Bài giảng Ngữ văn 6 - Vượt thác
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 6 - Vượt thác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_6_vuot_thac.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 6 - Vượt thác
- Môn Ngữ Văn 6 Bài giảng Vượt Thác
- • Văn bản: Vượt thác A. GIỚI THIỆU CHUNG: (Võ Quảng) 1. Tác giả: - Võ Quảng (1920-2007) tại Đại Hòn - Đại Lộc - Quảng Nam. - Ông là nhà văn viết nhiều cho thiếu nhi như “Quê nội”(1974), “Tảng sáng”(1976) ngoài ra ông còn sáng tác thơ, kịch bản phim truyền hình và dịch truyện nước ngoài. 2. Tác phẩm: - Văn bản “Vượt thác” được trích từ chương XI tập truyện “Quê nội” (1974). - “Quê nội” viết về cuộc sống ở làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước) những ngày đầu CMT8.
- VƯỢT THÁC Võ Quảng Gió nồm vừa thổi,dượng Hương nhổ sào, cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bải dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây,dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm.càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến phường Rạnh.Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước. Đến phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào,lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của Dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hoà Phước.
- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò. Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước. (Võ Quảng,Quê nội,NXB Kim Đồng,Hà Nội,1974)
- Văn bản: Vượt thác (Võ Quảng) B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Hiệp sĩ : 1. Đoc- tóm tắt Cù Lao: Chảy đứt đuôi rắn: * Chú thích: SGK Nhanh như cắt: * Phương thức biểu đạt: Tự sự,có đan xen yếu tố tả cảnh thiên nhiên,tả hoạt động con Phần1: Từ “ Gió nồm vượt nhiều người. thác nước” (Cảnh trước khi thuyền vượt thác). * Vị trí miêu tả: Từ con thuyền tác giả đồng hành cùng cuộc vượt thác nên đã Phần 2: Từ “đến phường quan sát được cảnh trực tiếp,người trên Rạnh .Thác Cổ Cò” (Cuộc vượt thuyền,dòng thác dữ nên có những rung thác). động rất cụ thể và chia sẻ với người vượt thác. Phần 3: Còn lại (Cảnh vật sau cuộc vượt thác). * Người miêu tả: Tác giả ? Theo em ai là người miêu tả? Vị trí 2. Bố cục: 3 phần miêu tả? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
- Văn bản: VƯỢT THÁC (Võ Quảng) 3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 3.1. Bức tranh thiên nhiên * Vùng đồng bằng: -Bãi dâu trải ra bạt ngàn -Thuyền chất đầy cau tươi xuôi chầm chậm -Dọc sông: những chòm cổ thụ Cảnh vật êm đềm thơ mộng và trù phú ??CảnhEm cóquannhận thiênxét nhiêngì về haicảnh bênthiên bờ dòng sôngnhiên Thusông Bồn vùngThu đồngBồn bằngvùng cóđồng gì đẹp? bằng ?
- Văn bản: Vượt thác ? Em có nhận xét gì về dòng sông vùng có (Võ Quảng) thác? 3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: ? Cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ dòng sông Thu Bồn vùng có thác có gì khác với 3.1. Bức tranh thiên nhiên vùng đồng bằng? * Vùng đồng bằng: - Cảnh vật êm đềm thơ mộng và trù phú. * Vùng có thác: - Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt - Nước từ trên cao phóng xuống . - Nước văng bọt tứ tung . Dòng sông vùng có thác trở nên dữ dội và đầy hiểm trở.
- Văn bản: Vượt thác (Võ Quảng) 3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: 3.1. Bức tranh thiên nhiên * Vùng đồng bằng: - Cảnh vật êm đềm thơ mộng và trù phú * Vùng có thác: - Dòng sông vùng có thác trở nên dữ dội và đầy hiểm trở * Sau vùng có thác: - Dòng sông chảy quanh co Dọc sườn núi cây to mọc . Đồng ruộng lại mở ra. Dòng sông lại trở lại Vùng đất sau cuộc vượt thác có gì đặc ? hiền hoà,cảnh vật hùng biệt? vĩ
- Văn bản: Vượt thác (Võ Quảng) ?TBứcác giảtranh đã miêuthiên tả theonhiên trìnhsông tự cóThu hợpBồn lí 3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: hiệnkhông?trìnhlên như tựthế đónào là gìqua? ngòi bút của tác 3.1.Bức tranh thiên nhiên giả? * Vùng đồng bằng: - Cảnh vật êm đềm thơ mộng và trù - HợpBức lí,táctranh giả,(conthiên thuyền)nhiên đa đi đếndạng đâuvà quan phú sát,miêuphong phú tả đến: vừa đó.êm đềm thơ mộng lại * Vùng có thác: vừa hùng vĩ,hiểm trở. -Dòng sông vùng có thác trở nên dữ dội và đầy hiểm trở ? Nét đặc sắc trong miêu tả của tác giả thể * Sau vùng có thác: hiện ở những biện pháp nghệ thuật nào? - Dòng sông lại trở lại hiền hoà,cảnh vật hùng vĩ - Hình ảnh so sánh và nhân hoá làm cho Việc miêu tả hợp lí kết hợp với những sự vật cụ thể sinh động hơn. biện pháp nghệ thuật đặc sắc tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đa dạng phong phú: Vừa thơ mộng êm đềm lại vừa hùng vĩ, hiểm trở.
