Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

ppt 16 trang minh70 5300
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_45_canh_khuya_ram_thang_gieng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

  1. Kiểm tra bài cũ Đọc hai câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: “ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương ” Câu 1: Hai câu thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? => “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” – Lý Bạch. Câu 2: Chỉ ra các động từ được sử dụng trong hai câu trên và cho biết tác dụng của chúng? => Có 4 động từ: ngẩng ( cử)-> Nhìn (vọng)-> cúi(đê)-> nhớ (tư): khắc họa sự chuyển đổi tư thế và tâm trạng của nhân vật trữ tình. Câu 3: Theo em ánh trăng đóng vai trò gì trong bài thơ? => Là tác nhân khơi gợi nỗi nhớ, tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình.
  2. Khởi động Chiến dịch thu đông Việt Bắc Kháng chiến chống Chủ tịch Hồ 1947-1948 Pháp Chí Minh Đầu não kháng chiến
  3. Tiết 45: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh
  4. Tiết 45: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. I. Đọc – hiểu chú thích. 1. Đọc: 2. Chú thích: a) Tác giả: - Hồ Chí Minh(1890-1969): danh nhân văn hóa thế giới, anh dùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. - Người được coi là “ bậc đại nhân, đại chí, đại dũng” ( Viên Ưng). - Thơ văn chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Người và được Người sử dụng như một vũ khí cách mạng. b) Tác phẩm: - Hoàn cảnh ra đời: được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1946-1954).
  5. Tiết 45: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng I. Đọc – hiểu chú thích. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tìm hiểu khái quát: - Thể thơ: + Cảnh khuya: Thất ngôn tứ tuyệt. + Rằm tháng giêng: -> Nguyên tác: thất ngôn tứ tuyệt. -> Bản dịch: lục bát. - Chủ đề: + Vẻ đẹp đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc. + Vẻ đẹp tâm hồn Bác. - PTBĐ: Biếu cảm kết hợp với yếu tố miêu tả. - Bố cục: 2 phần + Hai câu đầu: + Hai câu cuối:
  6. Tiết 45: Cảnh khuya, rằm tháng giêng I. Đọc – hiểu chú thích. Cảnh khuya II. Đọc – hiểu văn bản. Tiếng suối trong như tiếng hát xa 1. Tìm hiểu khái quát. 2. Tìm hiểu chi tiết: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa 2.1: Văn bản: Cảnh khuya. a) Hai câu đầu: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Nghệ thuật: + So sánh: Tiếng suối với tiếng hát. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. -> Làm tiếng suối trở nên trong trẻo, gần gũi, ấm áp, đầy sức sống. 1947 + Điệp từ: Lồng Hồ Chí Minh -> Cảnh vật thiên nhiên lá, hoa, trăng quấn quýt, hòa quyện với nhau. Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc thơ mộng, lung linh, huyền ảo tràn ngập ánh trăng. Tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
  7. Tiết 45: Cảnh khuya, rằm tháng giêng I. Đọc – hiểu chú thích. Cảnh khuya II. Đọc – hiểu văn bản. Tiếng suối trong như tiếng hát xa 1. Tìm hiểu khái quát. 2. Tìm hiểu chi tiết: 2.1: Văn bản: Cảnh khuya. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa a) Hai câu đầu: b) Hai câu cuối: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Nghệ thuật: + So sánh: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. + Điệp từ: Chưa ngủ =>Nhấn mạnh tâm trạng lo nước 1947 thương dân của Bác. Hồ Chí Minh * Vẻ đẹp tâm hồn Bác: - Yêu thiên nhiên tha thiết-> tâm hồn thi sĩ. - Yêu đất nước, suốt đời lo cho vận Tâm hồn thi sĩ hòa hợp mệnh của dân tộc đến quên ăn với tinh thần chiến sĩ quên ngủ->tấm lòng vĩ đại của lãnh tụ.
  8. Tiết 45: Cảnh khuya, rằm tháng giêng I. Đọc – hiểu chú thích. Rằm tháng giêng II. Đọc – hiểu văn bản. Phiên âm: 1. Tìm hiểu khái quát. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên 2. Tìm hiểu chi tiết: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên; 2.1: Văn bản: Cảnh khuya. Yên ba thâm xứ đàm quân sự 2.2. Văn bản: Rằm tháng giêng Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. a) Hai câu đầu: 1948 - Nghệ thuật: Hồ Chí Minh + Từ láy: lồng lộng. Dich nghĩa: + Điệp từ xuân. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc * Hồ Chí Minh đã mượn một ý thơ cổ tròn nhất. của Trung Quốc: thu thủy cộng Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân; thiên trường nhất sắc” để sáng tạo nên câu thơ thứ 2. Bản dịch Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân thơ đã làm mất đi một chữ xuân Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. nên ý thơ bị giảm sút. Dịch thơ: Rằm xuân lồng lộng trăng soi Không gian cao rộng, bát ngát, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân tràn đầy ánh sáng, tràn đầy sắc Giữa dòng bàn bạc việc quân xuân, hơi thở, sức sống của mùa xuân. Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. - Xuân Thủy dịch
  9. Tiết 45: Cảnh khuya, rằm tháng giêng I. Đọc – hiểu chú thích. II. Đọc – hiểu văn bản. Rằm tháng giêng 1. Tìm hiểu khái quát. Phiên âm: 2. Tìm hiểu chi tiết: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên 2.2. Văn bản: Rằm tháng giêng Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên; a) Hai câu đầu: Yên ba thâm xứ đàm quân sự Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. b) Hai câu cuối: 1948 - Không gian: giữa dòng sông đầy Hồ Chí Minh trăng. Dich nghĩa: - Thời gian: đêm khuya. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất. - Hoạt động của con người: bàn việc Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân; quân. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân Phong thái ung dung, tinh thần Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. lạc quan cách mạng của chủ Dịch thơ: tịch Hồ Chí Minh. Rằm xuân lồng lộng trăng soi * Bài thơ mượn nhiều ý thơ cổ Trung Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Quốc ( Yên ba giang thượng Giữa dòng bàn bạc việc quân sử nhân sầu, Dạ bán quy lai Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. khách mãn thuyễn) nhưng - Xuân Thủy dịch vẫn mang màu sắc hiện đại chính vì tinh thần cách mạng và không khí thời đại được phản ánh trong 2 câu thơ cuối này.
  10. 1070408020506030901234567890 So sánh hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng, chỉ ra những nét chung và nét riêng của hai bài Nhóm 1: Điểm chung Nhóm 2: Điểm riêng ở mỗi bài - Đều được sáng tác ở Việt Bắc - Bài Cảnh khuya viết bằng tiếng Việt những năm đầu chống Pháp - Bài Rằm tháng giêng viết bằng tiếng Hán - Cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng - Đều làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt + Bài Cảnh khuya: Cảnh trăng rừng lồng - Đều miêu tả cảnh trăng ở chiến vào vòm cây hoa lá nhiều tầng, nhiều khu Việt Bắc đường nét. Nhà thơ một mình ngắm trăng - Đều bộc lộ tâm hồn yêu thiên + Bài Rằm tháng giêng: Trăng trên sông nhiên, lòng yêu nước, phong thái nước, không gian bát ngát, tràn đầy sắc ung dung, tự tại, sự kết hợp giữa xuân. Nhà thơ cùng đồng chí của mình bàn tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác việc quân
  11. III. Ghi nhớ 1. Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật cùng với nghệ thuật tiểu đối và những hình ảnh thơ cổ mang lại màu sắc cổ điển cho hai văn bản. - Nghệ thuật so sánh, sử dụng điệp từ kết hợp với ngôn ngữ giản dị. 2. Nội dung: - Vẻ đẹp của đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc thơ mộng, huyền ảo, đầy sức sống. - Vẻ đẹp tâm hồn Bác: tha thiết yêu thiên nhiên, tha thiết với đất nước; tinh thần lạc quan cách mạng sáng ngời. 3. Ý nghĩa: - Hai văn bản cho thấy vẻ đẹp của quê hương, xứ sở, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
  12. Luyện tập • Bài 2/ SGK/ 143: Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ về trăng hoặc cảnh thiên nhiên. a) Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. ( Hồ Chí Minh) b) Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày Khách đến thì mời ngô nếp nướng Săn về thường chén thịt rừng quay. Non xanh nước biếc tha hồ dạo Rượu ngọt chè tươi mặc sức say Kháng chiến thành công ta trở lại Trăng xưa hạc cũ với xuân này. ( Cảnh rừng Việt Bắc, Hồ Chí Minh).
  13. Củng cố 1. Hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng” có những điểm gì giống nhau? A. Được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng biện pháp điệp, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị. B. Miêu tả cảnh trăng trên chiến khu Việt Bắc và thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu nặng của Bác. C. Chỉ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác. D. Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, sử dụng thủ pháp điệp, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc và nói lên tấm lòng yêu thiên nhiên yêu đất nước của Bác. E. Đều thể hiện tình yêu con người, yêu đất nước của Bác. 2. Hai bài thơ trên được ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. B. Những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. Những ngày đầu giải phóng đất nước. D. Khi đất nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc. E. Khi đất nước tiến hành đổi mới.
  14. CÂU HỎI MỞ RỘNG “ Nhật kí trong tù” là tập thơ nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tập thơ có rất nhiều bài thơ thể hiện chủ đề về trăng, về thiên nhiên. Em hãy tìm đọc và ghi lại sau đó thử so sánh với hai văn bản “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng” vừa học?
  15. Hướng dẫn học bài Bài cũ: - Học thuộc hai văn bản. - Nắm được hoàn cảnh ra đời của văn bản. - Ghi nhớ đặc sắc về nghệ thuật. - Nắm được vẻ đẹp về thiên nhiên và tâm hồn Bác. - Hoàn thành bài tập trong VBT. Bài mới: Chuẩn bị kiểm tra tiếng Việt: - Ôn tập kiến thức tiếng Việt học từ đầu năm, chú ý phần đại từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa và từ đồng âm. - Ôn luyện kĩ năng đặt câu, viết đoạn.