Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 14: Chương trình địa phương

pptx 22 trang minh70 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 14: Chương trình địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_14_chuong_trinh_dia_phuong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 14: Chương trình địa phương

  1. Chào mừng thầy cô,bạn bè theo dõi buổi thuyết trình ! Văn học Thành viên :Khánh,Huân,T.Hiếu,Sơn.
  2. Danh lam thắng cảnh  Thờ Khổng Tử ? Cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ ? Ở phường Lam Sơn? Giáo dục? Tỉnh Hưng Yên? Đây là danh lam thắng cảnh nào?
  3. Văn miếu Xích Đằng 
  4. Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần ể ố ế th di tích Ph Hi n.
  5. Vị trí,công nhận,  Thuộc địa phận thôn Xích Đằng,phường Lam Sơn,TP.Hưng Yên,tỉnh Hưng Yên.  Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh. Hệ thống quần thể di tích Văn miếu Xích Đằng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử năm 1992.
  6. Người thờ,vai trò  Văn miếu thờ Khổng Tử người sáng lập đạo Nho. Thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An - nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần. Văn Miếu là nơi tổ chức các cuộc thi Hương và sát hạch thí sinh đi dự kì thi Hương. Vào mỗi dịp xuân thu nhị kỳ, nơi đây còn tổ chức tế lễ. Chủ tế là các quan đầu tỉnh cùng chức sắc, nho sinh. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi bình văn, thơ của nho sĩ yêu nước.
  7. Lịch sử   Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.  Xây dựng từ cuối thời Lê - thế kỷ 17 (khoảng năm 1701) và được trùng tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ 20 (Kỉ Hợi - 1839)  Trên nền của ngôi chùa cổ Nguyệt Đường, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.  Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên.
  8. Kiến trúc mặt tiền   Mặt tiền Văn miếu quay hướng Nam, nghi môn được xây dựng đồ sộ, bề thế, mang dáng dấp cổng Văn miếu Hà Nội.  Hệ thống mái của các tòa được làm liên hoàn kiểu "Trùng thiềm điệp ốc".  Tam quan Văn miếu xây dựng theo kiến trúc "chồng diêm hai tầng tám mái”. Đây là công trình kiến trúc đặc sắc vẫn giữ nguyên vẹn từ khi xây dựng và còn được lấy làm biểu tượng tỉnh Hưng Yên.
  9. Khuôn viên  Khuôn viên Văn miếu rộng 6.000 m2, bao gồm các công trình kiến trúc tam quan, lầu chuông, lầu khánh, hai dải vũ, khu chính và khu tháp thờ. Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có lầu chuông và lầu khánh cùng 2 dãy tả vu, hữu vu.  Hai dãy này hiện nay được dùng để trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục của tỉnh Hưng Yên.
  10. Hiện vật   Hiện vật còn lại của Văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (phủ Tiên Hưng trước kia thuộc Hưng Yên, nay thuộc Thái Bình).  Các huyện có người đỗ đạt cao như Văn Giang, Ân Thi, Yên Mỹ, văn Lâm, Kim Động, trong có một số dòng họ khoa bảng tiêu biểu như họ Dương ở Lạc Đạo, Văn Lâm có 9 vị, họ Hoàng ở Thổ Hoàng, Ân Thi có 10 vị, họ Lê ở Liêu Xá, Yên Mỹ có 6 vị.  Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ, đời Trần, Trạng nguyên Nguyễn Kỳ người xã Bình Dân, huyện Khoái Châu, triều Mạc. Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.
  11. Lễ hội   Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10/2 và ngày 10/8 âm lịch hàng năm.  Cứ vào các ngày trọng hội, các vị nho học và quan đầu tỉnh phải đến Văn miếu tế lễ để thể hiện nề nếp nho phong, tôn sư trọng đạo, làm gương cho con cháu, cầu mong sự nghiệp giáo dục ngày càng tiến bộ.  Ngày nay, vào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổ chức sinh hoạt văn hóa, đó là tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa.  Đặc biệt vào 2 ngày mùng 4-5 tết âm lịch, tại văn miếu Xích Đằng còn diễn ra ngày hội xin chữ. Tại đây, các ông đồ viết chữ thư pháp hán theo yêu cầu (tương tự ngày xin chữ ở văn miếu Quốc Tử Giám-Hà Nội).
  12. Giá trị  Ngày nay, Văn miếu Xích Đằng trở thành trung tâm giáo dục thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo”. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các ngày mồng 4 và mồng 5 tháng giêng nơi đây lại diễn ra các hoạt động văn hóa như: tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, cho chữ thánh hiền . Văn miếu Xích Đằng là biểu tượng cho tinh thần hiếu học của tỉnh Hưng Yên, là một trong những điểm văn hóa du lịch tâm linh thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách khi đến với Phố Hiến – Hưng Yên.
  13. Cảm ơn mọi người đá lắng nghe !  Hẹn gặp lại !