Bài giảng Ngữ văn 6 - Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

pptx 11 trang minh70 8130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_6_phan_biet_an_du_va_hoan_du.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ

  1. I. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ * Ẩn dụ: là gọi tên sự * Hoán dụ: là gọi tên sự vật hiện tượng này vật, hiện tượng bằng bằng tên của sự vật, tên của một sự vật, hiện tượng khác có hiện tượng khác có nét tương đồng với nó quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi nhằm tăng sức gợi hình, hình, gợi cảm cho sự gợi cảm trong diễn đạt. diễn đạt. Ví dụ: Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đốt lửa cho anh nằm (Ca dao) (Minh Huệ)
  2. Ví dụ 1: Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm (Minh Huệ) Người Cha ở đây là ẩn dụ cho hình ảnh Bác Hồ, Bác chăm lo cho từng bữa ăn giấc ngủ của các chiến sĩ như người cha chăm sóc những đứa con thân yêu Ví dụ 2: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Một cây là hóa dụ cho sự đơn lẻ, số ít; ba cây - số lượng nhiều, nói đến sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
  3. PHÂN BIỆT ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
  4. PHÂN BIỆT ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ a. Giống nhau - Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác. - Cùng dựa trên quy luật liên tưởng. =>Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc b. Khác nhau: Cơ sở liên tưởng khác nhau: - Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. - Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề.
  5. BÀI TẬP VỀ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ Bài 1: Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau: a. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai (Ca dao) b. Bàn tay ta làm lên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông) c. Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời (Nguyễn Du) d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào? (Nguyễn Bính) Bài 2 : “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (1) Có thể thay bằng : “Chàng ơi có nhớ thiếp chăng Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng” (2) Được không ? Vì sao ? Bài 3: Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau: Em tưởng giếng sâu Em nối sợi gàu dài Ai ngờ giếng cạn Em tiếc hoài sợi dây” (Ca dao)