Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập câu rút gọn
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập câu rút gọn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_7_on_tap_cau_rut_gon.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Ôn tập câu rút gọn
- ÔN TẬP CÂU RÚT GỌN
- 1. Thế nào là câu rút gọn ? A. Là câu lược bỏ đi các thành phần phụ B. Là câu lược bỏ đi một số thành phần chính C. Là câu có đủ thành phần chính D. Là câu không cấu tạo theo mô hình C-V 2. Mục đích của việc rút gọn câu là: A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh. B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước. C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. D. Cả 3 ý trên
- 3. Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? A. Không làm người nghe, người đọc hiểu sai nội dung câu nói B. Không làm người nghe, người đọc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói C. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã D. Cả 3 ý trên 4. Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau: A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ 5. Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Trong ta thường gặp nhiều câu rút gọn. A. văn xuôi B. truyện cổ dân gian C. truyện ngắn D. Truyện cười, tục ngữ, văn vần ( thơ, ca dao)
- 6. Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ? A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất. C. Mình đọc sách là nhiều nhất. D. Đọc sách. 7. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành. C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
- Ghi nhớ: * Khi nói (viết), có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. * Việc rút gọn câu nhằm mục đích: + Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ. + Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). • Khi rút gọn câu cần chú ý: + Không làm cho người đọc (người nghe) hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. + Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã.
- Một số lưu ý: ✓ Đối với câu rút gọn, căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể, bao giờ cũng có thể nhận biết và khôi phục lại được thành phần câu bị rút gọn. ✓ Cần phân biệt thao tác rút gọn câu với việc viết những câu sai do không nắm được quy tắc viết câu thông thường.
- Luyện tập Câu 1: Câu văn “ Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? Em hãy khôi phục lại thành phần đó. Nêu tác dụng của việc rút gọn câu ấy? Đáp án: - Câu văn trên rút gọn thành phần chủ ngữ - Khôi phục lại như sau: “Chúng ta cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn” - Tác dụng: Câu nói ngắn gọn, có tác dụng chỉ chung mọi người
- Câu 2: Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết những câu đó gọn thành phần nào? Hãy khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ. " Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt."
- Đáp án Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. =) Các câu rút gọn trên đều lược bớt thành phần chủ ngữ “Tôi” trong câu đứng trước để tránh lặp từ ngữ và nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật “tôi”
- Câu 3: Hãy xác định câu rút gọn có trong đoạn trích sau và khôi phục lại thành phần được rút gọn trong câu tìm được. Con cá trả lời: – Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng. (Ông lão đánh cá và con cá vàng – A.Pu-skin)
- Đáp án: Xác định câu rút gọn và khôi phục thành phần được rút gọn: - “Thôi đừng lo lắng.”→ Thôi ông lão đừng lo lắng. (chủ ngữ) - “Cứ về đi.” → Ông lão cứ về đi. (chủ ngữ)
- Câu 4: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên? Nêu tên thành phần được rút gọn? Khôi phục thành phần bị rút gọn? “ Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”
- - Câu rút gọn là: + Có khi được bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Nêu đúng thành phần rút gọn: chủ ngữ. - Khôi phục thành phần rút gọn + Tinh thần yêu nước ấy có khi được bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng tinh thần yêu nước ấy cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là chúng ta phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Câu 5: Tìm câu rút gọn trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng. Quê hương tôi thật đẹp. Có con sông trong vắt. Có những cách đồng thẳng cánh cò bay. Có tiếng sáo diều vi vu mỗi buổi trưa hè. Ai xa quê mà chẳng nhớ những vẻ đẹp ấy.
- Đáp án: Quê hương tôi thật đẹp. Có con sông trong vắt. Có những cách đồng thẳng cách cò bay. Có tiếng sáo diều vi vu mỗi buổi trưa hè. Ai xa quê mà chẳng nhớ những vẻ đẹp ấy. Câu rút gọn: - Có con sông trong vắt - Có những cách đồng thẳng cách cò bay - Có tiếng sáo diều vi vu mỗi buổi trưa hè
- VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC. TRONG ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG CÂU RÚT GỌN. CHỈ RÕ VÀ KHÔI PHỤC LẠI PHẦN BỊ RÚT GỌN.
- Gợi ý - Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn, không sai chính tả. - Nội dung: Học sinh trình bày ý kiến của mình nhưng phải đảm bảo các nội dung sau: + Phương pháp tự học là như thế nào? + Phương pháp tự học có vai trò gì? + Phương pháp tự học được thực hiện như thế nào? + Liên hệ thế hệ trẻ, liên hệ bản thân
- Hướng dẫn tự học •Ghi nhớ nội dung bài học để nắm chắc: Thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn câu? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? •Luyện thêm các bài tập về câu rút gọn •Hoàn thiện bài tập viết đoạn văn sử dụng câu rút gọn