Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

pptx 14 trang minh70 5500
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_bai_24_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh_cau.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

  1. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI MÔN VĂN 7 NGỮ VĂN 7 1
  2. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Câu 1: Câu bị động là gì? Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). Câu 2: Trong những câu sau, câu nào là câu bị động? a) Tớ vừa chữa cái xe này xong. b) Xe này chữa được rồi. c) Xe này vừa chữa xong. Đáp án: câu b) và c) là câu bị động. Câu 3: Trong những câu sau, câu nào không phải là câu bị động? a) Nam được đi đá bóng. b) Nó bị ngã. c) Nó bị đẩy ngã. Đáp án: câu a) và c) không phải là câu bị động.
  3. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 1. Xét ví dụ • Ví dụ 1: Hai câu sau có gì giống và khác nhau? a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. - Đáp án: Giống: - đều là câu bị động. - cùng nội dung miêu tả. - cùng vắng mặt chủ thể của hành động. Khác: Câu a Câu b Câu có dùng từ “được” Câu không dùng từ “được”
  4. • Ví dụ 2: Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao? a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. b)Tay em bị đau. Đáp án: Những câu trên không phải câu bị động. Vì chủ ngữ không chỉ đối tượng của hành động và không có câu chủ động tương ứng.
  5. 2. Kết luận - Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Cách 1: chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị” hay “được” vào sau từ (cụm từ) ấy. + Cách 2: chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. - Không phải câu nào cũng có từ bị, được cũng là câu bị động.
  6. Câu hỏi 1: Cho hai câu sau: a) Ngôi nhà này được các công nhân lành nghề xây dựng vào năm 1982. b) Vào năm 1982, các công nhân lành nghề xây dựng ngôi nhà này. Chọn câu thích hợp để điền vào chỗ trống: (1) Chúng tôi rất tự hào vì được sinh sống trong ngôi nhà này (2) Từ đó đến nay, nó vẫn chưa phải qua một lần sửa chữa nào. Đáp án: (1) Chúng tôi rất tự hào vì được sinh sống trong ngôi nhà này. Ngôi nhà này được các công nhân lành nghề xây dựng vào năm 1982. (2) Vào năm 1982, các công nhân lành nghề xây dựng ngôi nhà này. Từ đó đến nay, nó vẫn chưa phải qua một lần sửa chữa nào.
  7. Câu hỏi:hỏi 2: chuyển Chuyển đổi đổi câu câu chủ chủ động động thành thành câucâu bịbị động tươngtương ứng ứng theo theo các các kiểu kiểu khác khác nhau. nhau. a) Người tata phảnphản đối đối ý ý kiến kiến của của chúng chúng tôi. tôi. → > ÝÝ kiếnkiến củacủa chúng chúng tôi tôi bị bị người người ta ta phản phản đối. đối. → > ÝÝ kiếnkiến củacủa chúng chúng tôi tôi bị bị phản phản đối. đối b) Các kiếnkiến trúctrúc sưsư xây xây dựng dựng ngôi ngôi nhà nhà này này trong trong 7 7 năm. năm. > Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng → Ngôi nhà này được các kiến trúc sư xây dựng trong 7 năm. trong> Ngôi 7 năm. nhà này được xây dựng trong 7 năm. → Ngôi nhà này được xây dựng trong 7 năm.
  8. Câu hỏi 3: Khi chuyển những câu sau thành câu bị động, thường thêm "bị" hay “được" a) Nhà nước tặng ông nhiều huân chương. b) Chúng em rất kính trọng cô giáo chủ nhiệm lớp. c) Cô giáo phê bình bạn Nam. d) Công an phạt người vi phạm luật lệ giao thông. Đáp án: Thêm "được" vào câu bị động, khi sự việc trong câu được đánh giá là tốt, tích cực, may mắn; thêm "bị", khi sự việc trong câu được đánh giá là xấu, tiêu cực, không may mắn. Theo đó, các câu a), b) khi được chuyển đổi thành câu bị động thường thêm "được", còn các câu c), d) khi được chuyển đổi thành câu bị động thường thêm "bị".
  9. Câu hỏi 4: Trong các câu có từ "được" sau đây, câu nào là câu bị động? a) Cha mẹ tôi sinh "được" 2 người con. b) Gia đình tôi chuyển về Hà Nội "được" mười năm rồi. c) Bạn ấy "được" mười điểm. d) Mỗi lần được điểm cao, tôi lại "được" ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới. Đáp án: câu d) là câu bị động
  10. Câu hỏi 5: Trong các câu có từ "bị" sau, câu nào không là câu bị động? a) Ông tôi "bị" đau chân. b) Tên cướp đã "bị" cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử. c) Khu vườn "bị" cơn bão làm cho tan hoang. d) Môi trường đang ngày càng "bị" con người làm cho ô nhiễm hơn. Đáp án: câu a) không là câu bị động.
  11. Câu hỏi 6: Có thể thay câu bị động được in đậm dưới đây bằng câu chủ động tương đương không ? Tại sao ? Trong đợt thi học sinh giỏi vừa qua, bạn Nam đoạt giải nhất về môn Toán. Bạn Nam được thành phố khen. Song, không vì thế mà bạn Nam trở nên kiêu căng, bạn vẫn khiêm tốn và tận tình giúp đỡ chúng tôi học tập. Đáp án: Trong đoạn văn đã cho, các câu (1) và (3) đều có đối tượng được nói đến là bạn Nam. Nếu câu (2) thay thành câu chủ động (Thành phố khen bạn Nam), có đối tượng được nói đến là thành phố sẽ làm cho đoạn văn mất tính liên kết.
  12. Câu hỏi 7: Những câu sau đây có thể chuyển sang câu bị động được không ? Qua những trường hợp này, bạn có nhận xét gì về việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? -Tôi giống anh trai tôi như hai giọt nước. -Tôi vừa thấy nó hôm qua trên đường đi học. Đáp án: Những câu trong câu hỏi này đều không thể chuyển sang câu bị động và dùng một cách tự nhiên, tức không thể nói: -Anh trai tôi được/bị tôi giống như hai giọt nước. -Nó vừa được/bị tôi thấy hôm qua trên đường đi học. Nhận xét rút ra là: Không phải câu nào cũng có thể chuyển đổi sang câu bị động và được dùng một cách tự nhiên.
  13. CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE DỒI DÀO CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC THẬT GIỎI Mail: enntee1996@gmail.com