- Văn bản: Vượt thác ? Hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả (Võ Quảng) với nét ngoại hình và hành động như thế nào? 3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: ?Hình ảnh dòng sông được tả như thế nào? 3.1. Bức tranh thiên nhiên - Dòng sông như dựng đứng lên. Nước - Đánhkhôngtrần,chảynhưmạnh,một chảypho tượngxiết màđồngtừ trênđúc, các 3.2. Hình ảnh Dượng Hương Thư trong bắpcaothịtphóngcuồn xuốngcuộn, hàmhết sứcrăngnhanhcắn chặt,và mạnhquai hàm cuộc vượt thác: bạnhnhưra,chặtcặp đứtmắt nảydònglửasông,. chảy đứt đuôi - Ngoại hình: Nét ngoại hình gân rắn. - Co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì guốc,chắc khoẻ,vững chãi chặt lên đầu sào,thảĐây sào,rútlà cảnhsào thácnhanh dữ khónhư cắt. - Hành động: Nhanh,mạnh,dứt khoát. ? Ở đoạn cuốivượt,nguytác giả hiểmkhông tả Dượng Làm cho Dượng Hương ?HươngNghệ thuậtThư màso sánhtả chúdượngHai, tảHươngnhư vậyThưcó tác dụng gì? Thư nổi bật lên với vẻ đẹp lúc vượt thác với lúc ở nhà có tác dụng gì? khoẻ khoắn,dũng mãnh ? Em có nhận xét gì về ngoại hình và hành can trường của người chỉ động của Dượng Hương Thư? huy con thuyền. - Nghệ thuật đòn bẩy tả nhận vật phụ làm nổi bật nhân vật chính.
- Văn bản: Vượt thác (Võ Quảng) ? Trong cuộc vượt thác,bên cạnh khắc hoạ 3. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: hình ảnh của Dượng Hương Thư, tác giả còn 3.1. Bức tranh thiên nhiên miêu tả hình ảnh gì? 3.2. Hình ảnh Dượng Hương Thư trong - Hình ảnh con thuyền: cuộc vượt thác: - Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, -Nét ngoại hình: Gân guốc, chắc quay đầu chạy về lại Hoà Phước Thuyền khoẻ, vững chắc. lại cố lấn lên . -Hành động: Nhanh, mạnh, dứt ? Từ Hình ảnh con thuyền cố lấn lên vượt khoát.Dượng Hương Thư nổi bật lên thác gợi cho em những suy nghĩ gì về những với vẻ đẹp khoẻ khoắn,dũng con người nơi đây? mãnh can trường của người - Thiên nhiên hung dữ, ghê gớm đến bao chỉ huy con thuyền. nhiêu, con người ở đây với sức mạnh của ý chí và lòng quả cảm vẫn có thể chống chọi và chiến thắng.
- Văn bản: Vượt thác (Võ Quảng) ? Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp 4. TỔNG KẾT: nghệ thuật gì để tả cảnh, tả người? a. Nghệ thuật: - Kết hợp miêu tả thiên nhiên với hoạt động của con người. - Phép nhân hoá, phép so sánh. ? Qua bài văn em cảm nhận được gì về cảnh b. Nội dung: thiên nhiên và hình ảnh con người lao động - Đoạn văn miêu tả dòng sông Thu được miêu tả trong bài? Bồn và quang cảnh hai bên bờ cùng với cuộc vượt thác của con thuyền làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh của thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
- BÀI TẬP Ở NHÀ - Học thuộc lòng đoạn thơ Thác trong mục đọc thêm. - Cho biết cảnh trong SGK là cảnh nào? Nếu vẽ minh hoạ cho văn bản này, em vẽ như thế nào?(vẽ minh hoạ). - Đọc một cảnh xuôi thác trong "Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân(sgk Văn 12 tập 1). - Soạn bài “Buổi học cuối cùng”.