ngang trái thì em cũng vẫn chỉ hướng về một phương duy nhất- phương anh. → Tình yêu thủy chung, son sắt.
  12. * Niềm tin trong tình yêu Sóng Bờ Quy luật không khác Chuyển động Đứng yên được của tự nhiên Mong muốn mãnh liệt trong Em Anh tình yêu – chủ động trong tình yêu Sự sáng tạo hình ảnh; mượn quy luật của tự nhiên để nói lên quy luật của tình cảm; thể hiện tình yêu hiện đại Tình yêu vừa truyền thống, vừa hiện đại
  13. 3) Sóng và khao khát tình yêu cao cả, bất tử “Cuộc đời” – “dài thế” “Năm tháng” – “đi qua” → Cảm thức về thời gian: Âu lo, phấp phỏng về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc → XQ âu lo nhưng không thất vọng mà luôn muốn được sống hết mình cho tình yêu. “Làm sao tan ra” → “trăm con sóng” → “ngàn năm còn vỗ”: khát khao mãnh liệt về tình yêu bất tử.
  14. III/ TỔNG KẾT 1)Nghệ thuật: - Kết cấu song trùng, tương ứng, hòa hợp giữa “em” và “sóng”. - Thể thơ năm chữ truyền thống, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng 2) Nội dung: Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và son sắt, thủy chung vượt lên mọi giới hạn đời thường.
  15. Luyện tập 1. Cảm nhận về bài thơ. 2. Bình một khổ thơ hoặc một hình ảnh thơ mà em yêu thích nhất trong bài. 3. Trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề nên hay không nên yêu ở tuổi học đường? Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà 1. Tác giả Nguyễn Tuân 2. Các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài của tùy bút Người lái đò sông Đà