Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 38: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 38: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_tiet_38_thay_boi_xem_voi_truyen_ngu_ngon.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Tiết 38: Thầy bói xem voi (truyện ngụ ngôn)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TÂY HÒA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH Kính chào quý thầy- cô Giáo viên: Nguyễn Thị Mỹ Dung Môn dạy: Ngữ văn Lớp: 6
- Kiểm tra bài cũ Kể tóm tắt và nêu bài học rút ra từ truyện“ Ếch ngồi đáy giếng”?
- Tiết 38 Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) I.Tìm hiểu chung
- Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Đoạn năm thầy ngồi bàn tán với nhau. Thầy sờ vòi bảo: - Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo: - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo: - Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi: - Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói: - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
- - Thầy bói: người làm nghề chuyên đoán những việ lành, dữ cho người ta ( theo mê tín).Thày bói thường là người mù.
- Tiết 38 Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) II.Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc, kể 2. Bố cục: 3 đoạn
- 3. Phân tích a. Các thầy bói xem voi *Hoàn cảnh: + Bị mù + Chưa biết gì về hình thù con voi. +Ế hàng, ngồi tán gẫu, có voi đi qua.
- Tiết 38: Văn bản THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) * Cách xem voi - Mỗi người xem một bộ phận của con voi. -Dùng tay để sờ (xem)
- * Cách phán về voi: + Nghệ thuật: Dùng từ láy tượng hình, so sánh, liệt kê, miêu tả. -> Nhấn mạnh đặc điểm con voi và làm cho câu chuyện thêm sinh động
- Tiết 38: Văn bản THẦY BÓI XEM VOI (Truyện ngụ ngôn) * Thái độ của năm ông thầy bói Phản bác ý kiến của người khác và khẳng định ý kiến của mình là đúng => Nhấn mạnh thái độ chủ quan, bảo thủ của các thầy bói.
- *Nguyên nhân + Do mắt không nhìn được +Do nhận thức về một bộ phận lại đưa ra kết luận toàn bộ c.Hậu quả của việc xem và phán về voi “Cả năm thầy không ai chịu ai thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.” =>Tô đậm cái sai lầm vì lí sự, thái độ bảo thủ của các thầy bói.
- Truyện “ Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì? * B i h c à ọ - Muốn kết luận đúng sự vật, phải xem xét một cách toàn diện. - Phải tìm hiểu sự vật bằng phương thức tiếp cận thích hợp. - Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác. -Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức. -> Muốn hiểu một sự vật phải xem nó một cách toàn diện
- III. TỔNG KẾT a. Nghệ thuật : - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên sâu sắc. - Dựng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo - Lặp lại các sự việc. - Điệp ngữ, phép so sánh, nói quá b. Nội dung: - Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta : muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. - Thành ngữ “Thầy bói xem voi”
- 3. Ý nghĩa văn bản -Cách nhìn nhận đánh giá sự vật cần dựa trên toàn thể. Các bộ phận làm nên toàn thể, chứ toàn thể không làm nên bộ phận. - Là lời nhắc nhở bổ ích và thiết thực đối với con người trong cuộc sống hiện tại: Muốn xem xét, hiểu biết sự vật, sự việc, con người, phải xem xét toàn diện.
- IV. LUYỆN TẬP Ví dụ về những trường hợp nhận định, đánh giá sự vật và con người 1 cách sai lầm theo kiểu thầy bói xem voi: Một lần bạn An không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu. Nhìn bề ngoài để đánh giá tính cách của một con người.
- Tiết học kết thúc Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh