Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 87: Thêm trạng ngữ cho câu - Trường THCS Cẩm Ninh

ppt 17 trang minh70 6140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 87: Thêm trạng ngữ cho câu - Trường THCS Cẩm Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_87_them_trang_ngu_cho_cau_truong_th.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 7 - Tiết 87: Thêm trạng ngữ cho câu - Trường THCS Cẩm Ninh

  1. Môn: Ngữ văn 7 Giáo viên: Vũ Thị Thanh Nhàn Trường THCS Cẩm Ninh
  2. KHỞI ĐỘNG - Khi nào anh đi Hà Nội? - Ngày mai. => Câu lược bỏ CN và VN “Ngày mai” là thành trạng ngữ
  3. TIẾT 87: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
  4. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ: 1.Về ý nghĩa Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung: - Thời gian diễn ra sự việc, sự kiện. - Nơi chốn diễn ra sự việc, sự kiện. - Nguyên nhân diễn ra sự việc, sự kiện. - Mục đích diễn ra sự việc, sự kiện. - Cách thức diễn ra sự việc, sự kiện. - Phương thức tiến hành sự việc, sự kiện.
  5. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ: VD1. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới) VD2.Các trạng ngữ vừa tìm bổ sung cho câu những nội dung: - Dưới bóng tre xanh:Trạng ngữ chỉ nơi chốn -đã từ lâu đời;đời đời, kiếp kiếp; từ nghìn đời nay: Trạng ngữ chỉ thời gian.
  6. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ: 1. Về ý nghĩa Ngoài ra, trạng ngữ còn bổ sung cho câu các nội dung như: Nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức. VD: - Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều mảnh nhỏ. ->Chỉ nguyên nhân - Để làm tròn nhiệm vụ, các chiến sĩ nghệ thuật cần có lập trường vững, tư tưởng đúng.-> Chỉ mục đích - Bằng chiếc đũa cả, bà cụ lấy kẹo thật khéo! ->Chỉ phương tiện. - Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà. -> Chỉ cách thức
  7. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ: 2. Về hình thức. VD 3. Có thể đặt trạng ngữ ở đầu câu, giữa câu và cuối câu.VD: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. => Đầu câu → Người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời.=> Cuối câu → Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. => Giữa câu
  8. Ghi nhớ 1 : - Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. + Giữa trạng ngữ với nòng cốt câu thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
  9. II. CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ: 1.Ví dụ: SGK/ 41 a.Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng( ). Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng. Trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. b.Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
  10. II. CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ: VD 1 : + Thường thường, vào khoảng đó => Thời gian + Sáng dậy => Thời gian + Trên giàn thiên lí => Chỉ địa điểm + Chỉ độ tám chín giờ => Chỉ thời gian + Trên nền trời xanh trong => Chỉ địa điểm VD 2: + Về mùa đông => Chỉ thời gian. - Các trạng ngữ 1, 2, 4, 6, bổ sung ý nghĩa về thời gian giúp cho nd miêu tả của câu chính xác hơn. - Các trạng ngữ 1, 2, 3, 4, 5, có tác dụng tạo liên kết câu
  11. II. CÔNG DỤNG CỦA TRẠNG NGỮ: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, đoạn với nhau, góp phần làm cho bài văn, đoạn văn được mạch lạc.
  12. III. Luyện tập • a. Trong bốn câu đã cho, câu 2 là câu có cụm từ “ Mùa xuân” làm trạng ngữ. Các câu còn lại lần lượt làm: • (1) Chủ ngữ và vị ngữ. • (3) Phụ ngữ trong cụm động từ. • (4) Câu đặc biệt.
  13. III. Luyện tập b. Thành phần trạng ngữ: (1) – Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. - khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi. - trong cái vỏ xanh kia. - dưới ánh trăng. (2) với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây.
  14. III. Luyện tập c. Trạng ngữ là: (1) Ở loại bài thứ nhất, ở loại bài thứ hai (2) Đã bao lần, lần đầu tiên chập chững bước đi, lần đầu tiên tập bơi, lầm đầu tiên chơi bóng bàn, lúc còn học phổ thông. => Tác dụng: bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho bài văn trở lên rõ ràng hơn.
  15. Bài tập vận dụng Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có dùng trạng ngữ để mở rông câu.
  16. Tìm tòi, mở rộng: -Học thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập SGK/ 42-43 để nắm được công dụng của trạng ngữ và biết vận dụng trạng ngữ để diễn đạt trong khi nói và viết. - Tìm một số đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng trạng ngữ. -Soạn trước bài: Câu đặc biệt.
  17. CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT