Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 22: Văn bản: Chiếu dời đô

pptx 11 trang minh70 3400
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 22: Văn bản: Chiếu dời đô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_8_bai_22_van_ban_chieu_doi_do.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn 8 - Bài 22: Văn bản: Chiếu dời đô

  1. Tiết 101 – Bài 22 Văn bản: CHIẾU DỜI ĐÔ (Thiên đô chiếu) - Lý Công Uẩn - I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG - Ông là người thông minh, 1. Tác giả nhân ái, có chí lớn và lập được - Lý Công Uẩn ( 974- 1028) nhiều chiến công. - Là vị vua đầu sáng lập vương triều Lý. - Ông là người châu Cố Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
  2. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác Năm Canh Tuất Thuận Thiên thứ nhất (năm 1010), Lí Công Hoàn cảnh uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định ra đời của dời đô từ Hoa Lư về Đại La. chiếu rời đô?
  3. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Bố cục: b. Thể loại – Phương thức – Bố cục 3 phần - Thể loại: Chiếu + P1: Từ đầuHoàn-> “Phồncảnh thịnh” Chiếu là thể văn do vua dùng để ban ( Phân tíchra đờinhữngcủa tiền đề, bố lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn cơ sở của việcchiếu dờirời đô) vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, + P2: “Thế màđô” ->? “dời đô” được công bố và đón nhận một cách ( Đánh giá về Hoa Lư và trang trọng Một bài chiếu thể hiện phê phán 2 triều Đinh- Lê) tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh + P3: “Huống gì” -> "Muôn hưởng đến vận mệnh của cả một đời” triều đại, đất nước. (Những lí do để chọn Đại - Phương thức: Nghị luận La là kinh đô mới)
  4. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT 1. Lí do vì sao phải dời đô Việc dời đô của a. Dẫn ra việc dời đô của các vua MởViệc đầu dời văn đô các vua nhà bên Trung Quốc( đoạn mở đầu). bảnnhư tácvậy giả mang đã Thương, nhà đềlại cậpkết quảđến nhưvấn Chu nhằm mục - Nhà Thương: 5 lần dời đô đềthế gì? nào? - Nhà Chu: 3 lần dời đô đích gì? - Mục đích: Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời, vì vận nước lâu dài. Việc dời đô vừa tuân mệnh trời, vừa thuận theo ý dân Kết quả: làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
  5. b. Thực tế lịch sử nước ta (đoạn 2) - Việc không dời đô là phạm sai lầm: không theo mệnh trời, Không Theo tác giả noi theo dấu cũ của Thương, Chu. việcHậu khôngquả củadời đôviệcở khôngnước tadờilà - Hậu quả: Triều đại không được phạmđô là gìsai? lầm lâu bền, số vận ngắn ngủi. nào? - Trăm họ hao tổn - Muôn vật không được thích nghi = > Việc đóng đô ở Hoa Lư của hai nhà Đinh -Lê là hạn chế, không còn phù hợp. Cần phải dời đô
  6. 2. Lí do chọn thành Đại La (Đoạn cuối) - Về vị thế địa lí: + Ở vào nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng nam bắc, đông tây. + Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi Thành Đại La + Có núi lại có sông có lợi thế gì? + Đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội. - Về vị thế chính trị văn hoá + Là đầu mối giao lưu: “ chốn hội tụ của bốn phương” + Là mảnh đất hưng thịnh: “ muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi” =>Đại La là trung tâm của đất nước, xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời
  7. 4. Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn - Nêu sử sách làm tiền đề cho lí lẽ. Vì sao Chiếu - Soi sáng tiền đề vào thực tế 2 dời đô có sức triều Đinh, Lê → chỉ ra thực tế thuyết phục? không còn phù hợp với phát triển đất nược → dời đô. - Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.
  8. 4. Ý nghĩa văn bản: Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát tiển của đất nước của Lí Công Uẩn.
  9. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? - Đoạn trích trên từ văn bản : “Chiếu dời đô” - Tác giả : Lí Công Uẩn. 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm? Văn bản viết vào năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. 3. Vì sao thành Đại La xứng đáng được chọn làm nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời ? Lí Công uẩn đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể và lý lẽ xác đáng để khẳng định thành Đại La rất xứng đáng được chọn làm kinh đô mới: - Về vị trí địa lí : ở vào nơi trung tâm trời đất - Về thế đất thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi : đều ca ngợi thế đất sang quý, đẹp đẽ. - Về địa hình : Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng - Về phong cảnh tự nhiên : muôn vật cũng được phong phú tốt tươi => Khẳng định rõ những ưu thế thuận lợi vượt trội, xứng đáng làm kinh đô mới.
  10. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”. Gợi ý: -HS có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (nghị luận, biểu cảm) miễn thể hiện được những cảm nhận về những điểm nổi bật về tác giả- nhà vua Lí Công Uẩn: + Là một người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. + Lí Công Uẩn đã lập nên một triều đại nhà Lí lẫy lừng và dưới sự trị vì của vua Lí Công Uẩn đã đưa đất nước ta phát triển lớn mạnh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt. + Một vị vua anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa rộng + Một người yêu nước thương dân, có tinh thần dân chủ
  11. - Hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị bài : Hịch tướng sĩ